Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/11/2019, 06:30 AM

Thực hành buộc tâm và diệt trừ tạp niệm khi niệm Phật

Không cần vội vàng, chỉ lóng lặng tâm tư, khiến sáu chữ Hồng danh mỗi mỗi từ nơi tâm phát khởi, thành tiếng nơi miệng, nghe rõ ràng nơi tai. Lại từ trong tâm niệm lưu xuất, xuyên xuốt xoay vần không để cho gián đoạn thì tạp niệm tự dứt.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Niệm Phật 

Mở mắt niệm Phật tâm dễ tán loạn, có thể nhắm mắt mà niệm. Ngay khi niệm Phật, buông bỏ tất cả để lòng rỗng không, rồi đề khởi danh hiệu Phật, vừa nghe vừa niệm, vừa niệm vừa nghe, nối nhau không dứt, hành trì lâu dần tất có lúc tương ưng. Chỉ cần mỗi chữ từ thâm tâm phát ra, mỗi câu tha thiết nhớ mong Tịnh độ. Có phương pháp buộc niệm là khi không niệm Phật đem tâm niệm mình nhớ nghĩ Phật A-di-đà. Tâm thường thanh tịnh không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.

Có phương pháp buộc niệm là khi không niệm Phật đem tâm niệm mình nhớ nghĩ Phật A-di-đà. Tâm thường thanh tịnh không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.

Có phương pháp buộc niệm là khi không niệm Phật đem tâm niệm mình nhớ nghĩ Phật A-di-đà. Tâm thường thanh tịnh không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.

Hỏi: Tạp niệm từ đâu sinh?

Đáp: Con người chỉ có một tâm, tâm niệm Phật tức là nó, mà tâm tạp niệm cũng tức là nó. Chỉ nhân ta niệm Phật chưa tinh chuyên, nên niệm trần còn vơ vẩn thế thôi.

Hỏi: Làm sao trừ được tạp niệm kia?

Đáp: Chỉ cần tự phấn chấn tinh thần, đem tâm niệm hoàn toàn để trên Phật hiệu, tạp niệm liền mất.

Hỏi: Nhưng nếu tinh thần yếu kém suy mỏi, không thể khiến cho nó tiêu mất thì làm sao?

Bài liên quan

Đáp: Đạo lực chưa đủ nên tán loạn nhiều, phải cố thâu nhiếp sáu căn, lần lần sẽ được thanh tịnh. Đương lúc tạp niệm dấy khởi, đừng quan tâm đến nó, ta chỉ niệm Phật, mắt nhìn chăm chú tượng Phật, hoặc tâm chuyên chú nơi tượng Phật, tạp niệm sẽ tiêu. Nhưng lâu sau tạp niệm lại khởi, thậm chí ràng buộc không thể mở được.

Không cần vội vàng, chỉ lóng lặng tâm tư, khiến sáu chữ Hồng danh mỗi mỗi từ nơi tâm phát khởi, thành tiếng nơi miệng, nghe rõ ràng nơi tai. Lại từ trong tâm niệm lưu xuất, xuyên xuốt xoay vần không để cho gián đoạn thì tạp niệm tự dứt. Còn có người độn căn không làm được, có thể đem sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật, khi niệm ghi nhớ rành rẽ tiếng thứ nhất là “Nam”, tiếng thứ nhì là “Mô”, như thế đủ sáu chữ liên hoàn không dứt, thì tất cả tạp niệm không còn chỗ phát sinh.

Trích 48 Pháp Niệm Phật

Đại sư Diệu Không

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Soi sáng lại chính mình

Kiến thức 22:02 12/04/2024

Tu là hồi đầu, xoay đầu lại. Từ lâu chúng ta mê nên đi trong đau khổ tử sanh, khi tỉnh chúng ta trở lại thì hết đau khổ. Nên tu là giải khổ cho mình, cứu khổ cho chúng sanh. Nếu mình còn khổ thì làm sao cứu khổ cho người được.

Gieo nhân lành chắc chắn sẽ gặt quả tốt

Kiến thức 18:03 12/04/2024

Với một người Phật tử, hành trang cho cuộc sống phải hội đủ tinh thần Bi-Trí-Dũng. Ba yếu tố Bi-Trí-Dũng luôn hòa quyện, bổ túc lẫn nhau trong mọi nhận thức cùng hành xử của người con Phật.

Nghề nào được coi là Chính mạng?

Kiến thức 16:26 12/04/2024

Theo Phật học phổ thông, Chính mạng là sự sinh sống, việc mưu sinh chính đáng bằng nghề nghiệp lương thiện, không hại người, hại vật; sống Chính mạng, còn dạy con người không tham lam, ích kỷ… Trái với Chính mạng là Tà mạng, sống lừa dối gian trá.

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Kiến thức 16:09 12/04/2024

Theo lời dạy của Thế Tôn, người với tâm chánh tín xuất gia học đạo, nên làm hai việc: một là nói năng theo pháp Hiền Thánh, hai là im lặng theo pháp Hiền Thánh.

Xem thêm