Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/12/2022, 16:35 PM

Ca sĩ Phật tử Lưu Minh Tuấn: “Giúp cha mẹ hiểu được Phật Pháp mới là trọn vẹn chữ hiếu”

Việc báo hiếu đơn thuần bằng vật chất chỉ có giá trị giới hạn, nhưng nếu một người có thể giúp cha mẹ hiểu được Phật Pháp, bỏ ác, hành thiện, gieo mầm nhân duyên tu tập thì đó mới được coi là “trọn vẹn chữ hiếu”.

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm và Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy: “Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng dâng cúng với của cải vật chất tiền bạc thì không bao giờ đủ để đáp đền ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỳ -kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin Tam bảo thì khuyến khích cho có lòng tin Tam bảo, đối với cha mẹ sống tà giới, thì khuyến khích vào chánh giới, đối với cha mẹ sinh khởi tham, thì khuyến khích bố thí, đối với cha mẹ tà kiến thì khuyến khích vào chánh kiến. Cho đến như vậy, này các Tỳ Kheo, mới đáp đền ơn đủ cho mẹ và cha”.

Như vậy, hiếu thảo trong đạo Phật không chỉ đơn thuần là đáp ứng đủ đầy về vật chất cho cha mẹ. Mà chữ “hiếu” chỉ trọn vẹn khi con cái biết hướng cha mẹ đến đời sống đạo đức và trí tuệ. Mục đích chân chính của kiếp nhân sinh vốn không chỉ dừng lại ở chuyện cơm áo gạo tiền mà còn phải quan tâm chú trọng đến phương diện tinh thần. Việc báo hiếu đơn thuần bằng vật chất chỉ có giá trị giới hạn, nhưng nếu một người có thể giúp cha mẹ hiểu được Phật Pháp, bỏ ác, hành thiện, gieo mầm nhân duyên tu tập thì đó mới được coi là “trọn vẹn chữ hiếu”.

Ca sĩ Phật tử Lưu Minh Tuấn - đóa sen trong không gian an lạc Địa Tạng Phi Lai Tự

Là người Phật tử, ngoài việc sống một đời hiền thiện thì nên phát tâm báo ân bằng cách giúp cha mẹ hiểu sâu nhân quả, phát khởi thiện tâm, gieo tạo phước lành.

Là người Phật tử, ngoài việc sống một đời hiền thiện thì nên phát tâm báo ân bằng cách giúp cha mẹ hiểu sâu nhân quả, phát khởi thiện tâm, gieo tạo phước lành.

Khi xưa, Đức Phật vì nhận thấy cuộc sống trần thế vô thường, mọi sinh mệnh đều phải chịu chi phối của quy luật sinh lão bệnh tử nên đã cương quyết từ bỏ đời sống vương giả để đi tìm cho mình, cho vua cha và nhân loại con đường chấm dứt khổ đau, đạt được hạnh phúc chân chính. Sau khi tìm ra con đường giải thoát, Người đã quay về quê hương hóa độ cho vua cha trước lúc lâm chung giúp cho nhà vua hiểu được thiện pháp, phát tâm bồ đề. Có thể thấy, chính bản thân Đức Phật là một tấm gương chí hiếu chí kính đối với đấng sinh thành. Sự báo hiếu ấy cũng chính là hiếu đạo mà người học Phật nên phát tâm noi theo và thực hành.

Ân đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ nặng sâu, vô cùng khó trả. Là người Phật tử, ngoài việc sống một đời hiền thiện thì nên phát tâm báo ân bằng cách giúp cha mẹ hiểu sâu nhân quả, phát khởi thiện tâm, gieo tạo phước lành. Được như vậy thì mới thật sự là một người con hiếu đạo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm