Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/05/2016, 11:36 AM

Thiết thực mừng Phật đản

Phật đản là ngày sinh của đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, nên mỗi chúng ta đều có Phật tánh, là Phật sẽ thành. Như vậy “mừng Phật đản” là mừng ngày sinh của Phật, cũng là dịp nhắc nhỡ mỗi chúng sinh hãy sống lại với Phật tánh đang sẵn có của mình, mừng Phật đản cũng là mừng Phật tánh của mỗi chúng sinh được hiển lộ.

Phật đản là ngày sinh của đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, nên mỗi chúng ta đều có Phật tánh, là Phật sẽ thành. Như vậy “Mừng Phật đản” là mừng ngày sinh của Phật, cũng là dịp nhắc nhỡ mỗi chúng sanh hãy sống lại với Phật tánh đang sẵn có của mình, mừng Phật đản cũng là mừng Phật tánh của mỗi chúng sanh được hiển lộ.
 
Tại sao Phật tánh của chúng ta bị lu mờ, cần phải hiển lộ? có phải chăng vì “bản ngã” để trở thành “chấp ngã và chấp pháp” nguồn gốc của “vô minh”, rồi “phân biệt”, “đối xử”, xem “mình” là rốn của vũ trụ, là trên hết, bắt mọi người phải tôn trọng, lệ thuộc vào ta, khiến cho căn bản phiền não (tham-sân-si, kiêu mạn, nghi và ác kiến) phát triển ngút ngàn, xem như áng mây mù dày đặc đang che phủ, nên Phật tánh không hiển lộ được.

Thấy rõ được nguyên nhân căn bản ấy, nên khi mới vừa sinh ra đời, đức Phật đã truyền đi một “thông điệp” quan trọng, thiết thực cho cuôc đời và những ai hướng đến con đường tu giải thoát, giác ngộ. Đó là câu: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” nghĩa là: “Trên trời dưới trời chỉ có “cái tôi” là duy nhất quan trọng”.

“Cái  ta”, “cái tôi” là năng lượng cũng là động lực giúp ta vững bước trên đường đời, khi ta biết vận dụng năng lượng và động lực ấy “sống vị tha” hy hiến phục vụ tốt cho cuộc đời được an lạc và giúp cho xã hội được hạnh phúc, vươn lên. Nhưng đôi khi “cái tôi” ấy cũng chính là “kẻ thù” của chính ta, khi “cái tôi” ấy chỉ biết “vị kỷ” sống theo “bản năng” lo sinh tồn và hưởng thụ thì “tham-sân-si” sẽ phát triển, khiến ta tạo nhiều tội lỗi, vì sẵn sàng trù dập, hảm hại người, để mình được sống, được an toàn, được mặc sức hưởng thụ dục lạc, hoặc thăng tiến trên con đường danh lợi, mặc cho ai có đau khổ, thiệt thòi, sống chết lất lây, nhiều người không đồng thuận, cũng không cần hay biết (no care).

Tạm hiểu ‘cái tôi’ là ‘tiểu ngã’, ‘vạn hữu vũ trụ, pháp giới chúng sanh’ là ‘đại ngã’ là ‘chân ngã’, cho nên ‘ta’ chỉ là một phần nhỏ xíu của vũ trụ mà thôi! Nếu ‘ta’ biết hài hòa, biết tu tập, thể nhập lại với vũ trụ, phục vụ cho chúng sinh được nhiều lợi ích, an vui, như chư Phật và các bậc Thánh hiền, thì sẽ được trường tồn phát triển hoặc tiếng thơm lưu danh muôn đời, bằng ngược lại đem “cái tôi” ấy bắt mọi người phải phục dịch, phải răm rắp tuân theo, phải làm nô lệ suốt đời, mặc sức “độc đoán” bóc lột, hưởng thụ trên sự khổ đau, khó chịu của người khác, tạo những điều “mất đức” không có được tâm từ bi hỷ xả, “vùi dập” không muốn ai hơn mình, sẽ bị đoa lạc vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, hiện tại phải nhiều khổ sở, bị cô đơn dằn vặt, mà như trong sách Thánh nhân cũng đã dạy: “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” là vậy!

Khi thành bậc đại Giác ngộ rồi, nhưng đức Phật vẫn còn lo sợ “cái tôi” phát triển, nên suốt 49 năm thuyết pháp độ sanh, Ngài hằng ngày vẫn phải dẫn đệ tử, toàn là bậc Thánh, đi “ăn xin” khắp các nẽo đường Ấn Độ, cũng không ngoài mục đích là tiêu diệt “cái tôi” và “hóa duyên”.

Do vậy mỗi chúng ta là một chúng sanh bình thường, hãy noi theo Phật, không cho “cái tôi” phát triển, thường lấy câu: “Phản quan tự kỷ bốn phận sự, bất tùng tha đắc” để làm kim chì nam cho việc tu hành và cùng nhắc nhau luôn nhớ  “vô ngã là Niết bàn, hữu ngã là địa ngục”.

Trong cuộc sống, nếu bậc làm cha làm mẹ không sáng suốt, thương con một cách mù quáng, “chỉ biết nuông chìu” theo sự “đua đòi vô lối” của con, sẽ khiến cho con mình “lớn bản ngã” sau nầy là một nỗi lo cho gia đình và là mối nguy cho xã hội. Trong nhà trường, một tập thể hay trong cơ quan, khi “cái tôi” được cổ súy và coi trọng, thì mọi rắc rối mất đoàn kết, xâu xé sẽ xảy ra. Khi làm trưởng một cơ quan, đoàn thể hay lãnh đạo quốc gia, mà “cái tôi” phát triển thì sẽ xảy ra cảnh trù dập, triệt hạ, bất bình đẳng, tạo oan trái, hận thù, khủng bố và chiến tranh, với biết bao nhiêu sự đau thương thống khổ.

Trong tu hành, nếu người tu không biết “quán chiếu nội tâm”, “triệt tiêu bản ngã” và “chuyển hóa nghiệp lực” của mình, thì với truyền thống “kính Phật trọng Tăng” của Á Châu, qua việc cung dưỡng, kính trọng của tín đồ, sẽ dễ làm người tu “lớn bản ngã”, tưởng mình là “thánh”, là “tài, giỏi”, ai cũng phải cung kính, để quên đi “tam đề, ngũ quán” và hạnh nguyện: “Khất sĩ, bố ác, phá ma”! Làm chùa ra, phải có tâm nguyện rộng lớn “tiếp tăng độ chúng” như trong kinh đã dạy: “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới” chứ không thể theo một thiểu số, để thỏa mãn “bản ngã”, “lập kỷ lục” với tâm “thị phi, phân biệt, so đo, tính toán, chọn lựa”, trong sự “tự tư tự lợi”, biến “của thập phương thường trụ” thành “của riêng mình” để tự ý định đoạt mọi việc, không còn “sống lục hòa” và “hành hạnh lắng nghe” nữa, thì chỉ là “biến tướng”, đọa lạc mà thôi! Đấy là sự nguy hiễm của “bản ngã” khi được ô bế, khai thác và cũng đang là “vấn nạn” cho Phật giáo!

Chúng ta phải thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cỏi, để vẫn cần cố gắng, cần phát huy hết khả năng của mình cho công việc, cho tu học, cống hiến và trả nợ đời, cũng như cho sự phát triển của nhân loại, đó là ta đang sống có ý nghĩa, tạo phước đức cho đời. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quên đi phần “tôi” trong con người mình, từ đó mới có thể hòa nhập với cộng đồng, với thiên nhiên. Sống với tinh thần vô ngã, với sự khiêm cung, để không còn thấy mình là quan trọng, để bao dung hơn và thanh thản hơn, như theo Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy: “Càng tu cao chừng nào, càng thấy mình không là gì cả, đấy mới chính thực là tu”. Không là gì cả nhưng sẽ là tất cả, vì có “chơn không” mới có “diệu hữu”.  

Hôm nay để mừng ngày Phật đản, mỗi chúng ta hãy “soi sáng lại chính mình”, để biết rõ được mình, thấy được sự cao quý, quan trọng, qua “thông điệp” đầu đời của đức Phật, để mà lo tu tập, không làm các điều ác, siêng làm các việc thiện, giữ tâm ý trong sạch, không hướng ngoại tìm cầu, đặc biệt hành theo mười hạnh Phổ Hiền, cụ thể phải có “tâm từ bi rộng lớn”, luôn khiêm cung, thường lạy Phật sám hối, biết sẻ chia, chứ đừng quá “phô trương hình thức” mà “quên đi phần chất lượng” chạy theo ngũ dục, và trù dập nhau, sẽ nhiều khổ lụy.

Thiết thực nhất trong “tuần lễ kính mừng Phật đản là tuần lễ tu tập miên mật” để có được “nội lực” hầu nuôi dưỡng “khai thị” cho nhau “ngộ, nhập Phật tri kiến”, như vậy, mới có thể giúp cho Tâm mỗi chúng ta được an bình, vì trong kinh Phật đã dạy: “tất cả đều do tâm tạo, tâm bình thế giới bình, tâm tịnh quốc độ tịnh” là vậy. Đó là chúng ta đang làm cho Phật tánh trong ta được hiển lộ, giúp xã hội được an lạc, thanh bình, hạnh phúc, đó cũng chính là chúng ta đang chân thành, trân trọng kính mừng Phật đản một cách thiết thực đầy ý nghĩa.  

Mừng Phật đản cùng hiển bày Phật tánh                                                                       
Sống sẻ chia lợi ích khắp nhân sinh                                                                                                    
Phải hy hiến quên cả bản thân mình                                                                                          
Truyền chánh Pháp giúp nhau đều giác ngộ.

An lạc thất, Adelaide, Nam Úc, những ngày tịnh dưỡng
Quý Xuân - Bính Thân (2016)

Thích Viên Thành
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm