Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/07/2019, 13:21 PM

Thủ dâm có tội gì không, có bị quả báo không?

HỎI: Hành vi thủ dâm ban đầu có tính bản năng, ngay đây hành vi này chưa thể xem là tà dâm. Nhưng nếu về sau chúng ta không biết tự chủ và chuyển hóa dục vọng để dẫn đến tình trạng lạm dụng hay nghiện thủ dâm thì đó chính là tà dâm.

ĐÁP:

Trong đạo phật thì không đề cập đến "thủ dâm" hay "tội lỗi của nó đối với con người, xã hội, hay đạo pháp". Nhưng nếu ai có nghiên cứu Đạo Phật thì cũng hiểu rõ: "Đạo Phật luôn khuyên nhủ con người hãy kiềm chế phần con" bằng cách tu tập làm phước, hạn chế sát sinh, uống rượu, dâm dục...

Ban đầu, thủ dâm là hành vi có tính bản năng, không nên xem đó là tội lỗi. Theo các nhà sinh lý và tâm thần học, thủ dâm không chỉ hoàn toàn có hại cho sức khỏe hay quá xấu xa về tâm hồn, trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, hành vi ấy được xem như cần thiết và vô hại. Và việc thủ dâm là nguyên nhân bạn không dứt được ái dục. Nói chung, việc thủ dâm không tốt, bạn nên từ bỏ.

Và việc thủ dâm là nguyên nhân bạn không dứt được ái dục.

Và việc thủ dâm là nguyên nhân bạn không dứt được ái dục.

Thủ dâm có phải là tội nặng nhất

Theo đạo Phật, thủ dâm không phải là nội dung chính yếu của tội tà dâm. Trọng tâm của giới thứ ba là, người Phật tử đã lập gia đình mà có quan hệ nam nữ ngoài giá thú mới phạm tội tà dâm.

Bài liên quan

Bạn cần hiểu rõ là, giáo lý đạo Phật không xem thủ dâm là tội nặng đến mức “trời không dung đất không tha”, “sau khi chết quả báo rất nặng” như bạn đã nghĩ. Nói cách khác, với người Phật tử, hành vi thủ dâm chỉ khuyết giới thứ ba, nếu bạn “đã quyết bỏ” thì có thể sám hối để thân tâm trở thành thanh tịnh.

Bạn nên hiểu: "Thủ dâm là nghĩ xấu về người khác, để đạt đến trạng thái thoả mãn về sinh lý của mình".

Và do đó, bạn đã gây nghiệp bằng ý nghĩ, những người thủ dâm nhiều thường không được người khác kính trọng. Mặc dù, họ chỉ dùng suy nghĩ để làm công việc đó. Do gây nghiệp bằng tâm trí nên quả báo bằng tâm trí. Tất nhiên, những người khác và môi trường xung quanh sẽ có ác cảm với họ một cách tự nhiên. Để rồi, chính người thụ dâm sẽ cảm thấy buồn vì không được người xung quanh yêu mến, kính trọng.

Trong nhiều tôn giáo, như các hình thức Tin lành bảo thủ, Thiên chúa giáo, Mormon, Do Thái giáo và Hồi giáo thủ dâm bị coi là một hành động không trong sạch, tuy nhiên cũng không phải là phi đạo đức.

Trong truyền thống Phật giáo, theo năm lời răn và bát giới, mọi người không nên thèm khát có được cảm giác khoái lạc tình dục kiểu đó. Thủ dâm vì thế không bị ngăn cấm nhưng cũng không được khuyến khích.

Trong ba nghiệp căn bản (tham dục, sân hận, si mê), mỗi người đều có đầy đủ nhưng biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Có người tham dục ít nhưng sân si lại nhiều. 

Kinh Ưu-bà-tắc giới dạy rằng: “Nếu người nào có quan hệ tình dục vào thời gian không thích hợp[1], hoặc ở địa điểm không thích hợp[2], hoặc quan hệ với người đồng tính, hoặc với phụ nữ chưa chồng, đều gọi là tà dâm. Nếu quan hệ với vợ mình mà nghĩ tưởng đến vợ người khác, hoặc quan hệ với vợ người khác mà nghĩ tưởng xem như vợ mình, đó cũng là tà dâm. Những sự tà dâm như thế cũng có phân ra nặng nhẹ khác nhau. Do phiền não nặng nề, ắt phải chịu tội báo nặng nề. Do phiền não kém nặng nề hơn, ắt chịu tội báo kém nặng nề hơn.”

Kinh Tạo tượng công đức chép rằng: “Phật dạy Bồ Tát Di-lặc: ‘Có bốn nhân duyên khiến cho nam giới phải chịu thân bất lực, không có khả năng hành dâm:

Một là hủy hoại tàn khốc thân thể người khác, hoặc thậm chí là các loài súc sinh.

Hai là đối với các vị tỳ- kheo trì giới mà khởi tâm sân hận hoặc chê cười, hủy báng.

Ba là buông thả tâm ý tham dâm quá độ, cố ý phạm giới.

Bốn là gần gũi kết giao với người phạm giới, lại khuyến khích, xúi giục người khác phạm giới.

Nếu có người đã lỡ phạm vào bốn điều ấy, nhưng sau đó khởi tâm thành tín tin sâu Tam bảo, tạo tác hình tượng Phật, [nhờ công đức ấy sẽ] không phải chịu quả báo như trên.

Lại có bốn loại nghiệp có thể khiến cho nam giới phải chịu thân lưỡng căn, trong người mang cả hai căn nam nữ:

Một là dâm loạn với các bậc tôn túc trưởng thượng của mình.

Hai là quan hệ tình dục với người đồng tính.

Ba là tự mình thủ dâm.

Bốn là làm việc môi giới mua bán dâm.

Nếu có người đã lỡ phạm vào bốn điều ấy, nhưng sau đó khởi tâm thành tín tin sâu Tam bảo, tạo tác hình tượng Phật, [nhờ công đức ấy sẽ] không phải chịu quả báo như trên.”

Kinh Niết-bàn dạy rằng: “[Nếu có] Bồ Tát nào, tuy không cùng nữ nhân làm chuyện dâm dục, nhưng khi nhìn thấy những cặp nam nữ mê đắm theo đuổi nhau liền khởi sinh tâm tham muốn vướng chấp, đó gọi là hủy phạm giới hạnh thanh tịnh.


Nghiện thủ dâm chính là tà dâm

Hành vi thủ dâm ban đầu có tính bản năng, ngay đây hành vi này chưa thể xem là tà dâm. Nhưng nếu về sau chúng ta không biết tự chủ và chuyển hóa dục vọng để dẫn đến tình trạng lạm dụng hay nghiện thủ dâm thì đó chính là tà dâm.

Theo quan điểm của các nhà y khoa hiện đại, hành vi thủ dâm chừng mực, có kiểm soát thì không có hại cho sức khỏe cũng như không hề có bất cứ vấn đề nào về nhân cách và đạo đức cá nhân.

Theo tinh thần giới luật Phật giáo, thủ dâm thuộc vào nhóm những hành vi “phóng tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, buông thả phóng dật, cũng bị xem là tà hạnh”. Lỗi tà hạnh (theo nghĩa mở rộng) này dù không nghiêm trọng như không chung thủy với người bạn đời nhưng cũng cần sám hối và thực tập chuyển hóa để sống lành mạnh hơn.

Trong ngày tu Bát quan trai, người cư sĩ thọ trì giới thứ ba Không dâm dục (hoàn toàn khác với Không tà dâm), tức không quan hệ ân ái vợ chồng trong một ngày một đêm. Nếu bạn thủ dâm trong ngày tu Bát quan trai thì chắc chắn lỗi này sẽ nặng hơn so với ngày thường. Người tu Bát quan trai nguyện học theo tịnh hạnh của người xuất gia nên hành vi thủ dâm tuy chưa mất giới thể nhưng chắc chắn bạn bị khuyết giới nghiêm trọng nên cần phải chí thành sám hối.

Đảnh lễ Hồng danh chư Phật, các vị Bồ-tát thật nhiều nhằm từng bước tịnh hóa ba nghiệp.

Đảnh lễ Hồng danh chư Phật, các vị Bồ-tát thật nhiều nhằm từng bước tịnh hóa ba nghiệp.

Cách chữa thủ dâm

Sám hối hành vi thủ dâm, trước hết là tự trách mình và tự tàm quý hổ thẹn với chính mình vì đã làm một việc không nên làm.

Bài liên quan

Cách để thoát khỏi bệnh nghiện thủ dâm: Đó là tư tưởng và cách sống lành mạnh. Cần tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, sống có ích cho xã hội, không nên để mình vào tình trạng chìm đắm một mình, không tạo điều kiện cho mình thủ dâm. 

Khi sống lành mạnh và tham gia thể thao, thiền, hoặc các hoạt động tinh thần thể chất khác, lúc ấy đầu óc không có lúc nào nghĩ tới chuyện thủ dâm, đó là một phần chiến thắng bản thân. 

Tiếp đến là đảnh lễ Hồng danh chư Phật, các vị Bồ-tát thật nhiều nhằm từng bước tịnh hóa ba nghiệp. Nghiệp ái dục có năng lực chi phối và tác động rất mãnh liệt lên đời sống cá nhân, nếu không chuyển hóa dẫn đến mất kiểm soát thì có thể tạo ra vô vàn tội lỗi. Hãy nghĩ tới sự quả báo của thủ dâm để tránh xa không mắc lỗi.

Quan trọng nhất là thực tập thiền định để làm chủ tâm ý (vì ý dẫn đầu các pháp), chuyển hóa những năng lượng tính dục, tạo sự quân bình và tĩnh tại cho thân tâm. Ngoài ra, chuyên cần thể dục, lao động và các hoạt động xã hội khác để giải phóng năng lượng thừa cũng như giải tỏa những ức chế tâm sinh lý nói chung.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm