Thứ tư, 18/03/2020, 15:17 PM

Thiền viện có chùa Một Cột thu nhỏ ở miền Tây

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là ngôi chùa rộng nhất miền Tây. Kết cấu lợp ngói, khung cột gỗ lim, chánh điện rộng cùng nhà tổ, bảo tháp 9 tầng, hội trường, tu học cho khoảng 500 tăng sinh. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng, toạ lạc ở thành phố Cần Thơ.

Vẻ mộc mạc của ngôi chùa chốn rừng sâu, núi cao Chí Linh

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15 km. Đây là một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở khu vực Tây Nam Bộ. Công trình được xây dựng từ tháng 7/2013, trên diện tích khoảng 4 ha và hoàn thành sau một năm. Ảnh: Robin Westerbeeke.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15 km. Đây là một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở khu vực Tây Nam Bộ. Công trình được xây dựng từ tháng 7/2013, trên diện tích khoảng 4 ha và hoàn thành sau một năm. Ảnh: Robin Westerbeeke.

Từ cổng vào thiền viện, du khách có thể thấy chùa Một Cột nằm giữa ao nước nhỏ tựa chùa Một Cột ở Hà Nội.

Từ cổng vào thiền viện, du khách có thể thấy chùa Một Cột nằm giữa ao nước nhỏ tựa chùa Một Cột ở Hà Nội.

Công trình mô phỏng kiến trúc một cột từ đời nhà Lý. Ảnh: Robin Westerbeeke.

Công trình mô phỏng kiến trúc một cột từ đời nhà Lý. Ảnh: Robin Westerbeeke.

Chùa đặt trên một trụ bằng gỗ, phần đế bằng xi măng, cao chưa đến một mét so với mặt nước.

Chùa đặt trên một trụ bằng gỗ, phần đế bằng xi măng, cao chưa đến một mét so với mặt nước.

Chính điện (còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện) là nơi Phật tử chiêm bái. Công trình này được dựng từ 44 cột gỗ lim cỡ vòng tay ôm của người lớn. Tất cả cột trụ đều được đặt trên đá xám vân mây, chạm trổ hình hoa sen cách điệu.

Chính điện (còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện) là nơi Phật tử chiêm bái. Công trình này được dựng từ 44 cột gỗ lim cỡ vòng tay ôm của người lớn. Tất cả cột trụ đều được đặt trên đá xám vân mây, chạm trổ hình hoa sen cách điệu.

Phần chánh điện lợp ngói tám mái theo phong cách kiến trúc thời Trần, Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách thời Lý.

Phần chánh điện lợp ngói tám mái theo phong cách kiến trúc thời Trần, Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách thời Lý.

Chánh điện nằm giữa khuôn viên thiền viện, gồm 2 tầng 8 mái chạy dài. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện bằng đồng nặng 3,5 tấn. Bức tượng đúc Phật ngồi và tay cầm cành hoa (niêm hoa vi tiếu)

Chánh điện nằm giữa khuôn viên thiền viện, gồm 2 tầng 8 mái chạy dài. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện bằng đồng nặng 3,5 tấn. Bức tượng đúc Phật ngồi và tay cầm cành hoa (niêm hoa vi tiếu)

Dọc hai bên lối vào chính điện là tượng 18 vị La Hán chạm trổ công phu.

Dọc hai bên lối vào chính điện là tượng 18 vị La Hán chạm trổ công phu.

Phật tử và du khách có thể men theo lối ở bên hông chánh điện dẫn ra phía sau nhà Tổ. Dọc hai lối đi cũng là tượng của các vị La Hán kèm tranh ảnh giới thiệu các hoạt động của thiền viện.

Phật tử và du khách có thể men theo lối ở bên hông chánh điện dẫn ra phía sau nhà Tổ. Dọc hai lối đi cũng là tượng của các vị La Hán kèm tranh ảnh giới thiệu các hoạt động của thiền viện.

Lầu chuông, tháp trống được mô phỏng theo tháp chuông Chùa Keo ở Thái Bình. Vật liệu chính sử dụng để dựng chánh điện, nhà thờ Tổ, lầu chuông, tháp trống là gỗ lim nhập từ Nam Phi.

Lầu chuông, tháp trống được mô phỏng theo tháp chuông Chùa Keo ở Thái Bình. Vật liệu chính sử dụng để dựng chánh điện, nhà thờ Tổ, lầu chuông, tháp trống là gỗ lim nhập từ Nam Phi.

Không gian Nhà Tổ như những căn nhà xưa ở Nam bộ. Bên trong có hai bộ trường kỷ cổ.

Không gian Nhà Tổ như những căn nhà xưa ở Nam bộ. Bên trong có hai bộ trường kỷ cổ.

Sau khi lễ Phật và vãn cảnh chùa, du khách có thể đi ra khuôn viên bên ngoài, nơi có khu vườn xanh mát.

Sau khi lễ Phật và vãn cảnh chùa, du khách có thể đi ra khuôn viên bên ngoài, nơi có khu vườn xanh mát.

Trong khuôn viên thiền viện còn có rất nhiều hạng mục khác như cầu ra Thuỷ Tạ, Quan Âm điện (ảnh), khách đường, trai đường, giảng đường, thư viện hay phòng Đông Y Nam Dược.

Trong khuôn viên thiền viện còn có rất nhiều hạng mục khác như cầu ra Thuỷ Tạ, Quan Âm điện (ảnh), khách đường, trai đường, giảng đường, thư viện hay phòng Đông Y Nam Dược.

 Theo VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm