Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/12/2022, 11:20 AM

Thoát khỏi "Tử thần" và bản án tật nguyền suốt đời

Khi ấy, con nghĩ là “Thôi, quả này mình chết chắc rồi, không thể sống được nữa”, cho nên con buông luôn. Nhưng bỗng nhiên, con cứ nghe thoang thoảng tiếng niệm “Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” mà ở trên chùa hay phát loa. Rồi con thấy nhẹ người, nhẹ người dần.

Những Triệu Chứng Đầu Tiên Và Kết Luận “Sốt Xuất Huyết”

Chúng ta sinh ra trong cuộc đời này, ắt đều phải chịu sự chi phối bởi những sự khổ của sinh - già - bệnh - chết. Thế nhưng, nếu một người dùng tâm chân thành thì sẽ vượt thoát được tất cả các nỗi sợ hãi và ác nạn. Đó cũng chính là câu chuyện của bạn Nguyễn Bá Long (sinh năm 1992) ở tại số nhà 02, tổ 4, khu Trần Hưng Đạo, phường Cẩm Thạch, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chính nhờ sự chân thật phát nguyện tu tập của gia đình mình mà Long đã chiến thắng được cái chết gần kề.

Khoảng tháng 5 năm 2016, bạn Nguyễn Bá Long bị đau bụng, kèm theo đó là biểu hiện sốt cao. Gia đình lo lắng nên đã đưa Long lên bệnh viện Cẩm Phả. Sau khi khám sơ bộ, bác sĩ thông báo Long chỉ bị sốt virus bình thường và cho truyền nước. Sau đó, sức khỏe của Long ổn định hơn và cuộc sống trở lại bình thường. Một tuần sau, Long đưa cậu của mình đến bệnh viện tỉnh Quảng Ninh để chữa chân. Cậu của Long bảo Long tiện thể xét nghiệm lại máu xem thế nào. Long vâng lời và vào phòng xét nghiệm máu. Khi vừa bước ra khỏi phòng, bỗng nhiên Long bị sốt cao và khuỵu chân xuống đất, không đi được nữa. Các bác sĩ lúc này yêu cầu gia đình phải cho Long nhập viện ngay lập tức. Kết quả xét nghiệm cho thấy, Long bị sốt xuất huyết. Sau đó, Long được nhập viện để theo dõi và điều trị. Một lúc sau, Long liên tục đi tiểu ra máu. Lượng hồng cầu, tiểu cầu và huyết áp của Long giảm rất nhanh. Bác sĩ thông báo phải tiếp máu ngay, nếu không sẽ nguy hại đến tính mạng. Tình hình lúc này vô cùng căng thẳng. Cả gia đình Long đều lo lắng, hoảng loạn, không biết Long có thể vượt qua được không.

Nhân duyên, mẹ của Long là cô Chu Thị Khương, hiện đang tu tập trong đạo tràng Minh Thiện chùa Ba Vàng, khi thấy tình hình của con trai mình rất nguy cấp nên đã gọi điện cho Cô Phạm Thị Yến (trưởng đạo tràng Từ Tâm, chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa). Cô Khương tâm sự: “Lúc đó, đất dưới chân tôi như sụp đổ. Tôi phải dựa lưng vào tường cho đỡ ngã. Tôi nghĩ bây giờ chỉ còn nương tựa vào Tam Bảo, nương tựa vào Sư Phụ cùng chư Tăng và Cô Yến thôi. Rồi tôi gọi điện cho Cô Yến. Cô đã kịp thời hướng dẫn và truyền sức mạnh cho tôi. Cô bảo: “Mình là người Phật tử, dù con chị có sống hay chết, chị cũng phải thật bình tĩnh để xử lý công việc. Chị nên thực hành theo lời Phật dạy, sám hối, phát nguyện tu tập vào các ngày 08, 14, 30 âm lịch hàng tháng và tác phước cúng dường Tam Bảo. Mình quyết lấy người sống lành lặn chứ không thể lấy người tàn tật, ngồi xe lăn”.”

Bạn Nguyễn Bá Long cùng mẹ của mình là Phật tử Chu Thị Khương

Bạn Nguyễn Bá Long cùng mẹ của mình là Phật tử Chu Thị Khương

Sau cuộc gọi đó, cô Khương quay lại giường bệnh. Thấy tình trạng của Long vẫn còn tỉnh táo, cô Khương bảo Long: “Nếu con muốn sống thì hãy nghe lời mẹ sám hối và phát nguyện tu tập”. Thế rồi, hai mẹ con liên tục sám hối, phát nguyện.

Giây Phút Đối Diện Với “Tử Thần” Và Bản Án Tật Nguyền Suốt Đời

Buổi tối cùng ngày, Long được gia đình chuyển lên bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và nhanh chóng được chuyển vào phòng cấp cứu. Lúc này, Long lên cơn sốt rét, toàn thân co giật, không ai giữ được; và đi tiểu ra máu đỏ lừ. Bác sĩ gọi cô Khương lên phòng và thông báo về tình trạng của Long: “Cháu bị sốt rét ác tính (là một thể sốt rét rất nguy kịch do bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum, gây nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời). Tình trạng bây giờ đã quá nặng rồi, vì bệnh đã đánh vào thận. Chúng tôi sẽ làm hết sức để cứu chữa cho cháu, nhưng chúng tôi cũng không dám khẳng định có cứu được hay không. Gia đình nên chuẩn bị tinh thần: Nặng nhất, cháu sẽ tử vong; còn nếu người khỏe thì có khả năng sẽ bị hôn mê sâu từ 4-7 ngày, sau đó tỉnh lại sẽ có khả năng biến chứng: một là lên não dẫn đến bại não, hai là xuống chân, ba là có khả năng suy gan và suy thận”.

Sáng hôm sau, từ 6 giờ đến 8 giờ sáng, Long liên tục sốt cao, li bì, gần như đi vào trạng thái hôn mê, không biết gì. Bác sĩ làm các phương pháp trị liệu nhưng cơn sốt không hề thuyên giảm. Bác sĩ bảo với gia đình: “Bây giờ chỉ lấy khăn ướt lau người cho cháu để phần nào làm giảm cơn sốt thôi, chứ không còn cách nào nữa. Thuốc đã uống rồi nhưng không giảm; rất có thể cháu bắt đầu đi vào trạng thái hôn mê sâu”.

Bám Víu Vào Phật Pháp Để Được Cứu Sống Trong Thời Khắc Cận Kề Cái Chết

Cô Khương hoảng sợ, gọi điện cho Cô Phạm Thị Yến để nói về tình trạng của con mình. Cô Yến tiếp tục hướng dẫn cô Khương dũng mãnh phát nguyện làm phước, cúng dường Tam Bảo hồi hướng cho các chúng sinh trong cõi tâm linh có tác động đến tình trạng bệnh của Long. Theo sự hướng dẫn của Cô Yến, cô Khương trở lại giường bệnh của Long, ghé vào tai con và liên tục phát nguyện tu tập.

Bỗng nhiên, khoảng 10 phút sau, Long nằm trên giường bệnh tự nhiên mở mắt ra. Thế nhưng, da dẻ trắng bệch, mắt toàn lòng trắng và nhìn lên trần nhà như người mất hồn. Mọi người gọi tên Long liên tục nhưng không thấy Long trả lời hay có bất cứ động thái gì. Bác sĩ véo chân Long nhưng Long vẫn bất động. Nghĩ lại hoàn cảnh lúc ấy, bệnh nhân giường bên được chứng kiến nói rằng: “Lúc ấy, tôi tưởng nó chết rồi, nhìn người không còn tí máu nào”. Cô Khương sợ quá, tiếp tục phát nguyện nương vào Sư Phụ cùng chư Tăng chùa Ba Vàng và nương vào Cô Phạm Thị Yến để tu tập. Hai phút trôi qua, Long mở miệng và nói được thành lời. Mọi người mừng quýnh lên. Lúc hỏi lại “Khi mọi người gọi, Long có biết gì không?”, Long liền trả lời: “Lúc mọi người hỏi, con vẫn nghe thấy và vẫn nhìn thấy mọi người; nhưng không hiểu sao con bị cứng hàm như có người bóp miệng con, con không nói. Lúc con sốt li bì, con bị đau đầu lắm, đau không chịu được. Con cảm giác như có hàng nghìn người dùng bàn tay bóp não con. Khi ấy, con nghĩ là “Thôi, quả này mình chết chắc rồi, không thể sống được nữa”, cho nên con buông luôn. Nhưng bỗng nhiên, con cứ nghe thoang thoảng tiếng niệm “Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” mà ở trên chùa hay phát loa. Rồi con thấy nhẹ người, nhẹ người dần. Con nghĩ là chắc con được lên chùa rồi, nên con đi theo âm thanh đó. Cho đến khi mẹ gọi con một câu to thì con mới tỉnh dậy”.

Sự nhiệm màu của Phật Pháp

Từ thời điểm đó, Long bắt đầu hạ sốt dần và ngắt luôn cơn sốt. Sáng hôm sau, Long tỉnh táo hơn, có thể ngồi dậy và ăn hết cốc cháo trắng. Bác sĩ đi vào, nhìn thấy hết sức ngạc nhiên: “Cô tưởng cháu hôn mê sâu chứ, sao lại ngồi húp cháo thế kia. Thật không thể tin nổi!”. Thế rồi, bác sĩ đó gọi thêm một bác sĩ người Pháp vào khám lại cho Long, bác sĩ người Pháp cũng bày tỏ sự khó hiểu vì sao Long lại có thể tỉnh dậy nhanh chóng và lành lặn được như vậy. Tuy nhiên, để yên tâm hơn, các bác sĩ vẫn giữ Long ở lại bệnh viện để theo dõi. Đến ngày thứ 3, bác sĩ vào thông báo: “Xin chúc mừng cháu, virus đã không còn trong máu cháu nữa. Thoát chết rồi!”. Mọi người trong gia đình đều vui mừng khôn xiết. Cô Khương kể tâm sự: “Thật không có ngòi bút nào có thể tả được cảm xúc của tôi lúc đó. Tôi lấy điện thoại và gọi cho mọi người, gọi cho Cô Phạm Thị Yến. Cô cười và bảo: “Con nhà Phật thì phải thế chứ! Mình tin Phật thì Phật sẽ gia hộ ngay thôi””.

Chỉ 7 ngày sau, khi sức khỏe không còn vấn đề gì, Long được xuất viện ra về. Qua sự chuyển hóa nhiệm màu của mình, Long chia sẻ: “Con thấy Phật Pháp thật nhiệm màu và vi diệu. Con được biết, có người cũng bị bệnh như con, chạy chữa rất nhiều tiền nhưng vẫn bị bại chân, có người bị bại não, có người hôn mê đến 29 ngày thì tỉnh lại và bị bệnh viện trả về… Con nghĩ, nếu không có Phật Pháp, không được nương tựa vào Tam Bảo, chư Tăng chùa Ba Vàng và Cô Phạm Thị Yến thì giờ đây con đã bị mất mạng, hoặc nhẹ hơn là bị biến chứng tật nguyền. Con khổ thì cả nhà sẽ khổ với con suốt đời. Con cùng gia đình xin tri ân công đức Tam Bảo, xin tri ân công đức trên Sư Phụ cùng chư Tăng chùa Ba Vàng, tri ân công đức Cô Phạm Thị Yến và toàn thể y, bác sĩ, những người đã giúp đỡ gia đình con trong lúc hoạn nạn”.

Gia đình Phật tử Nguyễn Bá Long chụp ảnh cùng nhau

Gia đình Phật tử Nguyễn Bá Long chụp ảnh cùng nhau

(Đây là câu chuyện chuyển nghiệp có thật tại chùa Ba Vàng. Tất cả thông tin trong bài đăng đều do gia đình cung cấp).

Nhờ Phật pháp cậu bé bị tim bẩm sinh được hồi sinh kỳ diệu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Xem thêm