Thiền sư Thích Nhất Hạnh và những bài học sâu sắc giúp cuộc sống hạnh phúc
“Thức dậy miệng mỉm cười. Hăm bốn giờ tinh khôi/ Xin nguyện sống trọn vẹn, mắt thương nhìn cuộc đời”. Sau nhiều năm tu tập, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đúc rút được những bài học sâu sắc để giúp cuộc sống hạnh phúc hơn.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chia sẻ chia sẻ rằng: “Hạnh phúc là an lạc, không có an thì không có lạc, an trong thân và trong tâm. Nếu con người chứa chất quá nhiều sự căng thẳng, stress, thân không an thì tâm làm sao an được? Trong khi đó tâm có những cảm giác, cảm xúc như giận hờn, tuyệt vọng, bạo động, nếu không có phương pháp cụ thể thì làm sao nhận diện và chuyển hóa được những bất an của tâm?”.
Sau nhiều năm tu tập, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đúc rút được những bài học sâu sắc dưới đây. Quý Phật tử cùng đọc để cảm nhận và rút ra cho mình những bài học để tìm được sự an bình, hạnh phúc và trân trọng cũng như thấu hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc đời.
Thứ nhất: Đừng đổ lỗi, hãy học cách thấu hiểu
Bước đầu tiên để chúng ta tạo ra niềm vui và hạnh phúc chính là học cách buông bỏ. Mỗi cá thể trong chúng ta đều bị ràng buộc bởi quá nhiều thứ mà không nhận ra rằng, sự buông bỏ thực sự cần thiết cho cuộc sống, cho sự sống còn và hạnh phúc của mỗi người.
Đến với những vấn đề đơn giản như bạn trồng cây, nhưng cái cây không thể tươi tốt. Bạn có thể tìm ra các lý do cho điều đó như: Quá ít phân bón, thiếu nước tưới hay thiếu ánh sáng... nhưng bạn sẽ không bao giờ đổ lỗi cho cho cái cây.
Tuy nhiên, khi nảy sinh vấn đề với gia đình, bạn bè hay người thân, đôi khi ta thường có xu hướng đổ lỗi. Hãy nhìn nhận tích cực rằng, đổ lỗi cho người khác không bao giờ đem lại tác động tốt đẹp, dù cho bản thân bạn có lập luận hay đến mức nào đi chăng nữa.
Nếu biết cách chăm sóc các mối quan hệ như chăm sóc cây nhỏ, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Thấu hiểu cũng chính là tên gọi khác của sự yêu thương. Nếu mỗi chúng ta không thể thấu hiểu và cảm thông cho người khác thì cũng sẽ chẳng thể nào yêu thương được chính mình.
Thứ hai: Tất cả cảm xúc, trải nghiệm đều xứng đáng được hoan nghênh
Trong mỗi chúng ta có hai nhu cầu sâu sắc, đó là nhu cầu hiểu biết và thương yêu. Các cảm xúc từ yêu thương đến cáu giận đều xứng đáng được hoan nghênh, công nhận và đối xử bình đẳng, bởi chúng đều thể hiện chính bản thân ta.
Mọi thứ đều bình đẳng và xứng đáng nhận được sự chú ý như nhau. Trong chánh niệm, từ bi, cáu giận, việc trồng một cái cây hay rửa những chiếc chén đều bình đẳng như nhau và rất thiêng liêng.
Thứ ba: Quá khứ cho bạn nhiều bài học, nhưng hiện tại mới là nơi bạn đang sống
Sống ở đây, bây giờ không có nghĩa là bạn không bao giờ nhớ lại quá khứ hay không có trách nhiệm với tương lai. Tuệ giác của đạo Phật là mình có thể sống an lạc và hạnh phúc trong giây phút hiện tại (hiện pháp lạc trú: Living happily in the present moment).
Chẳng hạn, khi đi từ đây ra bãi đậu xe, mục đích là lấy xe để đi, nhưng không ai cấm mình đi từ đây ra bãi đậu xe bằng những bước chân thảnh thơi, an lạc hạnh phúc, chứ không phải chỉ khi lái xe mới an lạc hạnh phúc. Nếu đi từ đây ra xe mà không an lạc hạnh phúc thì nắm vô lăng cũng không thể an lạc hạnh phúc được.
Nếu các thầy và sư cô đem ra giảng dạy, luyện tập cho người ta sống trong giây phút hiện tại, thì sự hối hả, đi tìm hạnh phúc trong tương lai kia sẽ giảm bớt. Vì biết tìm hạnh phúc trong hiện tại thì không cần bươn chải để đến tương lai.
Hiện tại rất đẹp, quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới. Mình chỉ có giây phút thực sự sống là hiện tại, nếu sống sâu sắc mình có thể tiếp nhận trời xanh, mây trắng, chim hót, thông reo, hoa nở… những nhiệm màu của sự sống.
Hiện pháp lạc trú là một nghệ thuật sống có hạnh phúc. Nếu hạnh phúc trong hiện tại thì chắc chắn tương lai sẽ hạnh phúc, còn nếu không có hạnh phúc trong hiện tại thì tương lai cũng không thể có hạnh phúc.
Ý tưởng đơn giản của chánh niệm là không cho phép bản thân lạc lối trong sự nuối tiếc quá khứ hay quá lo lắng về tương lai. Quá khứ có thể cho bạn nhiều kinh nghiệm nhưng cuộc sống của bạn là giây phút hiện tại.
Thứ tư: Nền tảng của tình yêu đích thực là sự hiểu biết về người khác
Làm thế nào để tôi thành công và anh cũng thành công, thì hạnh phúc của ta sẽ lớn hơn, vì không ai đau khổ vì sự thành công của chúng ta hết. Hạnh phúc của chúng ta đâu phải chỉ là quyền lực, danh vọng, tiền bạc. Hạnh phúc là khi chúng ta có tình thương và sự hiểu biết.
Như vậy, chúng ta thực sự phải hiểu đối tượng mà chúng ta yêu. Nếu tình yêu chỉ là ý muốn sở hữu, đó không phải là tình yêu. Nếu chỉ nghĩ về bản thân và chỉ biết đến nhu cầu riêng, bỏ qua mong muốn của đối phương thì chúng ta mãi mãi không thể yêu thật lòng.
Chúng ta phải có cái nhìn sâu sắc để thấy và hiểu được ý muốn, sự đau khổ, hạnh phúc của người mà ta yêu thương. Đó là nền tảng của tình yêu đích thực. Khi đã thấu hiểu đối phương, bạn không thể không yêu thương người đó.
Thứ năm: Bạn đẹp nhất khi được là chính mình
Chỉ khi là chính mình, bạn mới thực sự đẹp nhất. Vẻ đẹp đó không cần sự công nhận của người khác, chỉ cần bạn công nhận chính mình.
Hiểu đơn giản rằng, nếu được sinh ra là một bông sen, hãy là đóa sen tuyệt đẹp, chứ đừng cố gắng trở thành một bông mộc lan. Nếu bạn khao khát sự chấp nhận và cố gắng thay đổi để phù hợp với ý muốn của người khác, bạn sẽ phải chịu đựng đau khổ suốt cuộc đời.
Thứ sáu: Đừng sợ hãi hay đánh mất nhận thức về sự đau khổ
Đừng tránh tiếp xúc với sự đau khổ và cũng đừng đánh mất nhận thực về sự tồn tại của khổ đau trong cuộc đời. Mỗi khi đến bên cạnh những số phận bất hạnh, bằng mọi cách bạn có thể sẽ giúp thức tỉnh bản thân mình và nhiều người khác về sự khổ đau trên thế giới này. Chỉ khi nhận thức và thấu hiểu được sự đau khổ đến tận cùng, chính chúng ta mới có thể giúp đỡ được những người bất hạnh.
Thứ bảy: Lo lắng quá nhiều về tương lai có thể sẽ khiến bạn bỏ lỡ hạnh phúc hiện tại
Hiện pháp Lạc trú tức là sống sâu sắc đời sống của mình trong mỗi phút giây. Nguyên tắc là đừng đánh mất mình trong sự tiếc thương hay hối hận về quá khứ, chứ không phải là không được học hỏi từ quá khứ.
Mình có thể an trú trong hiện tại và coi quá khứ là đối tượng của sự nghiên cứu của mình. Trong khi mình thiết lập thân tâm trong hiện tại, mình đem quá khứ về hiện tại để học tập thì mình sẽ học hỏi được nhiều từ quá khứ.
Đối với tương lai cũng vậy, đừng đánh mất mình trong sự lo lắng và sợ hãi về tương lai. Còn mình có quyền thiết kế tương lai của mình chứ. Mình an trú trong hiện tại và mình đem tương lai về hiện tại để nghiên cứu và hoạch định.
Nói cách khác, sống sâu sắc trong hiện tại thì đồng thời mình cũng tiếp xúc được quá khứ, còn tương lai cũng nằm trong hiện tại. Mình cần biết xử lý hiện tại với tất cả khả năng của mình, thì có nghĩa là mình đang làm tất cả những gì mình có thể làm cho tương lai rồi.
Lo lắng và sợ hãi tương lai chỉ làm hư tương lai của mình, còn tiếc nuối và mặc cảm về quá khứ sẽ biến quá khứ thành nhà tù và mình không có khả năng sống trong hiện tại nữa. Lo lắng vì những điều chưa tới khiến chúng ta bỏ lỡ hiện tại và dường như không bao giờ cảm thấy hạnh phúc thực sự.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm