Phật tử Đỗ Văn Dương: “Truyền tải Phật Pháp là tiếp nối hạnh nguyện Bồ đề cao quý”
Là Phật tử trẻ với tâm nguyện “chuyển tải Phật Pháp đến với những người đang chịu khổ đau, khiến cho ai ai cũng được lợi ích như mình”, Đỗ Văn Dương - chàng trai từng là sinh viên trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã chia sẻ với chúng tôi về sứ mệnh lan tỏa và phụng sự đạo Pháp.
PV: Nhân duyên nào thúc đẩy bạn dấn thân vào việc làm truyền thông Phật giáo qua việc xây dựng các kênh media của Chùa Ba Vàng?
Sau thời gian tìm hiểu về đạo Phật thì em rất yêu thích những giáo lý mà Đức Phật để lại cho thế hệ sau. Đặc biệt khi được tu học tại chùa Ba Vàng trải nghiệm việc ứng dụng Phật Pháp vào đời sống mang lại nhiều giá trị thiết thực cho chính bản thân khiến em phát khởi tâm mong muốn được đóng góp sức mình để lan tỏa những điều hay của đạo Phật đến với nhiều người hơn.
Khi về đây em được tiếp xúc với Thầy Thích Trúc Thái Minh thì em cảm nhận được Thầy là một người có lý tưởng lớn, tâm nguyện muốn đem Phật Pháp đến với tất cả mọi người. Và bên cạnh đó còn có cô Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa (là nơi em đang tham gia tu tập) luôn hướng dẫn tận tình trong việc thực hành lời dạy của Thầy khiến cho nhiều người được lợi ích, thay đổi cuộc sống của mình theo hướng tích cực hơn rất nhiều.
Chúng em cũng muốn mình là một phần nhỏ cố gắng để tiếp nối hạnh nguyện Bồ Đề cao quý của Thầy Thích Trúc Thái Minh và cô Phạm Thị Yến, tập thực hành công hạnh chuyển tải Phật Pháp đến với những người đang chịu khổ đau, khiến cho ai ai cũng được lợi ích như mình.
Và trong cuộc sống công nghệ đang phát triển hiện nay thì việc truyền tải Phật Pháp cũng cần bắt nhịp sao cho phù hợp với thời đại. Chính vì vậy khi được sự chỉ dạy của Thầy thì chúng em đã có nhân duyên phát triển các kênh media của chùa Ba Vàng để cho nhiều người tiếp cận được với giáo lý của đạo Phật đem lại lợi ích cho chính họ và những người xung quanh.
Khi chúng em thấy được kết quả mọi người chuyển hóa tích cực thông qua các bình luận và phản hồi trên các kênh media của chùa (như chuyển hóa tâm tính theo hướng tích cực, chuyển hóa nhiều nghiệp khổ như bệnh tật, gia đình bất hòa, công danh thất bại, con cái bất hiếu,...) khiến chúng em có thêm động lực rất lớn để tiếp tục công việc này vì thấy được việc mình đang làm thực sự có ý nghĩa và mang đến những điều tốt đẹp như tâm nguyện của Thầy và mong muốn của Cô Yến.
PV: Trong quá trình làm việc, tới nay điều gì bạn cảm thấy đáng nhớ, đáng hoan hỉ nhất?
Điều em cảm thấy đáng nhớ và hoan hỉ nhất là khi đội của mình hoàn thành được 1 video truyền thông mang lại lượt tương tác cao trong thời gian em mới bắt đầu làm việc. Thực ra em cũng đã làm được nhiều sản phẩm truyền thông nhưng lần đó là lần em nhớ nhất. Khi em có ý tưởng nhen nhóm làm 1 video truyền thông theo phong cách mới, tham khảo các dự án khác trên mạng và tư duy làm sao áp dụng vào video của mình vì lĩnh vực Phật giáo có đặc thù rất khác.
Khi em đưa ra sản phẩm đầu tiên thì em thấy cũng rất ổn rồi nhưng khi đưa ra cùng bàn bạc với các thành viên trong team thì được phản hồi lại và sửa khá nhiều. Lúc đó em cũng hơi nản và còn cố nghĩ ra lý do để giữ lại nguyên bản video mình làm vì nghĩ là cách mình làm đã tốt nhất rồi, bao nhiêu công sức mới làm được giờ lại sửa thì phí quá. Nhưng khi em cố gắng thay đổi mình, tiếp nhận ý kiến của mọi người và sửa lại video sau khi được duyệt xong đăng lên trang truyền thông thì hiệu quả tương tác rất tốt.
Lúc đó em mới nhìn lại video lúc đầu mình làm so sánh với video sau khi có sự “chung tay góp sức” của các thành viên thì thấy đúng là khác hẳn nhau. Video có sự đóng góp ý kiến của mọi người hay hơn hẳn và ý nghĩa hơn rất nhiều. Em đọc các bình luận của bài đăng video đó thì rất nhiều người nói rằng họ nhận được 1 bài học rất hay từ video đó, thay đổi tư duy của họ khiến em càng hoan hỉ hơn.
Em nhận ra giá trị trong cách làm việc hòa hợp và sức mạnh của tập thể bao giờ cũng hơn cá nhân. Cùng nhau bàn bạc, đưa ra ý kiến, thống nhất thì mới có kết quả tốt nhất được. Qua việc này em cũng thấy mình giảm bớt đi “cái tôi”, biết lắng nghe ý kiến của người khác hơn, thay đổi bản thân mình để tốt hơn nữa, điều này cũng khiến em thấy rất hạnh phúc khi được sống trong môi trường hòa hợp này. Và đây cũng là pháp lục hòa mà hằng ngày chúng em đang được triển khai thực hành.
Phật tử Trung Hiếu: "Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo"
PV: Được gặp Thầy, gặp Pháp, cuộc đời bạn thay đổi ra sao và bạn cảm thấy thế nào về thay đổi ấy?
Em vẫn nói cuộc sống của em nếu không gặp được Thầy, gặp Phật Pháp và có sự hướng dẫn của Cô Yến thì chắc có lẽ bây giờ em đã trở thành một người sống bê tha, không có lý tưởng. Trước đây em là một người sống gần như không có mục tiêu phấn đấu, suy nghĩ bị tiêu cực và rất lười. Em lười trong cả tư duy và các hoạt động học hành, làm việc, phụ giúp gia đình gần như em chẳng làm gì mà chỉ suốt ngày dính vào những trò vô bổ trên mạng xã hội. Việc học tập của em trước đây luôn có kết quả thấp khiến bố mẹ em phiền lòng.
Cho đến khi em bén duyên được đi chùa nhiều hơn, lúc đó em cũng chưa hiểu gì nhiều chỉ theo bố em đi chùa vì khoảng thời gian đó mới thi xong em khá rảnh. Nhưng em không biết rằng cuộc sống của em bắt đầu thay đổi từ đó.
Em vẫn nhớ cái em thay đổi đầu tiên là tư duy của em nhờ nghe Thầy giảng bài Pháp trên chính điện. Lần đầu tiên em chăm chú nghe một người giảng giải và hướng dẫn chi tiết đến thế. Thầy giảng giải những nội dung rất gần gũi, em nghe hiểu được và Thầy giống như người truyền lửa khiến mình có động lực để thực hành ngay vậy. Vậy nên cứ sau mỗi buổi giảng Pháp của Thầy, em lại ghi nhớ được ít nhất 1-2 điều mà em cảm thấy tâm đắc nhất trong buổi nghe giảng và mang về áp dụng trong cuộc sống của em. Em thay đổi từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống: biết sống ngăn nắp, gọn gàng hơn, bỏ dần thói quen trì hoãn các công việc, yêu thích việc học tập và giúp đỡ bố mẹ. Chăm chỉ từ những điều nhỏ nhất này khiến em cảm nhận mình dần trưởng thành hơn và tư duy của mình cũng nhanh nhạy, linh hoạt hơn rất nhiều. Em cũng đạt được những thành tựu tuy rằng nhỏ thôi nhưng rất ý nghĩa với em, vì trước đây em chưa từng nghĩ tới một ngày mình thay đổi nhiều đến thế và quan trọng rằng bố mẹ em đã không phải lo lắng nhiều cho em nữa, yên tâm và một phần cảm thấy hạnh phúc vì em giờ đã tốt hơn trước rất nhiều.
Phật tử Hoa Tường Bạch: Nguyện làm “đám mây nhỏ” lan tỏa điều thiện lành đến với mọi người
Em dần thích hơn với việc về chùa để nghe Thầy giảng, tu tập các ngày thường kỳ và tìm hiểu nhiều hơn về giáo lý trong đạo Phật ứng dụng vào cuộc sống như thế nào. Em còn được tham gia Khóa tu mùa hè rất bổ ích tại chùa và điều em cảm thấy trân quý nhất là nhận ra nỗi vất vả của cha mẹ, yêu thương gia đình mình qua bài giảng của Thầy và trải nghiệm được đi đến nhà máy gạch để làm thử cảm nhận một chút sự vất vả của những người đã hy sinh cho mình có cuộc sống tốt đẹp như bây giờ.
Bên cạnh việc nghe bài giảng của Thầy, em còn hay nghe những bài chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến về những vấn đề trong cuộc sống khi áp dụng Phật Pháp thì giải quyết những việc đó thế nào. Quả thực khi em nghe và thực hành theo thì đem lại lợi ích thiết thực cho mình từ việc ứng xử, giao tiếp đến công việc và học tập đều thay đổi rất tốt.
Trong việc học Phật qua sự giáo dưỡng của Thầy và hướng dẫn của Cô Yến, em còn dần cảm nhận được niềm hạnh phúc trong tu tập rất khác so với những niềm vui ở ngoài đời trước kia em được trải qua. Đây cũng là động lực khiến em muốn ngày càng tìm hiểu, dấn thân sâu hơn vào Phật Pháp.
Khi thay đổi cuộc sống gần như 180 độ như vậy thì em không muốn quay trở lại trạng thái của mình ngày xưa nữa. Tiếp tục cố gắng tu học và làm phận sự, sống có lý tưởng cao đẹp hơn, đó là hướng tới con đường mong nguyện được xuất gia.
Em thực sự rất biết ơn đến Thầy và Cô Yến vì là những người đã viết lên một trang sách mới cho cuộc đời em. Nếu như không có Thầy và Cô Yến thì có lẽ cuộc sống này của em sẽ nhạt nhòa, vô nghĩa, sống mà không đem lại giá trị gì tốt đẹp. Thầy và Cô Yến giống như người cầm ngọn đuốc trí tuệ soi sáng cho em và nhiều người đang trôi lăn trong màn đêm tối không biết lối ra. Nếu để đền ơn thì cũng thật khó vì ơn này đối với em rất lớn. Nhưng em sẽ cố gắng thực hành lời dạy của Thầy và Cô Yến, đem sức nhỏ của mình để cùng truyền tải Phật Pháp theo hạnh nguyện Bồ Đề của Thầy và Cô Yến. Em nghĩ đây là điều tốt nhất em có thể làm để tri ân tới những người thầy của mình trong đạo ạ.
Xin cảm ơn bạn, chúc bạn ngày ngày an lành, thân tâm thường an lạc, bồ đề tâm kiên cố và tinh tấn trong đạo Pháp để lan tỏa thật nhiều điều thiện lành đến với tất cả mọi người!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"
Phỏng vấn 12:01 23/10/2024Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.
“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”
Phỏng vấn 12:25 22/10/2024Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.
Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”
Phỏng vấn 15:11 12/10/2024“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.
Xem thêm