Thổi tắt ngọn nến
Tự con phải thắp lên ánh sáng trong tâm, tự con phải đi, tự con phải phá vỡ bóng tối vô minh. Không ai có thể giúp con được! Ngay chính chư Phật cũng chỉ là người dẫn đường mà thôi, tự con phải bước, tự con phải đi, phải tự nghiệm, phải tự thể chứng.
Phải đến khi, thiền sư nhắc nhở:
Lời nhắc nhở "Đêm đã xuống lâu rồi, sao con không về ngủ đi?" nhằm thức tỉnh vị thiền sinh khỏi dòng sông ngôn từ với những định nghĩa, kiến giải. "Suốt bao nhiêu năm qua, con gom góp, tích lũy kiến thức để trở thành một học giả uyên thâm vẫn chưa đủ ư? Vẫn chưa thỏa mãn sao? Con không thấy đầu óc của mình đã chuyên chở quá tải ư? Hãy buông bỏ gánh nặng tư kiến đó đi, hãy đặt nó xuống thì con mới hy vọng nhẹ bước vào cửa thiền. Đừng vác nó trên vai nữa.
Chính cái kiến thức đó, chính lòng tham lam hiểu biết đó đã ngăn chặn con không cho con thảnh thơi bơi lội giữa lòng trùng dương xanh thẫm. Với đầu óc nặng nề như vậy, con giống như một người mù đi trong đêm tối đen kia vậy!"
Nhưng vị thiền sinh vẫn chưa hiểu được ý thầy, tiếp tục quay trở lại khi thấy ngoài trời tối đen. Thiền sư lại đưa cho người đệ tử một cây nến đang cháy sáng, với hàm ý nhắc nhở thiền sinh rằng: "Con hãy quay trở vào quán chiếu nội tâm con. Con đang sống trong bóng tối của vô minh với những tham lam, đố kỵ... Nó cũng đang tối đen như đêm tối ngoài kia. Ta mong con quay vào bên trong, đừng cầu tìm bên ngoài nữa."
Ngay khi thiền sinh vừa cầm lấy, thì vị sư phụ kia lại thổi phụt tắt ngọn nến. Ánh sáng vừa tắt, thiền sinh ngộ đạo.
Câu chuyện kết thúc với hình ảnh ngọn nến bên ngoài tắt, nhưng ngọn nến trong tâm của người đệ tử bỗng nhiên bừng sáng. Tương tự như vậy, ngọn đèn trong tâm chúng ta luôn luôn cháy. Ánh sáng nội tâm luôn có đó, nhưng chúng ta cứ mãi nhìn ra bên ngoài, không hề có giây phút nào quay ngược vào bên trong để quán chiếu. Thiền sư đã gợi ý cho người đệ tử để có thể nhận chân được lý thiền.
Ngay cái tích tắc giữa sáng và tối đó, người đệ tử trực nhận liền ngọn đèn trong tâm (Phật tánh, chân tâm) ta vẫn thường hằng sáng nhưng vì ta không chịu lau chùi bóng đèn nên bị bụi vô minh che lấp ánh sáng. Ngay lúc ánh sáng ngọn nến phụt tắt, người đệ tử hiểu ý sư phụ là "Tự con phải thắp lên ánh sáng trong tâm, tự con phải đi, tự con phải phá vỡ bóng tối vô minh. Không ai có thể giúp con được! Ngay chính chư Phật cũng chỉ là người dẫn đường mà thôi, tự con phải bước, tự con phải đi, phải tự nghiệm, phải tự thể chứng."
Hồng Yến (Sưu tầm)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn
Ứng dụng 17:20 11/11/2018
Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.
Sử dụng của cải một cách hợp lý
Ứng dụng 16:49 11/11/2018
Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.
Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...
Ứng dụng 15:55 30/10/2018
Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?
Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ
Ứng dụng 21:53 26/10/2018
Xem thêm