Phát biểu của 'ông vua' xe hơi Mỹ Henry Ford về luân hồi, tái sinh

Một trong những người đại diện cho nền công nghiệp hiện đại Mỹ, là nhà sáng lập hãng Forf - Henry Ford - chấp nhận quan niệm về tái sinh. Ông có nhiều phát biểu quan trọng về hiện tượng tái sinh.

Ông Henry Ford bị thuyết tái sinh lôi cuốn vì nó không giống như quan niệm hữu thần hay thuyết duy vật, tái sinh cho bạn thêm cơ hội thứ hai để tự thăng hoa chính mình.

Phát biểu của 'ông vua' xe hơi Mỹ Henry Ford về luân hồi, tái sinh 1

'Ông vua' xe hơi Mỹ Henry Ford tin vào luân hồi, tái sjnh.

Ông Henry Ford nói:

"Tôi chấp nhận thuyết tái sinh lúc tôi hai mươi sáu tuổi. Tôn giáo (tín ngưỡng) không giúp tôi được gì cả. Ngay cả công việc cũng không làm tôi hài lòng. Công việc sẽ trở nên vô vị nếu chúng ta không thể dùng kinh nghiệm được tích lũy trong đời này cho đời sau. Khi tôi khám phá ra thuyết tái sinh, dường như tôi đã tìm thấy một kế hoạch phổ quát. Tôi thấy mình có cơ hội để thực hiện những dự án của mình. Thời gian không còn giới hạn nữa. Tôi không còn lệ thuộc vào thời gian nữa….

Thiên tài chỉ là kinh nghiệm. Dường như có người nghĩ đó là thiên phú hay tài năng nhưng nó chỉ là kết quả của kinh nghiệm dài lâu từ nhiều kiếp. Linh hồn của vài người già hơn những người khác, nên họ hiểu biết nhiều hơn….

Việc khám phá ra thuyết tái sinh làm cho tôi yên tâm… Nếu bạn gìn giữ bản ghi chép cuộc đàm thoại này, hãy viết nó ra để làm cho tâm trí mọi người được thoải mái. Tôi muốn truyền đạt tới mọi người sự an lạc mà tầm nhìn lâu dài của cuộc sống đã trao cho chúng ta".

Trong một tuyên bố khác về luân hồi, ông Henry Ford cũng nói:

“Trong ba mươi năm, tôi thiên về thuyết Luân hồi. Nó dường như là một triết thuyết hợp lý nhất và giải thích được nhiều điều.

Không, tôi không muốn biết tôi đã từng là ai hay dạng sống gì; hoặc ai hay dạng sống gì mà tôi sẽ là trong thời kỳ sắp tới. Niềm tin vào sự bất diệt này làm cho cuộc sống hiện tại trở nên hấp dẫn hơn. Nó luôn trao cho bạn cơ hội. Bạn sẽ luôn có thể kết thúc những gì bạn bắt đầu. Không có gì phải lo lắng hay căng thẳng với một quan điểm như vậy. Chúng ta ở đây, trong cuộc sống này vì một mục đích: để có được kinh nghiệm. Tất cả chúng ta đang nhận được nó, và tất cả chúng ta sẽ sử dụng nó ở đâu đó.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niết-bàn trong tư tưởng Phật giáo: Giải thoát tuyệt đối hay sự chuyển hóa tâm thức?

Nghiên cứu 15:22 13/03/2025

Niết-bàn (Nirvāṇa) là một trong những khái niệm cốt lõi của Phật giáo, được xem là mục tiêu tối hậu của con đường tu tập.

Về vị Đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt

Nghiên cứu 11:52 13/03/2025

Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thống (đứng đầu các vị tăng của đất nước, quốc sư) đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chính là cháu đích tôn của Vua Ngô Quyền, người đáng lẽ kế vị vua nhưng lại chọn lối đi riêng là xuất gia.

Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt?

Nghiên cứu 10:36 13/03/2025

Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làm nơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa, cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến khá phức tạp.

Thiền quán sắc tướng đức Phật Dược Sư trong Mật thừa

Nghiên cứu 12:56 11/03/2025

Thiền quán và tin tưởng sự hiện diện của pháp tướng đức Phật Dược Sư ở phía trước giúp chuyển hóa toàn bộ tri kiến phàm tình của người thực hành về thế giới, thân thể và tâm thức của chính mình.

Xem thêm