Thứ tư, 05/02/2020, 11:41 AM

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tu hành và dấn thân

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đã đưa ra khái niệm “đạo Bụt dấn thân”, đồng thời cũng là một nhà sư mà cả cuộc đời tu hành không hề tách rời chốn hồng trần. Nhập thế, để đem Phật pháp giúp con người vơi bớt nổi khổ niềm đau, khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp trong tinh thần bác ái vô biên.

> Chân dung từ bi

Một cuộc đời dấn thân

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những lãnh tụ tôn giáo nổi bật trong thế kỉ 20-21. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia giới thiệu về Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gọi ông là “một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thực sự, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người tu hành và mọi vai trò ấy, cuối cùng cũng để phục vụ cho một mục tiêu duy nhất của cả cuộc đời: Đem tư tưởng cao đẹp của Đức Phật vào trong đời sống hàng ngày, giúp con người tìm ra con đường thoát khổ đau, sống hạnh phúc hơn.

Bài liên quan

Thiền sư sinh năm 1926 tại Thừa Thiên - Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo. Ông xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu. Thiền sư tốt nghiệp viện Phật học Bảo Quốc, tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 23 tuổi. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ Phật giáo Đại thừa và các phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Ông đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.

Tượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Vào thập niên 1960, ông thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội ở Sài Gòn, một tổ chức từ thiện xây dựng lại các làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá và giúp các gia đình bị trở thành vô gia cư trong chiến tranh Việt Nam. Ông cũng là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh, viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam.  

Bài liên quan

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết và giảng dạy về Phật giáo tại các Viện đại học danh tiếng thế giới. Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam. Vào năm 1967, King đề cử ông cho Giải Nobel Hòa bình. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người lập ra Dòng tu Tiếp hiện (“Tiếp” có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, “Hiện” có nghĩa thực hiện). Một trong những nữ tu của dòng Tiếp hiện là tu nữ Nhất Chi Mai, người đã tự thiêu để phản đối chiến tranh Việt Nam, để lại bài thơ “Hãy sống giùm tôi” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phổ thành bài hát nổi tiếng trong phong trào phản chiến thanh niên trước năm 1975. 

Ông du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền, đồng thời thiết lập các trung tâm thực hành, các thiền viện khắp trên thế giới. Ông đã viết hơn 100 cuốn sách, trong đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Những trung tâm thực hành, những bài thuyết giảng và những cuốn sách của Thiền sư đã giúp biết bao con người tìm thấy được phương thức bước ra khỏi nỗi khổ niềm đau, tìm ra cách thực hành để có được hạnh phúc trong giây phút hiện tại.

Tượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một quần thể tượng đồng vinh danh các nhà hoạt động vì hòa bình tại Oakland, Hoa Kỳ.

Tượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một quần thể tượng đồng vinh danh các nhà hoạt động vì hòa bình tại Oakland, Hoa Kỳ.

Điều vĩ đại trong con người nhỏ bé 

Giáo lý Phật giáo dựa trên tinh thần “tùy duyên hóa độ”. Nghĩa là ở mỗi một hoàn cảnh, một con người sẽ có cách khác nhau để thực hành giáo pháp, để dẫn dắt người ta đến chính đạo. Mỗi một nhà sư, tùy vào quan điểm, trường phái và nhận thức về lời dạy của Đức Phật để tìm cho mình một con đường hóa độ chúng sanh.

Bài liên quan

Với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, ông chọn con đường nhập thế, đi gần với chúng sanh, lắng nghe nỗi khổ niềm đau của họ và hướng dẫn con người tìm cách hóa giải những nỗi khổ niềm đau ấy. Quan điểm tu hành này được thế hiện nhất quán trong các giai đoạn tu hành của Thích Nhất Hạnh, trong hoạt động của mỗi một Học viện, Thiền viện hay mỗi một cuốn sách mà ông viết ra. 

Là một con người đấu tranh vì hòa bình nhân loại, ông chưa bao giờ ngơi nghỉ, dù là trong chiến tranh hay trong thời bình. Trước năm 1975, Thiền sư hoạt động mạnh mẽ, đấu tranh trong ôn hòa nhằm phản đối chiến tranh Việt Nam. Tiếp đó, ông vẫn đi khắp nơi trên thế giới thuyết giảng về hòa bình. 

Với Thiền sư: “Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền”.

Với Thiền sư: “Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền”.

Ông tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau, thuyết giảng kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến và tìm kiếm giải pháp ôn hòa cho các mâu thuẫn. Năm 2005, ông tổ chức buổi diễu hành vì hòa bình ở Los Angeles với sự tham gia của hàng nghìn người, theo Christian Science Monitor.

Bài liên quan

Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam với tên gọi “Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan”, cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho những người từng chịu hậu quả của chiến tranh.

Tại các khóa tu cũng như trong các Thiền viện mà Thiền sư lập ra, ông đem đến nhiều phương pháp rất thực tế nhằm giúp người ta buông bỏ những phiền não, căng thẳng, mệt mỏi hay buồn đau, học cách kết nối với thiên nhiên, với con người và cảm nhận niềm an lạc trong từng bước đi, trong mỗi sát na của đời sống.

Ví như chuyện người ta rửa chén. Nếu coi sự rửa chén và một điều buộc phải làm thì rất khổ sở, miễn cưỡng, chỉ muốn nhanh cho xong.

Ví như chuyện người ta rửa chén. Nếu coi sự rửa chén và một điều buộc phải làm thì rất khổ sở, miễn cưỡng, chỉ muốn nhanh cho xong.

Với Thiền sư: “Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền”.

Bài liên quan

Và trong mỗi quyển sách của Thích Nhất Hạnh, người ta có thể tìm được những bài học rất thực tế để sống hạnh phúc hơn. Sách của Thích Nhất Hạnh không chỉ thiên về giảng giải giáp pháp Đức Phật mà rất chú trọng các phương pháp thực hành trong đời sống.

Ở quyển Giận - một quyển sách nổi tiếng và bán chạy, người đọc sẽ học được cách “biến rác thành hoa”, chuyển hóa cơn giận, biến năng lượng tiêu cực thành tích cực và nuôi dưỡng tâm hồn bằng sự độ lượng, từ ái. Quyển “Tìm bình yên trong gia đình” là tập hợp những câu hỏi vấn đáp của phật tử, mọi người ở khắp nơi gửi về cho Thiền sư để giải đáp những vấn đề xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình, giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái và cả cách vượt qua nỗi đau khi mất đi người thân…

Với “Nói với tuổi hai mươi”, những lời tự sự chân tình mà sâu sắc của Thiền sư khiến những người trẻ tìm thấy được chính mình, khơi gợi những lý tưởng cao đẹp, tình yêu đất nước và tình yêu cuộc sống…

Thiền sư dạy người ta học cách thở. Thở, tưởng như một việc quá đỗi tầm thường, nhưng ẩn chứa biết bao điều người ta chưa biết: Thở thế nào cho sâu, thở trong sự ý thức rằng mình đang thở từng nhịp. Cũng như việc bước chân đi.

Thiền sư dạy người ta học cách thở. Thở, tưởng như một việc quá đỗi tầm thường, nhưng ẩn chứa biết bao điều người ta chưa biết: Thở thế nào cho sâu, thở trong sự ý thức rằng mình đang thở từng nhịp. Cũng như việc bước chân đi.

Hạnh phúc trong từng phút giây sống

Bài liên quan

Trong quyển sách “An lạc trong từng bước chân”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra những bài thực tập an lạc đầy hữu hiệu. Hóa ra, sự yên ổn tâm hồn, niềm hạnh phúc không ở đâu xa xôi. Hạnh phúc không phải là những thứ mong cầu và cần đạt được, không lớn lao như danh vọng, tiền tài hay nhiều yếu tố ngoại thân khác. Hạt giống của hạnh phúc, an lạc có sẵn trong mỗi chúng ta, chỉ là ta không biết mà thôi. Và Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chỉ ra cách thức để nhận diện và vun trồng những hạt giống ấy.

Ví như chuyện người ta rửa chén. Nếu coi sự rửa chén và một điều buộc phải làm thì rất khổ sở, miễn cưỡng, chỉ muốn nhanh cho xong. Nhưng Thiền sư chỉ ra rằng, nếu ta trân trọng việc rửa chén, coi việc rửa chén là một phần của những khoảnh khắc ta đang “sống”, rửa từng chiếc chén với sự cẩn trọng, đặt toàn bộ tâm mình vào công việc ấy thì rửa chén cũng là một thực tập hạnh phúc và bình an. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã luôn bước những bước chân an lạc, vững chãi. Tinh thần an lạc, dũng mãnh và bác ái ấy đã được Thiền sư lan tỏa khắp cõi người.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã luôn bước những bước chân an lạc, vững chãi. Tinh thần an lạc, dũng mãnh và bác ái ấy đã được Thiền sư lan tỏa khắp cõi người.

Mở rộng ra, trong đời sống bình thường, chỉ cần trân trọng mỗi giây, mỗi phút thì bất cứ điều thì cũng đều đem lại những trải nghiệm sâu sắc và hay ho. Vì như ta ngắm cảnh thì thấy rõ cảnh vật và cảm nhận bằng trái tim. Ta uống trà biết lá trà thơm hay không, trà nóng hay nguội, ta ăn một miếng ăn chậm rãi để thưởng thức món ăn ngon dở, cũng là cách tri ân những người làm ra hạt gạo, biết ơn đến cuộc sống này.

Bài liên quan

Thiền sư dạy người ta học cách thở. Thở, tưởng như một việc quá đỗi tầm thường, nhưng ẩn chứa biết bao điều người ta chưa biết: Thở thế nào cho sâu, thở trong sự ý thức rằng mình đang thở từng nhịp. Cũng như việc bước chân đi.

Chúng ta chỉ thực sự “đi” khi ý thức rằng mình đang đi. Biết rằng những bước chân đang nhanh hay chậm, chạm đất hay chới với. Ý thức được mỗi một sát na mình đang sống, đó là chánh niệm. Đó là “thực tại nhiệm màu” mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường nói đến trong những bài giảng về thực tập hạnh phúc.

Con đường nhập thế của một người tu hành bao giờ cũng đầy thử thách, chông gai. Suốt cuộc đời mình, dù trên bàn chông, đá sỏi hay gai nhọn, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã luôn bước những bước chân an lạc, vững chãi. Tinh thần an lạc, dũng mãnh và bác ái ấy đã được Thiền sư lan tỏa khắp cõi người. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm