Thứ bảy, 17/06/2023, 13:44 PM

Thời gian tu tập hành trì (Phần 1)

Về mặt từ ngữ, Tu tập và Hành trì là những tiếng ghép đôi gồm có hai tiếng đơn. Mỗi tiếng đơn có một nghĩa chính xác khác nhau, người thiện học cần hiểu tường tận nội dung từng tiếng đơn ngõ hầu giúp cho sự thăng tiến trên đường đạo được vững chắc và đúng hướng hơn.

Liễu nghĩa từng tiếng đơn như sau:

TU là sửa chữa cho được hoàn hảo, trọn vẹn như ý nguyện. Khi có quyết định sửa chữa, tất nhiên là đã xác nhận có sự sai lầm hay thiếu sót. Tu chính là sửa chữa chỗ sai lầm cho ngay, cho đúng. Tu bổ là thêm vào chỗ thiếu sót cho đầy đủ, hoàn hảo. Tu chứng là thực hiện cho đạt được kết quả cụ thể như ý.

TẬP là làm nhiều lần cho quen một điều gì đã quyết tâm thực hiện cho đến lúc đạt được kết quả như ý, không nhất thiết là điều lành hay điều dữ. Tập quán là thói quen làm nhiều lần một điều gì đã trở thành nếp sống trong sinh hoạt hằng ngày. Tập tục là thói quen có từ lâu đời trong nếp sống của người dân tại một vùng, một nước. Tập luyện là làm nhiều lần để trở nên thành thạo.

HÀNH là việc làm đem ra ứng dụng trong thực tế như hành động, hành vi, hành quân... Trong Phật học, HÀNH có hai nghĩa chính:

Chuyển hóa từ ý nghiệp hay khẩu nghiệp thành ra thân nghiệp, hiển lộ ở động tác hữu vi của thân thể, tay chân. Hành thiện là làm điều lành. Hành hung là dùng sức mạnh đánh người khác. Hành chánh là đem điều hay lẽ phải ra ứng dụng trong việc trị quốc an dân.

Người thật sự tu hành là người như thế nào?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thực hiện đạo hạnh, ứng dụng giáo lý trong sinh hoạt thực tế. Hành đạo là ứng dụng đạo học vào đời sống thực tế. Hành giả là người thực hiện đạo hạnh. Hành khất là người đi xin của bố thí.

TRÌ là nằm giữ, không buông bỏ hay để gián đoạn. Trì giới là giữ gìn làm theo điều răn cấm, không lúc nào sao nhãng. Trì kinh là luôn luôn nhớ lời kinh và làm theo lời Phật dạy. Tu trì là luôn luôn thực hiện sự sửa mình theo chính đạo.

Về mặt ứng dụng trong nếp sống thực tế, người thiện học quán càng sâu càng hiểu kỳ diệu ý của bốn tiếng đơn trình bày ở trên có mối tương quan liên hệ mật thiết với nhau. Sự dẫn giải như sau:

Bốn tiếng đơn có liễu nghĩa khác nhau có thể hợp thành một mô thức gồm bốn sự việc liên tục TU-TẬP- HÀNH TRÌ: Đã quyết tâm Tu thì phải Tập, đã gọi là Tập thì phải Hành, đem ứng dụng trong thực tế để đạt được kết quả cụ thể xem tốt hay xấu, nên tiếp tục hay ngừng lại; đã Hành thì phải Trì nghĩa là thực hiện liên tục, không có bỏ dở nửa chừng, Phật học gọi là Tu trì miên mật hay Hành trì miền mật.

Mô thức gồm bốn tiếng đơn có thể rút gọn thành mô thức gồm hai tiếng ghép đôi TU TẬP-HÀNH TRÌ. Lý do: Tu thì phải Tập, nếu không Tập thì không phải là TU mà là trang bị một lý thuyết suông, trở nên giỏi về lý luận (bàn cãi mà chơi cho vui) không đem lại ích lợi gì cho tự thân và tha nhân; Hành thì phải Trì, nếu không Trì thì Hành nhất thời chỉ uổng công phí sức vì không đem lại lợi ích lâu dài thiết thực giống như Tu mà không Tập.

Mô thức gồm hai tiếng ghép đôi có thể rút ngắn hơn nữa thành mô thức chỉ còn một tiếng ghép đôi TU HÀNH. Lý do: Tu thì phải Hành, Tu để trở nên hành giả mà không phải để trở nên học giả, cần thực chứng hơn là lý giải.

Mô thức còn một tiếng ghép đôi lại có thể có đọng lại thành mô thức chỉ còn một tiếng đơn HÀNH. Lý do: Có Hành mới có Chứng Ngộ, đạt được cứu cánh là Giải Thoát, Tự giác tự độ và Giác tha độ tha.

Tóm lại, Bốn rút lại thu về thành Một, Một khai triển ra thành Bốn. Điều này chứng tỏ đạo Phật vừa có phần lý giải uyên bác, khúc triết vừa có phần thực nghiệm ứng dụng vào đời sống nhân sinh. Đây chính là lý Duyên Sinh (1).

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm