“Thực hành trọn vẹn lời Phật dạy là lí tưởng sống phụng sự của người Phật tử”
"Dù chúng ta có mọi thứ từ tiền bạc, quyền tước, nhà lầu xe hơi, nhưng tâm chúng ta chưa được thanh thản, sống không được yên vui không thể có được sự tự do và an lạc thực sự." Đó là những lời Phật tử Phạm Thái Bảo đã chia sẻ với chúng tôi về niềm tin trọn vẹn với Phật Pháp.
PV: Là Phật tử, bạn thấy sự khác biệt cơ bản giữa Phật giáo và tôn giáo khác ( ví dụ như Công giáo) là gì?
Chúng ta thấy rằng, cả hai tôn giáo đều khuyên dạy làm những việc công-đức, từ-thiện và sống không phạm vào những giới như không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm. (Về vấn đề giới hạnh “uống rượu” thì hai bên có khác biệt ít nhiều).
Tuy nhiên, về căn bản thì hai tôn giáo khác biệt nhau ở những ý nghĩa về cứu rỗi, giải thoát và giác ngộ, đó là:
Nếu như Công giáo có cá nhân thượng đế là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jesus Christ là ngôi con của Đức Chúa Trời, đại diện hiện thân của Đức Chúa Trời, sự cứu rỗi có thể có được nhờ Đức Chúa Jesus Christ, nhờ vào Đức Chúa, tội lỗi có thể được tha thứ, cầu nguyện Chúa để linh hồn được cứu rỗi, thì Phật giáo không có cá nhân thượng đế, Đức Phật chưa bao giờ tuyên bố mình là hiện thân cho một đấng thượng đế tâm linh nào cả. Phật chỉ là một con người bình thường và giác ngộ chân lý, một người phải tự tu dưỡng thân tâm mình để tìm sự giải thoát bằng nỗ lực cá nhân của chính mình, những hành động (Nghiệp) trong quá khứ và hiện tại của một người sẽ quyết định tương lai của người đó. Tu tập tâm (thiền tập) để làm trong sạch tâm và phát triển trí tuệ để đạt được giác ngộ và giải thoát.
PV: Lý do gì khiến bạn sùng kính Đạo Phật và nhân duyên nào khiến bạn quy y Tam Bảo?
Các lý do mà em sùng kính đạo Phật đó là:
Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong môn Lịch Sử, Văn Học, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Phật giáo nước nhà luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần hình thành lên tư tưởng, văn hoá của dân tộc Việt Nam. Từ thời Đinh, Lý, Trần, Phật giáo luôn đồng hành cùng các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa bảo vệ Tổ Quốc. Nổi bật là Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn là hình tượng tiêu biểu độc đáo nhất trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng.
Tới thời Kháng chiến chống Mỹ, Pháp cứu nước, nhiều nhà sư cởi cáo cà sa, mặc áo lính lên đường khánh chiến bảo vệ tổ quốc, nhiều chùa là nơi nuôi giấu bộ đội, nghỉ ngơi, đặc biệt là sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân quyết bảo vệ đạo pháp và sự tồn vong của đất nước.
Ngày nay Phật giáo Việt Nam đã làm được rất nhiều việc có ích như an sinh xã hội, quảng bá Phật giáo tới khắp bạn bè quốc tế, đóng góp hàng ngàn tỷ đồng tham gia trong các lĩnh vực an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục, chăm sóc y tế đối với cộng đồng, nhất là trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, Giáo hội đã cử các đoàn hoằng pháp đi giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc tại các ngôi chùa Việt khắp năm châu trở thành nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam tại các nước
Cùng với đó là sự chỉ dạy, chỉ bảo tử còn bé lòng từ bi của quý Thầy chùa Làng để em gieo được hạt giống lành tâm hướng thiện từ khi còn nhỏ, đó là các lý do mà em sùng kính đạo Phật.
Nguyên nhân và cơ duyên em quy y Tam Bảo.
Bản thân em nghĩ rằng, dù chúng ta có mọi thứ từ tiền bạc, quyền tước, nhà lầu xe hơi, nhưng tâm chúng ta chưa được thanh thản, sống không được yên vui không thể có được sự tự do và an lạc thực sự. Bởi thế, em cần có một nơi nương tựa để vững lòng tin trên con đường thực tập sửa đổi bản thân. Và nơi em có thể trở về chính là nương tựa Tam bảo để học hỏi và thực hành theo lời dạy của đức Thế Tôn thì mới có đời sống thực sự an vui và hạnh phúc.
PV: Vừa làm việc cơ quan, lại nặng lòng với việc từ thiện, kêu gọi bạn hữu cúng dường Tam Bảo, bạn mong muốn mình sẽ là gì trong tương lai?
Bản thân em luôn có lý tưởng sống của người Phật tử đó là là nguyện yêu thương cùng khắp; sống tốt đời, đẹp đạo; làm lợi ích cho mình và người.
Đối với việc đời, em luôn nỗ lực trong công việc, cố gắng trau dồi tri thức, kỹ năng sống, sống và làm việc theo pháp luật, nuôi bản thân, cho gia đình, góp một phần nhỏ bé giúp ích cho xã hội. Không dành thời gian rảnh để làm các việc vô bổ, mà dành thời gian đó để giúp đỡ mọi người, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, luôn có trái tim yêu thương, từ bi và trí tuệ theo lời dạy của đức Phật.
Việc đạo em luôn lấy Giới - Định - Tuệ là nền tảng. Như trăm sông đều xuôi về biển cả, như dấu chân các loài thú đều lọt vào dấu chân voi, cũng vậy giáo pháp của Đức Phật bao la nhưng đều quy về Bát Thánh đạo, Giới - Định - Tuệ. Em luôn hiểu rõ và phát nguyện thực hành trọn vẹn lời Phật dạy: “Không làm các điều ác/Nguyện làm các việc lành/Giữ tâm ý trong sạch/Chính lời chư Phật dạy” trong đời sống hàng ngày, đây chính là lý tưởng sống của người Phật tử.
Khi tránh xa được các điều xấu ác, tự thân chúng ta đã là người tốt. Càng tốt đẹp và cao cả hơn, nếu chúng ta nguyện thực thi các hạnh lành trong đời sống hàng ngày. Những lời nói, việc làm đúng với Chánh pháp, được số đông ca ngợi, được người trí tán thán, được chính quyền tuyên dương, có lợi ích thiết thực trong hiện tại và tương lai thì đó là việc lành. Mang điều lành đến cho bản thân, gia đình, xã hội chính là lý tưởng sống phụng sự tiếp theo của mỗi người Phật tử.
PV: Theo bạn thì sự lan toả của Phật giáo ngày nay trong giới trẻ Việt Nam và ở những nơi xung quanh bạn sinh sống, như thế nào?
Tại quê em đang sinh sống nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Phật giáo tiếp cận với giới trẻ như:
Qua hệ thống kinh điển Phật giáo vô cùng phong phú và đa dạng. Đã góp phần hoằng pháp đến giới trẻ như tụng niệm kinh hằng ngày, chép kinh cúng dường chư phật như chùa Địa Tạng Phi Lai đang tổ chức mang ý nghĩa lan toả và hoằng dương chính pháp hết sức thiết thực.
Sự lan toả của văn hoá Phật giáo đã tiếp cận đến giới trẻ hiện nay, giúp giới trẻ sống lành mạnh và tích cực nhờ ứng dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày như lòng từ bi bác ái, lòng hiếu thảo, nhân quả… cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách lành mạnh cho thanh thiếu niên. Và trong những ngày lễ của Phật giáo, các bạn trẻ lại náo nức tìm đến cửa Phật để thắp nén nhang, tụng kinh cầu chúc bình an cho cha mẹ, tĩnh tâm nhìn lại những gì đã qua, để có thể sống tốt hơn cho mình và cho mọi người
Phật giáo đã tiếp cận với giới trẻ qua các hoạt động ngoại khoá thiết thực như tổ chức các khoá tu, các buổi nói chuyện, giảng pháp, làm công quả, các đội nhóm, câu lạc bộ…. Để các em có cơ hội gần gũi, hội nhập và tìm hiểu giáo lý nhà Phật, các em cảm nhận được những giá trị cao quý qua lời Phật dạy, biết trân quý những gì mà các em có.
Ngoài ra còn nhiều nghi lễ quan trọng khác của giới trẻ đó là Nghi Lễ hằng thuận, Càng ngày càng được các bạn trẻ làm theo nghi thức lễ cưới theo kiểu phật giáo dưới sự minh chứng của Đức Phật và tăng ni, phật tử, đặc biệt là sự chúc mừng của 2 bên gia đình. Mọi người cho rằng sẽ giúp cô dâu chú rể sẽ cảm nhận được tầm quan trọng và sự thiêng liêng của lễ cưới. Tình yêu được Đức Phật chứng kiến sẽ là niềm tin, động lực để họ giữ gìn cuộc hôn nhân ngày càng tốt đẹp.
Phật tử Đỗ Văn Dương: “Truyền tải Phật Pháp là tiếp nối hạnh nguyện Bồ đề cao quý”
PV: Các sự việc đáng tiếc của một vài Sư tăng vừa qua có khiến bạn suy giảm niềm tin Phật giáo không và vì sao?
Nhiều chùa, nhiều Tăng ni trong thời gian qua có nhiều sự lệch lạc, ảnh hưởng tới Giáo hội và niềm tin của Phật tử cả nước.
Niềm tin với bản thân con đó là sự tin tưởng, không phải theo nghĩa sùng tín, đề cao đức tin như trong một số tôn giáo thần khải. Tín đồ đạo Phật được khuyên không nên vội vàng tin theo điều gì mình thấy được, nghe được mà phải tìm hiểu và xem xét kỹ lưỡng để hiểu biết chắc chắn về điều đó thì mới quyết định tin hay không. Chính Đức Phật đã dạy cho dân chúng Kalama trong kinh Tăng chi: “Này các Kalama, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo truyền thống, chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, chớ có tin vì đúng theo một lập trường, chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện, chớ có tin vì phù hợp với định kiến, chớ có tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kalama, khi nào tự mình biết rõ: Các pháp này là thiện, các pháp này là không có tội, các pháp này được người có trí tán thán, các pháp này nếu chấp nhận và thực hành sẽ đưa đến an lạc và hạnh phúc, lúc ấy, các người hãy chấp nhận và thực hành”.
Bản thân con luôn có niềm tin vào Đức Phật, niềm tin vào giáo lý nhà Phật, tin vào Tăng đoàn, luôn đặt niềm tin, sự kính trọng vào Tăng đoàn, xem đó là tấm gương mẫu mực về việc thực tập Bát Chánh đạo. Vì thế, con luôn tỏ lòng cung kính đối với chư Tăng, học hỏi Phật pháp và sống theo những điều chỉ dẫn của chư Tăng, chia sẻ và xin lời tư vấn đối với các việc trọng đại của gia đình, và phản bác lại những ai vu khống hay phỉ báng Tam bảo.
PV: Trong năm mới, theo bạn thì điều gì sẽ làm cho Phật giáo Việt Nam đi vào lòng giới trẻ bền vững hơn?
Trong năm vừa qua nói riêng và trong nhiệm kỳ qua của giáo hội đã có rất nhiều thành tựu nổi bật đặc biệt quan trọng được giới trẻ quan tâm như Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 3. Nhiều thông tin phật giáo, tài liệu lịch sử được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội cùng các báo Giác Ngộ và Truyền hình An Viên, đã cung cấp thông tin nhanh, chính xác, kịp thời tới giới trẻ.
Nhiều hoạt động từ thiện đa dạng của Giáo hội như nuôi dưỡng trẻ mồ côi, chăm sóc người già neo đơn, hỗ trợ người tàn tật… tham gia tích cực các phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm sóc các đối tượng có công với đất nước; phát quà từ thiện ở các vùng khó khăn, xây cầu, làm đường, tặng xe lăn, trao học bổng khuyến học, ủng hộ các chương trình vì biển đảo, hiến máu nhân đạo… đã lan toản sâu rộng tới giới trẻ.
Đặc biệt đại dịch Covid 19, Phật tử trẻ đã để lại lòng khâm phục vô bờ bến đối với lớp lớp các Tăng Ni đã cởi bỏ áo cà sa khoác áo blue, đăng ký dấn thân phục vụ chăm sóc các bệnh nhân nhiễm SARS CoV-2, hỗ trợ đội ngũ y tế ở các trung tâm điều trị và bệnh viện dã chiến trong giai đoạn đại dịch Covd-19 bùng phát dữ dội, khi đại dịch đang là nỗi ám ảnh cho toàn xã hội, đặc biệt là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Nhiều chùa thành nơi cách ly, phòng chống dịch covid 19.
Những việc đã làm được của Phật giáo Việt Nam đã để lại nhiều ấn tương sâu sắc trong lòng giới trẻ.
Sang năm mới, con hi vọng rằng Giáo hội cùng các Tăng Ni cả nước, có nhiều hoạt động thiết thực hơn để thu hút giới trẻ như:
+ Thể hiện tình yêu thương hơn đối với giới trẻ như tổ chức các khoá tu, các buổi nói chuyện, giảng pháp, làm công quả, các đội nhóm, câu lạc bộ…. Để các em có cơ hội gần gũi, hội nhập và tìm hiểu giáo lý nhà Phật, các em cảm nhận được những giá trị cao quý qua lời Phật dạy, biết trân quý những gì mà các em có.
+ Có hệ thống Tăng Ni trẻ hùng hậu, nhiệt huyết, cùng trang lứa với tuổi trẻ để giáo hoá thế hệ trẻ hiểu biết hơn về Phật Pháp.
+ Đơn giản, gọn nhẹ và đa dạng trong các khoá lễ.
Xin cảm ơn bạn, chúc bạn ngày ngày an lành, thân tâm thường an lạc, bồ đề tâm kiên cố và tinh tấn trong đạo Pháp để lan tỏa thật nhiều điều thiện lành đến với tất cả mọi người!
Phật tử Hoa Tường Bạch: Nguyện làm “đám mây nhỏ” lan tỏa điều thiện lành đến với mọi người
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm