Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 13/11/2022, 22:09 PM

Thiền tuệ là tự do, là sự giản đơn tột cùng

Thưa thầy, con vẫn còn đầy ắp tham sân si, nhưng cái thấy hiện tại khiến con rất tự do và hoan hỉ. Con kính trình thầy, mong thầy chỉ dạy thêm cho con. Con biết ơn thầy nhiều ạ!!!

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ thầy ạ!
Thưa thầy, con định không phiền thầy nhưng lại không đừng được ý muốn trình pháp thầy. Khi thấy ra "mảnh đất chân lý không có lối vào" mà thầy thường nhắc đến, cái thấy mới mẻ, tự do quá, con không biết diễn tả thế nào, chỉ biết rằng "mảnh đất chân lý" ấy là nơi chỉ có cái thực tại và ngưng bặt sự tìm kiếm.
Trước kia, lời Phật dạy "trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe" là kim chỉ nam để con hành theo. Giờ đây con đã thấy được lời Phật nói với ngài Angulimala "Ta đã dừng lại, chỉ có ngươi chưa dừng lại", thật tuyệt vời biết bao!!!
Thưa thầy, con đã hiểu hơn lời thầy dạy về thiền tuệ. Thầy thường nói phần lớn mọi người hành thiền định mà cứ ngỡ mình hành thiền tuệ. Quả thật là như vậy. Con thấy rằng không chỉ ngồi thiền mà quán về lòng biết ơn, về tình yêu, sự chết, hơi thở,... đều là thiền định. Thiền định quả là có tác dụng định tâm, lắng dịu tạm thời, chữa lành vết thương nhưng cũng chỉ là chữa triệu chứng chứ không tận gốc.
Thiền tuệ chính là thấy ra Tứ diệu đế, là phá tan mọi quan điểm, tư tưởng, chỉ trần trụi sự thật của khổ và nguyên nhân của khổ. Nếu thiền định vẫn còn tư tưởng thì thiền tuệ lại hoàn toàn vô vi, là tự do, là sự giản đơn tột cùng.

Ành minh họa

Ành minh họa

Trả lời:

Con thấy rất đúng. Bây giờ chỉ cần trọn vẹn rõ biết những gì con đang trải nghiệm là ổn.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:16 23/11/2024

Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024

Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.

Xem thêm