Thơ về mẹ của Hòa thượng Thích Giác Toàn: "Mười năm con lớn"
Năm 1974, tập thơ Suối về Hoa nghiêm của thi sĩ trẻ đồng thời là tu sĩ, với bút danh Tha Phương Khách, được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, trong lời đề tựa cho tập thơ này đã nhận định: “Suối về Hoa nghiêm gồm những phân khúc ngắn, bài nào cũng đầy tình tự, tình tự ruột thịt, tình tự quê hương”.
Mẹ ơi! Năm tháng còn văng vẳng
Tiếng hát ầu ơ… của mẹ ru
Từ thuở xa xưa giờ thấm nặng
Trong hồn con trẻ, đẹp thiên thu
Mẹ,
Con sinh ra mùa đông
Mùa đông nhiều sương tuyết
Cuộc đời con thua thiệt
Con chấp nhận cúi đầu!
Đi vào từng bước chậm
Nghe từng lời mẹ ru
Uống từng dòng sữa nhũ
Thấm từng giọt thâm tình
Còn mẹ,
Mẹ sinh con đầu lòng
Đứa con trai sầu đông
Đứa con trai hồ mộng
Thụ thai, mẹ chết chồng!
Ôi! Tiếng đời chua chát:
“- Không chồng mà có con”
Ôi! Thị phi hành phạt:
“- Lấy chồng, chồng chết non!”
Làm sao giải nổi tâm tình nhỉ?
Cho khách hồng trần biết mối oan
Mẹ đã có chồng, chồng tử chiến
Hy sinh xương máu liệm bên đàng.
Sanh con một tháng rời nhà thương
Mẹ nguyện quy y dưới Phật đường
Công quả cho tiêu tan nghiệp chướng
“Linh Phong cổ tự” má hồng nương.
Tiếng chuông kinh kệ vơi phiền lụy
Quét tước vườn chùa phước huệ tăng
Mỗi sáng mỗi chiều hằng lễ Phật
Cầu cho con mẹ sớm thành nhân.
Mẫu tử thiêng liêng nghìn triệu năm
Kể làm sao hết mối ân thâm
Dưỡng nuôi công mẹ hơn trời biển
Hơn cả Thái Sơn mấy vạn tầm
Mười năm gian khổ, mấy năm đầu
Ngoài mẹ ra còn tấm nghĩa sâu
Dì Út thương con xin Cậu, Ngoại
Vô chùa học đạo để chia sầu
Những tháng ngày dài lặng lẽ trôi
Thời gian thầm lớn trẻ trong nôi
Ầu ơ… mẹ hát từng đêm lạnh
Thương cháu, dì ru mỗi tối trời.
Một, hai, ba, bốn… mùa xuân thắm
Tuổi ngọc ngà xinh đẹp nụ cười
Mà nước non yêu tràn khói lửa
Đạn bom tang tóc lệ vơi vơi…
Vành khăn tang trắng trọn tình chồng
Phật tự cúi đầu biệt cửa không
Dì, mẹ tạ từ… về xứ Ngoại
Hành trang thêm một bé trai hồng.
Tung tăng nắng sớm đường quê hương
Dừa, mận oằn sai gợi nhớ thương
Kỷ niệm năm nao bừng sống dậy
Cha ơi! Hồn mẹ vạn đau buồn.
Rồi những bình minh, những xế tà
Nợ dâu lần trả… úa tàn hoa
Sáng chiều tần tảo gian truân kiếp
Giữa đoạn trần kiều ôi xót xa!
Mỗi hạt cơm là giọt lệ khô
Vắt từ tim mẹ ướp tim thơ
Gánh dây lá chuối, phơi từng sợi
Từng sợi nuôi tằm mẹ nhả tơ…
Mẹ nhả tơ xanh dệt nỗi niềm
Nỗi niềm vời vợi chữ tình thiêng
Tình thiêng nào quản dầm mưa nắng
Mưa nắng vì con trọn nếp hiền
Mười năm
Lá đổ thu bay
Mười năm lệ mặn
Ru dài tóc thơm
Mười năm
Tình mẹ cho con
Mười năm
Ngà ngọc nay còn dư âm
Mười năm
Ấp ủ tình thân
Mười năm
Mật ngọt hương trầm ướp THƠ
Mười năm mẹ hát ầu ơ…
Con ơi, con hỡi, bơ vơ kiếp sầu!
(Trích Suối về Hoa nghiêm, bản in năm 1974)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm