Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/12/2015, 21:56 PM

Thương người công quả

Từng làm công quả, quan sát nhiều mỗi khi có dịp dự các sự kiện Phật giáo và khi hành hương, tôi rất thương và thấu hiểu việc công quả của nam nữ phật tử.

Nhà chùa việc nhiều, mà không thể trả công cho hết thảy mọi sự. Nghe kể ngày xưa ở làng (Nam bộ), bà con phật tử có nhiều đất đã phát tâm cúng dường cho nhà chùa để xây cất công trình và canh tác. Có chùa sở hữu diện tích lớn đến khó tin theo cách nhìn ngày nay thời đất chật người đông. Và để quán xuyến canh tác trên đất ấy chính dựa vào công quả của đông đảo phật tử gần xa, có người đến tá túc ở chùa đến khi hết việc mới về lo cho gia đình, nhiệt tâm việc chùa hơn cả việc nhà. Gieo giống, nhổ cỏ, be bờ đắp đất, thu hoạch phơi phóng..tất  tất nhờ cả vào công quả. Lúa vào kho dành để lo việc phật sự. Nghe kể thôi cũng hình dung được cảnh thanh bình ngày trước, áo nâu chen áo vải thường trên đồng, có thể có tiếng niệm phật nho nhỏ trong gió...

Đấy mới chỉ một phần thôi, xây cất, sơn sửa, bếp núc..quanh năm suốt tháng, bà con làm mà vui bẻ không than van, hãnh diện vì được đóng góp cho cửa Phật tích công đức.

Ngày nay, kinh tế thị trường, chuyện có khác song tính chất công quả căn bản không đổi. Phật tử cúng dường hiện kim hiện vật thay cho lao động chân tay tại chỗ như ngày trước, nhưng tiền ấy vật ấy cũng là mồ hôi đấy thôi. Nhà chùa dùng tiền thuê nhân công lao động, về hình thức, so với ngày xưa, là mới. Những vùng quê xa xôi chuyện công quả bằng công sức trực tiếp vẫn còn tuy không nhiều.
Chuẩn bị trước khóa lễ. Ảnh chuahoangphap.com

Những đấy là hiện vật hiện kim thay cho công quả ở lao động xây dựng công trình, việc quán xuyến lễ hội vẫn nhờ cả vào bàn tay công quả của bà con. Tôi có may mắn tham dự hai sự kiện lớn của Giáo hội cách nhau đúng nửa năm: Tập huấn truyền thông Phật giáo toàn quốc tại Bảo Quang tự - chùa Ba Vàng tháng 6/2015 và Hội thảo hoằng pháp toàn quốc vừa diễn ra tại Bà Rịa Vũng Tàu.

Một khối lượng công việc khổng lồ về hậu cần và lễ tân đặt trên vai đông đảo phật tử, mồ hôi thấm trên lưng áo bà con để có hàng nghìn suất cơm nóng ấm tình người đồng tu, những nụ cười đón tiễn, những lời hướng dẫn nhẹ nhàng nhất có thể, và vạn vạn nhát chổi của tăng, ni, phật tử đảm bảo không gian linh thiêng luôn thanh tịnh..hết thảy nằm trong một từ: công quả.

Là người sơ cơ, lý luận ít, song tôi thấm thía công đức vô lượng của những người công quả, thiếu họ phật sự khó thành tựu. Khi ngồi trong giảng đường học truyền thông Phật giáo hay kiến thức hoằng pháp, trong tiếng quạt quay đều và lời giảng nhẹ nhàng của bậc thiện tri thức; hết giờ bước đến nhà ăn đã sẵn những phần cơm chay ngon miệng, tách trà bát nước thơm lừng cùng nụ cười người công quả, tôi nhận ra: mình phải tri ân trước nhất những người con Phật này, họ đã kham nhẫn bắt nhịp cầu cho ta đến ánh sáng Đạo.

Những bà mẹ, chị, em gái hay chàng trai cô gái tình nguyện vui vẻ đứng bên bếp, luôn tay làm việc, cần mẫn lao động như con ong để vận hành guồng máy hậu cần khổng lồ để sự kiện phật sự viên mãn, họ xứng đáng được tuyên dương công đức trước tiên. Và sự học của chúng tôi phải san một nửa cho những bậc ấy, dù là một cách nói. Lòng tin, nhiệt tâm và sự tinh tấn của bà con không hề ít hơn chúng tôi – những người con Phật gác việc gia đình vượt trăm nghìn dặm đường học Đạo. Bà con lấy việc cho đi để tu học, còn chúng tôi: nhận vào tri thức để phục vụ Phật pháp.

Đành rằng công quả vô tư, muôn đời nay là như thế, nhưng áy náy hoài chuyện bà con phật tử đuối sức vì việc chùa lại có khi ít được những người tổ chức sự kiện phật sự quan tâm. Tôi không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến những phật tử ở xa đến làm công quả mệt không có chỗ nghỉ vì mọi chỗ được khai thác phục vụ khách xa và học viên! Nằm  trên ghế đá thì ngại và..mất cảnh quan!  

Nhiều phật tử mệt mỏi đứng mắt muốn nhíu lại vì buồn ngủ. Mỗi một sự kiện lớn qua đi, tăng, ni, phật tử nơi đăng cai kiệt sức, cho dù không  ai than vãn, nhưng người phương xa vẫn đắng lòng lắm. Nghĩ: sao những người tổ chức không giải tốt hơn bài toán hậu cần để san sẻ đều cho cả khách và tăng ni phật tử công quả để giấc ngủ đều đặn hơn, hầu để người khách ra về lòng thanh thản hơn. Có sự kiện phân loại khách ra năm bảy loại, phòng nghỉ hạng sang hang trung bình ngăn nắp, khách sạn tốt của một thành phố được bao hết và để nhiều phòng trống, kinh phí tổ chức chừng 10 tỷ đồng, nhưng những người công quả vẫn không có chỗ để nghỉ ngơi! Thành công to lớn nhưng sự viên mãn không tròn, nỗi buồn mênh mang. Có sự kiện chi tiêu phòng ốc cho khách VIP có giá hơn 10 lần khách thường, và người công quả đứng mà làm việc, nụ cười vẫn phải có trên môi. Đấy là hình ảnh ám ảnh khó nguôi...

Đành rằng chuyện công bằng hoàn mãn là không tưởng ở cõi phàm, không thể đòi hỏi mọi sự như ý, nhưng cũng có thể làm được những việc trong tầm tay: bớt kinh phí VIP - tu thì cần gì hạng sang - để chăm lo cho những người làm công quả, cắt bớt phòng để dành ra cho người nấu ăn, tiếp tân có chỗ ngả lưng. Nếu giải được chút xíu bài toán ấy, lời  pháp dễ tiếp thu hơn...

Hạnh phúc cho số đông - khẩu hiệu ấn tượng  ấy được xướng lên  long trọng, nếu được thể nghiệm trong thực tế sẽ càng ấn tượng  hơn nữa.

Bà Rịa Vũng Tàu, tháng 12/2015
Nguyễn Thành Công

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm