Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/02/2019, 19:00 PM

Trầm cảm dưới góc nhìn Phật giáo, ngồi Thiền chữa trầm cảm theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Nghiệp lực cũng có dự phần vào chứng trầm cảm của chúng ta. Có nghĩa là sở dĩ ngày nay chúng ta bị trầm cảm là do những nghiệp nhân không tốt trong quá khứ hay là trong đời hiện tại mà chúng ta đã tạo nên. Tuy nhiên, nghiệp cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu mà thôi.

Quan niệm của đạo Phật về bệnh trầm cảm

Theo đạo Phật, nguyên nhân của bệnh trầm cảm xuất phát từ trong nội tâm của chúng ta. Chính tâm của ta là nguyên nhân chính của bệnh trầm cảm mà chúng ta mắc phải. Chính lối tư duy không đúng đắn của chúng ta đã khiến cho chúng ta rơi vào trạng thái trầm cảm. Nói như vậy không có nghĩa là đạo Phật phủ nhận hoàn toàn các yếu tố sinh vật lý và các yếu tố xã hội. Những yếu tố này cũng góp phần tạo nên sự trầm cảm. Nhưng chúng chỉ là những tác nhân phụ. Cách chúng ta tiếp xúc, phân tích và diễn dịch những tác nhân ấy mới là quan trọng, mới là yếu tố chính dẫn đến trạng thái trầm cảm của chúng ta.

Nghiệp lực cũng có dự phần vào chứng trầm cảm của chúng ta.

Nghiệp lực cũng có dự phần vào chứng trầm cảm của chúng ta.

Nghiệp lực cũng có dự phần vào chứng trầm cảm của chúng ta. Có nghĩa là sở dĩ ngày nay chúng ta bị trầm cảm là do những nghiệp nhân không tốt trong quá khứ hay là trong đời hiện tại mà chúng ta đã tạo nên. Tuy nhiên, nghiệp cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu mà thôi. Nghiệp lực chỉ có thể tạo điều kiện để cho các tác nhân của sự trầm cảm hội tụ và hướng sự tác động vào bản thân ta, chẳng hạn như gặp rủi ro trong cuộc sống, bị người khác đối xử bất công, gặp những bệnh tật hiểm nghèo,... Còn chúng ta có bị trầm cảm do những tác nhân ấy gây ra hay không là còn tùy thuộc vào lối tư duy, phản ứng của chúng ta nữa. Điều này cho chúng ta thấy rằng chúng ta có khả năng làm chủ bản thân và có thể chuyển hóa phần nào nghiệp quả của mình.

"Phật giáo dạy chúng ta đừng cố gắng chạy trốn khỏi khổ đau mà phải đối mặt với nó."

Bài liên quan

Hơi thở chính là cây cầu kết nối sự sống và ý thức của con người. Khi gặp những chuyện buồn trong cuộc sống, hãy hít một hơi thật sâu, thở ra và cho qua mọi thứ. Để hạnh phúc trọn vẹn, nên học cách buông bỏ những lo lắng và phiền muộn”, đó chính là lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. 

"Phật giáo dạy chúng ta đừng cố gắng chạy trốn khỏi khổ đau mà phải đối mặt với nó. Bạn phải nhìn sâu vào bản chất của đau khổ để nhận ra nguyên nhân của nó, điều gì tạo ra những đau khổ đó. Lắng nghe và hiểu được những đau khổ bên trong sẽ giải quyết được mọi vấn đề chúng ta gặp phải. Và thiền tịnh có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề lo lắng, giận dữ, sợ hãi và trầm cảm. Đó là cách chữa bệnh tự nhiên”.

Ngồi Thiền sẽ có khả năng chữa bệnh trầm cảm

Trong quá trình tu tập và giảng cho các thiền sinh của mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng chỉ dẫn về nghệ thuật ngồi thiền tịnh tâm giúp con người vượt qua mọi khó khăn, buồn phiền trong cuộc sống:

Khi gặp những chuyện buồn trong cuộc sống, hãy hít một hơi thật sâu, thở ra và cho qua mọi thứ. Để hạnh phúc trọn vẹn, nên học cách buông bỏ những lo lắng và phiền muộn”, đó chính là lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Khi gặp những chuyện buồn trong cuộc sống, hãy hít một hơi thật sâu, thở ra và cho qua mọi thứ. Để hạnh phúc trọn vẹn, nên học cách buông bỏ những lo lắng và phiền muộn”, đó chính là lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

- Đặt một tấm nệm chỉ sử dụng để ngồi vào căn phòng riêng hoặc một góc phòng có đủ không gian yên tĩnh và ánh sáng khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nên tìm một tấm đệm phù hợp với cơ thể giúp bạn ngồi trong khoảng thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi.

 - Âm thanh của tiếng chuông là cách tuyệt vời để bắt đầu buổi thiền tịnh tâm. Nếu không có chuông, bạn có thể tải bản ghi âm tiếng chuông vào điện thoại hoặc máy tính để sử dụng khi cần.

  - Người ngồi thiền cần ngồi đúng tư thế, giữ cột sống thẳng và thả lỏng toàn thân để các cơ được thư giãn hoàn toàn. Thư giãn cơ mặt bằng một nụ cười nhẹ, tự nhiên. Nụ cười là giải pháp tốt nhất để thư giãn tất cả các cơ mặt và tâm hồn.

  - Chú ý đến hơi thở của bạn khi hít vào và thở ra thật sâu, đều. Bên cạnh đó, khi bạn chú ý đến hơi thở, cơ thể và tâm trí sẽ kết nối với nhau. Mỗi hơi thở có thể đem lại niềm vui, sự bình tĩnh và thư giãn. Đây cũng là lý do vì sao ngồi thiền tịnh tâm lại giúp trấn an tâm trí con người.

  - Khi bạn hít thở hãy suy nghĩ đến những điều tích cực. Đừng bận tâm về việc dáng ngồi của bạn trông như thế nào. Hãy ngồi theo cách bản thân cảm thấy thoải mái nhất.

  - Cho dù ở trong nhà hoặc ngoài trời, một nơi yên tĩnh luôn là địa điểm tuyệt vời để tĩnh tâm. Tuy nhiên, thực hành tránh niệm là bạn có thể ngồi tại bất cứ đâu bạn muốn. Có thể là khi ngồi trên xe buýt, xe lửa, nơi làm việc... chỉ cần tập trung tĩnh tâm, duy trì hơi thở nuôi dưỡng và phục hồi bản thân.

- Nên ngồi thiền thường xuyên để hình thành thói quen coi đó là một món ăn tinh thần. Đừng tự tước đoạt sự thư giãn của bản thân và tâm hồn.

Chúng ta có thể thực tập thiền quán mỗi ngày, và ngay cả những lúc chúng ta bị rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm uất nặng, chúng ta cũng có thể thực tập thiền, có thể theo dõi hơi thở, hay quán chiếu những dòng tâm thức đang sinh khởi, vận hành trong tâm thức của chúng ta, hoặc chú tâm vào một danh hiệu Phật, một câu thần chú,... Sự thực tập này sẽ giúp cho tâm của chúng ta được lắng dịu lại, được nhẹ nhàng hơn.

Chúng ta có thể thực tập thiền quán mỗi ngày, và ngay cả những lúc chúng ta bị rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm uất nặng, chúng ta cũng có thể thực tập thiền, có thể theo dõi hơi thở, hay quán chiếu những dòng tâm thức đang sinh khởi, vận hành trong tâm thức của chúng ta, hoặc chú tâm vào một danh hiệu Phật, một câu thần chú

Chúng ta có thể thực tập thiền quán mỗi ngày, và ngay cả những lúc chúng ta bị rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm uất nặng, chúng ta cũng có thể thực tập thiền, có thể theo dõi hơi thở, hay quán chiếu những dòng tâm thức đang sinh khởi, vận hành trong tâm thức của chúng ta, hoặc chú tâm vào một danh hiệu Phật, một câu thần chú

Bài liên quan

Như vậy, chúng ta có thể vận dụng giáo lý đạo Phật để điều trị bệnh trầm cảm với chức năng như là một liệu pháp tâm lý để giúp cho người bệnh giải tỏa sự trầm cảm một cách hiệu quả và ngăn ngừa không để cho sự trầm cảm tái phát. Liệu pháp tâm lý này có thể chữa trị trên cả hai phương diện là tâm lý và sinh lý. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta phủ nhận hoàn toàn vai trò của các dược phẩm trong điều trị sự trầm cảm.

Đối với những trường hợp bị trầm cảm nặng, gây rối loạn cả tâm và sinh lý của người bệnh thì chúng ta cũng nên sử dụng các dược phẩm đặc trị để giảm sự căng thẳng, giảm mức độ trầm cảm trong nhất thời. Sau đó chúng ta mới dùng đến các liệu pháp tâm lý để chữa trị với tính cách lâu dài.

Giáo lý đạo Phật có nhiều tiềm năng lớn đối với việc chữa trị các chứng bệnh tâm lý, những rối loạn xúc cảm. Tất cả những tiềm năng ấy đang chờ đợi sự khám phá và vận dụng của các nhà tâm lý trị liệu, của những người học Phật. Tùy từng trường hợp, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta chọn lựa những biện pháp phù hợp, hướng dẫn lối tư duy, cách phản ứng đúng đắn để chữa trị và ngăn ngừa sự trầm cảm tái phát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhân duyên của giàu và nghèo

Kiến thức 10:16 15/04/2024

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì giữa loài người với nhau, chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn? Này Thanh niên, hãy nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói:

Tám đặc điểm hiếm có trong giáo pháp Như Lai

Kiến thức 20:26 14/04/2024

“Có tám pháp hiếm có khiến các Tỳ-kheo vui thích ở trong đó. Sao gọi là tám? Trong pháp của Ta đầy đủ giới luật, không có hành phóng dật. Đó gọi là pháp hiếm có thứ nhất, các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích ở trong đó, như biển cả kia rất sâu và rộng.

Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu

Kiến thức 10:15 14/04/2024

Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

Tương quan giữa cho và nhận

Kiến thức 08:50 14/04/2024

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

Xem thêm