Thoát khỏi bệnh trầm cảm nhờ hành trình 4 năm thiền định của cô gái trẻ
Năm 2015, bố mẹ ly hôn, em trai đi tù, nhiều lần Linh tìm đến cái chết và nhưng nghĩ đến mẹ cô gái dừng lại. Chính nhờ thiền định, Linh đã thoát gọi căn bệnh trầm cảm, yêu thương bản thân, bớt sợ hãi và dễ dàng tìm thấy hạnh phúc từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống.
Từ một cô gái năng động và hoạt bát, trầm cảm khiến Phạm Mai Linh 25 tuổi ở Gia Lai trở thành một con người khác. Cô lầm lì, buồn chán và sợ hãi tất cả những gì xảy ra xung quanh sau cú sốc gia đình.
Bốn năm trước, bố mẹ Linh ly hôn. Vài tuần sau, em trai đi tù. "Tôi khóc liên tục và tự giam mình trong phòng. Ý nghĩ muốn tự tử để giải thoát luôn ám ảnh tôi mỗi ngày. Nhưng hình ảnh người mẹ hiện lên khiến tôi dừng lại suy nghĩ đó".
Hành trình 4 năm thiền định chữa bệnh trầm cảm của cô bé Mai Linh
Thật may, tháng 11/2015, một người bạn mời Linh tham gia lớp thiền. Cô học cách giảm những suy nghĩ tiêu cực ám ảnh mình trước đó. Từ đây, cô chuyển sang ăn chay và tập yoga mỗi ngày.
Trong thời gian này, Linh làm trợ lý cho một huấn luyện viên sức khỏe. Sống trong môi trường tốt hơn nhưng hoàn cảnh gia đình vẫn ảnh hưởng đến tâm trạng Linh.
"Dường như nhận thấy tôi không ổn, huấn luyện viên khuyên tôi hãy tạm dừng công việc. Trước tiên, tôi cần chữa lành căn bệnh trầm cảm của mình".
Nghe theo lời khuyên, Linh tham gia khóa tu Vipassana (thiền tịnh khẩu) trong một ngôi chùa tại Đồng Nai kéo dài 10 ngày. Những người tham gia không được phép nói chuyện hay giao tiếp, thậm chí nhìn nhau bằng mắt. Mọi thứ trở nên im lặng, kể cả bước chân. Họ chủ yếu tập thiền và lắng nghe giáo lý của các nhà sư.
Sau khóa tu, Linh trở về Gia Lai thăm mẹ. Cô ngạc nhiên khi nhận ra vẻ đẹp của bà, điều mà Linh chưa bao giờ thấy trước đây. Vẻ đẹp của đôi mắt, khuôn mặt, cơ thể và tâm hồn. "Đó là lần đầu tiên tôi nói yêu mẹ".
Năm 2017, Linh đến trung tâm thiền Làng Mai ở Thái Lan, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh xây dựng. Trong tu viện có 200 tu sĩ nam nữ huấn luyện các học viên cuộc sống chánh niệm. Người tham gia học cách cảm nhận, ý thức với hơi thở, bước đi và bất cứ điều gì xung quanh cuộc sống.
Linh chia sẻ, trong suốt một tháng tu, cô hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của mình. Cô gái trẻ nhận ra mình không thể giúp mẹ, cha và em trai hay thay đổi bất cứ điều gì nếu bản thân không hạnh phúc.
"Điều đầu tiên tôi cần làm là chấp nhận những gì đã xảy ra với gia đình. Sau đó, chữa lành căn bệnh của bản thân và trở thành một người hạnh phúc", Linh nói.
Một tuần sau khi về Việt Nam, Linh tiếp tục lên đường đến Nasik ở Ấn Độ. Mỗi ngày, cô thức dậy sớm, tập thiền, yoga, ăn chay, tụng kinh, dọn dẹp và nấu ăn. Linh cho biết trái tim cô rộng mở hơn để giải phóng tất cả nỗi buồn, cải thiện sự thấu hiểu về bản thân và sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra.
Năm 2018, khi bắt đầu tham gia khoá thiền kết hợp với nghệ thuật nhảy múa, cô gái trẻ đã chính thức chữa lành hoàn toàn căn bệnh của mình.
Trực tiếp hướng dẫn học viên, thiền sư Ojas cho biết những ai mắc chứng trầm cảm, thường gặp áp lực trong cuộc sống, muốn được giải tỏa tâm lý, thích hợp để tập luyện phương pháp này. Mục tiêu là khuyến khích mọi người trở nên hoàn thiện, các mối quan hệ tốt đẹp hơn và biết cách chấp nhận nỗi buồn như một điều thiết yếu của cuộc sống.
"Nhờ yoga và thiền, tôi đã chữa lành căn bệnh trầm cảm của mình. Tôi không còn là Linh của 4 năm trước. Mai Linh bây giờ đã biết yêu thương bản thân, bớt sợ hãi và dễ dàng tìm thấy hạnh phúc từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống".
Trầm cảm dưới góc nhìn của Phật giáo
Theo Đạo Phật, nguyên nhân của bệnh trầm cảm xuất phát từ trong nội tâm của chúng ta. Chính tâm của ta là nguyên nhân chính của bệnh trầm cảm mà chúng ta mắc phải. Chính lối tư duy không đúng đắn của chúng ta đã khiến cho chúng ta rơi vào trạng thái trầm cảm. Nói như vậy không có nghĩa là đạo Phật phủ nhận hoàn toàn các yếu tố sinh vật lý và các yếu tố xã hội. Những yếu tố này cũng góp phần tạo nên sự trầm cảm. Nhưng chúng chỉ là những tác nhân phụ. Cách chúng ta tiếp xúc, phân tích và diễn dịch những tác nhân ấy mới là quan trọng, mới là yếu tố chính dẫn đến trạng thái trầm cảm của chúng ta.
Nghiệp lực cũng có dự phần vào chứng trầm cảm của chúng ta. Có nghĩa là sở dĩ ngày nay chúng ta bị trầm cảm là do những nghiệp nhân không tốt trong quá khứ hay là trong đời hiện tại mà chúng ta đã tạo nên. Tuy nhiên, nghiệp cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu mà thôi. Nghiệp lực chỉ có thể tạo điều kiện để cho các tác nhân của sự trầm cảm hội tụ và hướng sự tác động vào bản thân ta, chẳng hạn như gặp rủi ro trong cuộc sống, bị người khác đối xử bất công, gặp những bệnh tật hiểm nghèo,... Còn chúng ta có bị trầm cảm do những tác nhân ấy gây ra hay không là còn tùy thuộc vào lối tư duy, phản ứng của chúng ta nữa. Điều này cho chúng ta thấy rằng chúng ta có khả năng làm chủ bản thân và có thể chuyển hóa phần nào nghiệp quả của mình.
"Phật giáo dạy chúng ta đừng cố gắng chạy trốn khỏi khổ đau mà phải đối mặt với nó. Bạn phải nhìn sâu vào bản chất của đau khổ để nhận ra nguyên nhân của nó, điều gì tạo ra những đau khổ đó. Lắng nghe và hiểu được những đau khổ bên trong sẽ giải quyết được mọi vấn đề chúng ta gặp phải. Và thiền tịnh có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề lo lắng, giận dữ, sợ hãi và trầm cảm. Đó là cách chữa bệnh tự nhiên”.
Trong quá trình tu tập và giảng cho các thiền sinh của mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng chỉ dẫn về nghệ thuật ngồi thiền tịnh tâm giúp con người vượt qua mọi khó khăn, buồn phiền trong cuộc sống.
Chúng ta có thể thực tập thiền quán mỗi ngày, và ngay cả những lúc chúng ta bị rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm uất nặng, chúng ta cũng có thể thực tập thiền, có thể theo dõi hơi thở, hay quán chiếu những dòng tâm thức đang sinh khởi, vận hành trong tâm thức của chúng ta, hoặc chú tâm vào một danh hiệu Phật, một câu thần chú,... Sự thực tập này sẽ giúp cho tâm của chúng ta được lắng dịu lại, được nhẹ nhàng hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm
Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
Xem thêm