Những điều kỳ diệu của tu thiền
Chúng ta nhờ tu thiền mà hóa giải những nợ nần, oán kết từ nhiều đời nhiều kiếp. Tinh thần của ngồi thiền là chúng ta phải làm như thế nào đó để giữ chánh niệm. Khi những vọng tưởng điên cuồng đến, chúng ta không chạy theo nó, đắm đuối nó và chết chìm trong những niệm vọng tưởng đó.
> Người tu thiền, chết đi về đâu?
Bây giờ chúng ta học “Những Điều Kỳ Diệu Của Việc Tu Thiền” để chúng ta không rớt vào những hoàn cảnh nêu trên. Trong suốt bảy ngày chúng ta tu, hay là chúng ta tu hằng ngày, hàng giờ, hàng tháng, hàng năm, mục đích chỉ bấy nhiêu đó thôi.
Quý Phật tử thấy các vị Thiền sư, tại sao các Ngài biết ba tháng nữa mất? Chẳng hạn như Lục Tổ Huệ Năng. Rồi các Ngài biết sang năm các Ngài mất, mà mất mùa nào, tháng nào? Bởi vì khi sức định sâu thì các Ngài thấy được từng tế bào của mình, sự vận hành của thân xác đến giai đoạn nào tan rã. Mình bây giờ thì không được như các vị Tổ, cũng khôngđược như các bậc bước vào con đường dòng Thánh, tạm nói mình chỉ là người sơ cơ khi bước vào con đường Phật pháp để cho dễ bề gắng gổ mình tu.
Tôn giả Tịch Thiên sống vào thế kỷ thứ tám, Ngài khai thị đồ chúng:
“Những ai muốn tự tại giải thoát ngay từ khi còn sống, cần phải nghiêm túc thực hiện tu hành thiền định.”
Mình muốn tự tại giải thoát ngay từ lúc còn sống để khi cái chết đến mình tự tại, thì mình phải thực hiện nghiêm túc việc tu hành thiền định. Khi chúng ta ngồi thiền, bóng dáng nó hiện khởi thì bắt đầu chúng ta hóa giải.
“Việc tu thiền có thể làm trong sạch cái tâm của người phàm, gỡ bỏ tấm mặt nạ giả dối của tâm, trừ bỏ hết tập khí và mê lầm. Đến lúc có duyên chín muồi, chúng ta có thể nhận rõ được bộ mặt thật của chính mình. Và khi cái chết đến, chỉ cần chúng ta quán chiếu”.
Chẳng hạn khi ngồi thiền, mình thấy những bóng dáng giả dối nó đến mình biết. Bây giờ tôi xin hỏi, quý Phật tử có tin rằng có một thế giới không sanh, không già, không bệnh, không chết, không còn khổ đau, không còn phiền não? Có không? Có ở đâu?
Trong kinh A-Hàm có câu chuyện, một ông hiệp sĩ, tên là Roma đến bạch với Đức Phật:
– Bạch Đức Thế Tôn, có thế giới nào không sanh, không già, không bệnh, không chết, không còn phiền não, không còn khổ đau nữa hay không?
Đức Phật nói:
– Không có.
Ông xác chứng rằng:
– Bạch Đức Thế Tôn, Ngài nói rất đúng. Con nhớ lại trong thời quá khứ con là một vị tiên nhân phi hành nhanh hơn ánh sáng. Con quyết định tìm một thế giới không sanh, không già, không bệnh, không chết, không còn khổ đau, không còn phiền não nữa. Con đi mãi, đi mãi và cuối cùng con gục xuống mà thế giới đó không có. Như vậy trong cuộc đời này chẳng lẽ không có một thế giới không sanh, không già, không bệnh, không chết chăng?
Đức Thế Tôn xác chứng:
– Có.
– Bạch Thế Tôn, vậy thế giới đó ở đâu?
– Chính ngay nơi thân năm uẩn của ông. Thế giới, sự tập khởi của thế giới, con đường đưa đến sự đoạn diệt của thế giới.
Tức khắc Tôn giả Xá Lợi Phất chứng A-la-hán. Quý Phật tử chứng chưa? Xá Lợi Phất nghe câu đó liền chứng A-la-hán, còn mình chưa gì hết. Thì như vậy quý Phật tử phải kiểm soát lại việc tu của mình. Khi chúng ta ngồi thiền đúng là thế giới hiện khởi. Thế giới hiện khởi là gì? Mình nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ anh nhớ em, nhớ dòng tộc quyến thuộc rồi bắt đầu cảnh giới nó hiện ra. Nhớ quê hương, nhớ đất nước, nhớ một dọc luôn, đó là thế giới rồi. Mà thế giới này nó không đi liền, mà là tập khởi của thế giới. Nhờ sức định chúng ta quán chiếu tận gốc của vọng tưởng. Nhìn tận gốc của vọng tưởng thì tức khắc thế giới nó đoạn diệt. Cái gì thấy ba thời đó? Trở về chỗđó là quý Phật tử giải thoát. Mình có tin chắc rằng đọa địa ngục Phật tánh nó theo không? Ai tin? Theo ở đâu? Theo làm sao?
Trong những bộ luận ngữ, chư Tổ dạy: “Ông xuống địa ngục, Phật tánh nó theo”. Theo ở chỗ nào? Chẳng hạn như khi chúng ta chịu những nỗi khổ cùng cực, đó là địa ngục hiện hành. Mà chỉ cần chúng ta biết được rằng cái gì biết được những nỗi khổ hiện hành, phản quan lại, trở về bản thể, thì tức khắc giải thoát.
Nhưng chúng ta phản quan không được. Sở dĩ chúng ta phản quan không được vì sức chúng ta yếu, hằng ngày chúng ta không tu học, không thiền định, không quán chiếu. Cho nên người xưa nói, tu là phải quán chiếu trong từng sát-na. Chỉ cần quý Phật tử gỡ mặt nạ giả dối của tâm là quý Phật tử bước qua dòng thánh. Cái này khó gỡ lắm chứ không phải dễ.
Vào thời Đức Phật, có một bà thí chủ rất kính tin Tam Bảo và rất giỏi về pháp. Bà đến bạch Phật:
– Bạch Đức Thế Tôn, ngày nào con cũng cúng dường cho một thầy Tỳ- kheo, xin Thế Tôn mỗi khi cử thầy Tỳ-kheo nào đến gia đình con thọ thực, thì sau khi thọ thực, thầy Tỳ-kheo này phải thuyết một bài pháp cho con nghe, dù là dài hay ngắn.
Một hôm đến phiên thầy Tỳ-kheo lớn tuổi được cử đến nhà bà thọ thực. Thầy mới xuất gia được một, hai năm, pháp chưa thâm nhập, chưa nắm bắt, thầy nghe rằng ăn cơm của bà này xong rồi thì phải thuyết bài pháp nên thầy rất lo sợ. Vì lo sợ nên trên đường đi thầy khép vào khuôn khổ, đi chậm rãi, bước từng bước, mắt đăm chiêu nhìn xuống. Từ xa nhìn thấy,bà nghĩ: “Trưởng lão thương mình nên hôm nay cử một vị thánh tăng đến”.
Với niềm tin sâu đó, khi thầy Tỳ-kheo thọ thực xong lên pháp tòa nhìn xuống, bà chăm chú lắng thần nghe. Vì mới tu chưa học gì bao nhiêu, không biết nói bài pháp gì, thầy lo sợ toát mồ hôi và buột miệng nói: “Đúng là ngu si là khổ nhất.”
Bà ngồi ở dưới, nghe từ ngu si, bà quán chiếu: “Ngu si là gì? Ngu si tức là vô minh. Mà vô minh từ đâu có? Từ chấp ngã mà có.” Khi quán chiếu vô minh từ nhiều đời nhiều kiếp do sự chấp ngã, bà gỡ cái mặt nạ chấp ngã, tức khắc bà bước vào dòng thánh, chứng quả Tu-đà-hoàn. Trong lúc bà quánchiếu như thế, thầy Tỳ-kheo thấy bà lim dim mắt nên lén lén bỏ về, đi thật nhanh về tịnh xá. Bà ngước lên nhìn thấy không có người nên quán chiếu lần nữa: “Không có ngã, không có nhơn”, và không có tiếng nói của ông thầy, tức là “không có pháp.” Bà bước tiếp một bậc trong dòng thánh, Tư-đà-hàm. Mừng quá, bà vào phòng mở rương, soạn một xấp vải thật quý để cúng dường tạ ơn. Bà nghĩ, hôm nay thầy trụ trì thương mình nên gửi đến một vị thánh tăng. Bà trở ra, tìm không thấy vị thánh tăng đâu, bà cho rằng ngài dùng thần thông bay về rồi.
Thầy Tỳ-kheo khi về đến tịnh xá, vào phòng đóng chặt cửa lại. Vị trụ trì không biết nguyên nhân tại sao nên ngài nhập định quán chiếu. Biết được nhân duyên, khi thầy Tỳ-kheo ra ngoài, vị trụ trì chỉ nói một câu: “Tất cả đều là Đạo, tất cả đều là Pháp.” Ngay trong giờ phút đó, Thầy Tỳ-kheo chứng quả.
Kinh nghiệm đời tu thiền sư Thánh Nghiêm
Nhân duyên ngày hôm nay quý Phật tử dự khóa tu, mục đích là chúng ta dọn tâm sẵn. Có những người có kỳ duyên đặc biệt, như câu chuyện bà già ở thành phía đông, Đức Phật nói bà không nghe, nhưng đặc biệt Tôn giả La-hầu-la nói bà nghe. Bởi vì Tôn giả La-hầu-la có nhân duyên với bà đã năm trăm kiếp trước làm mẹ con với nhau. Mà nhân duyên này là gì? Nhân duyên này là khi chúng ta có một niềm tin tuyệt đối với Pháp. Chẳng hạn như bây giờ quý Phật tử có niềm tin tuyệt đối với Thầy Thông Không, thì khi thầy nói lời gì ra, quý Phật tử tin chắc rằng lời đó đúng, mình biết chắc chắn rằng đây là kinh nghiệm tu tập của thầy.
Gần đây tôi làm hơi nặng, tôi bị lệch đĩa đệm nên ngồi thiền rất đau nhưng cũng phải ráng. Hôm qua, tôi tình cờnghe thầy giảng cho quý Phật tử, “Khi chúng ta ngồi thiền bịđau, chúng ta phải cố gắng vượt qua chặng đường này.” Ngày xưa tôi đã biết như vậy, nhưng lúc đó mình chưa có đau, mình chưa có kinh nghiệm gì bao nhiêu. Ngày xưa tôi được may mắn là đã từng học qua khí công nên tối hôm qua, khi ngồi thiền bị đau, tôi dẫn khí tác động đến chỗ đau thì đúng là nó vượt thoát cái đau. Đây là điểm chúng ta cần phải lưu ý. Sư Ông giảng, khi chúng ta ngồi thiền cảm thấy đau chỗ nào, nhức chỗ nào thì chỗ đó là chỗ bệnh của mình. Chúng ta phải dùng khí, hơi thở tác ý dẫn đi để chúng ta phá, giống như thông cái ống nước bị nghẹt. Phá được chỗ đó rồi thì tự nhiên hết đau.
Cho nên đừng sợ. Mình ngồi cái chân cứng cứng, đau đau,mình sợ rồi mình xả chân thì không bao giờ ngồi lâu hơn. Hoặc mình ngồi đúng một tiếng bị đau là mình xả, thì ngàn đời quý Phật tử ngồi chỉ được một tiếng đồng hồ, không bao giờ lâu hơn.
Quý Phật tử để ý thấy là chưa từng có một vị thiền sinh nào ngồi trên bồ đoàn mà chết. Trong khóa tu này, vị nào ngồi trên bồ đoàn mà chết, thì bảo đảm tôi về xây chùa xong luôn, do thí chủ dồn cúng dường cho tôi, đúng không? Vì Thầy mở khóa tu sao hay vậy, có một thiền sinh ngồi thiền tịch.
Quý Phật tử biết tại sao ngày xưa Sư Ông cắt chúng tôi qua Canada hành đạo không? Năm đó tôi còn rất trẻ, trẻ tuổi nhất trong tăng đoàn, mà chúng tôi thường xuyên ngồi thiền từ 3 giờ 15 đến 7, 8 giờ sáng mới xả, thay vì theo thời khóa thì đúng 5 giờ 15 xả. Tu tập xuyên suốt như vậy. Người tu thiền phải có một dũng khí, một năng lực.
Hồi sáng tôi ngồi thiền gần một số Phật tử, khi nghe chuông xả thiền, tôi thấy có một cô Phật tử chưa muốn xả. Ngày xưa chúng tôi từng trải qua như thế. Nhưng quý Phật tử nhớ một điều là đừng có lưu luyến quá, đó cũng là cái bệnh. Thiền sư Triệu Châu nói: “Chỗ không Phật phải mau chạy qua, chỗ có Phật cũng đừng lưu luyến.” Bởi vì lâu lâu đượcrớt trong trạng thái tĩnh lặng mà xả ra mình tiếc lắm, muốn kéo dài thêm nữa. Chính nhờ việc chưa muốn xả mà người đó nếu đủ nhân duyên nhập thất, chắc chắn rằng sẽ phát minh những điều kỳ diệu từ tâm.
Phương tiện cho người tu thiền
Cho nên có thể nói mình tu ở đây gọi là tu nháp. Rồi khi quý Phật tử đủ nhân đủ duyên vào thất bảy ngày hoặc nửa tháng, mình dồn hết lực công phu. Trong thất, quý Phật tử có khả năng phát minh con đường sống chết phải đi như thế nào, vào đó tự nhiên mình có hóa giải. Mình học ở đây thì như vậy, nhưng khi mình áp dụng trong lúc nhập thất, thì tự nhiên mình phát minh rất nhiều điều lý thú.
Bây giờ Thiền viện ở Việt Nam có những cái thất, chẳng hạn như ở Thiền viện Viên Chiếu có những cái thất cho người nữ. Thiền viện tôi sau này cũng làm hai mươi cái thất ở hai khu riêng biệt cho người nam và người nữ tu. Tôi thấy thiền đường Phúc Đức có cái thất đó, phải không? Rất là tốt. Mà có ai nhập thất chưa? Quý Phật tử phải cố gắng sắp xếp thời gian để có đủ nhân duyên vào trong thất sống một mình, để khi đối diện cái chết mình không hoảng sợ.
Rồi Tôn Giả Tịch Thiên dạy tiếp:
“Nếu buộc chặt tâm như con voi từ mọi phía bằng sợi dây chánh niệm thì mọi sợ hãi sẽ tiêu tan.”
Tức là sống một mình, đối diện với chính mình. Quý Phật tử phải cố gắng điều đó.
“Và niềm hạnh phúc toàn vẹn sẽ đến với ta. Tất cả kẻ thù hổ, sư tử, voi, gấu, rắn là những cảm xúc, và cả kẻ bảo hộ địa ngục, ma quỷ cùng nỗi kinh hoàng, tất cả sẽ bị trói chặt, bị hàng phục, vì ngươi đã khống chế được tâm, đã thuần phục được tâm, vì mọi nỗi sợ hãi và muôn vàn đau khổ đều từ tâm mà biến hiện.”
Như vậy chúng ta thấy được rằng, có những lúc chúng ta tu để thực hiện con đường công phu là chúng ta đã trang trảicho những nghiệp lực, nghiệp tập. Chẳng hạn như ngày xưa chúng ta gieo một cái nhân xấu ác, ngày 16 tháng 8 năm Ất Mùi cái quả chín muồi, đúng nhân duyên đó nó rớt về mình. Chắc chắn chúng ta sẽ bị tai nạn chết hoặc thân xác không còn nguyên vẹn nữa. Nếu bây giờ quý Phật tử ngồi đây nghe pháp hoặc là ngồi thiền, thì chiếc xe có bay vô đụng mình được không? Có! Tôi khẳng định có! Có ở chỗ nào? Có ở chỗ người ta ngồi thiền, tâm người ta được khinh an, định tuệ người ta phát, người ta buông xả hết những chuyện gì đó đã cưu mang. Còn trong giờ phút đó mình ngồi thiền giống như ngồi trên đống lửa rất là khó chịu. Có những lúc mình ngồi thiền rất là yên ổn, nhưng có những lúc ngồi thiền bao nhiêu vọng tưởng, bao nhiêu phiền muộn đến cùng một lúc, là ngay trong giờ phút đó chúng ta biết rằng mình đang trả nghiệp.
Mà may mắn là chúng ta trả nghiệp bằng tâm thức. Tôi đã từng nói có những lúc chúng ta thiếu nợ, không phải chúng ta trả tiền, trả bạc mà chúng ta trả lúa gạo cũng trừ nợ được. Đó là đặc điểm đặc biệt của người tu thiền. Nghe pháp cũng như thế, có những lúc chúng ta nghe như nuốt từng lời pháp, hoan hỷ từng lời pháp. Nhưng có những lúc chúng ta nghe pháp thật chán chường, mệt mỏi. Đó là biết rằng quả khổ nó chín muồi nó đến.
Cho nên quý Phật tử thấy các vị Thiền sư ngộ đạo không phải là dễ, không phải tự nhiên mà ngộ, mà phải đúng nhân đúng duyên. Nhân duyên nghiệp quả này nó sát sao đến mức độ chỉ có mắt Phật mới thấy. Không phải tự nhiên mà có những người nghe tiếng kẻng hay tiếng gì đó ngộ đạo, mà nóđược kết tập từ từ, từ những việc thiện pháp hằng ngày, từ sự tu tập hằng ngày của quý Phật tử. Khi nghiệp ác hóa giải hết rồi, thì quý Phật tử mới ngộ đạo được. Cho nên Tổ Bồ Đề Đạt Ma khẳng định: “Tâm tịnh thì nghiệp mới tiêu”.
Như vậy, chúng ta nhờ tu thiền mà hóa giải những nợ nần, oán kết từ nhiều đời nhiều kiếp. Tinh thần của ngồi thiền là chúng ta phải làm như thế nào đó để giữ chánh niệm. Khi những vọng tưởng điên cuồng đến, chúng ta không chạy theo nó, đắm đuối nó và chết chìm trong những niệm vọng tưởng đó. Mình thực tập như thế rồi thì khi cái chết đến mình làm chủ được, mình không còn sợ hãi những bóng dáng hiện ra trong tâm. Mà những bóng dáng này do ai tạo ra? Do chính bản thân mình tạo khi còn sống. Mình tạo những hạt giống đó, mình tưởng nó mất, nhưng nó vẫn còn đó không mất. Chúng ta phải hiểu điều này.
>Xem thêm video: Lợi ích của giới luật:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm