Thương yêu chính mình là nền tảng của từ bi
Ta thường nghĩ rằng ta biết rất rõ, hiểu rất rõ người ta thương, nhưng không hẳn là như thế. Nếu ta không biết rõ khổ đau của ta thì làm sao ta có thể hiểu rõ khổ đau của một người khác?
Không nên tin chắc là ta đã hiểu hết những gì liên quan đến người kia. Ta phải tự hỏi, “Tôi đã hiểu rõ tôi chưa? Tôi đã hiểu rõ khổ đau và nguồn gốc khổ đau của tôi chưa?”
Một khi ta đã có ít nhiều hiểu biết và tuệ giác về khổ đau của chính ta thì ta mới có thể hiểu biết và truyền thông với người khác. Nếu anh không chấp nhận được anh – nếu anh ghét bỏ anh, oán giận anh – thì làm sao anh có thể thương yêu một người khác và truyền đạt thương yêu đến người ấy?
Hiểu mình là tối thiết để hiểu người khác. Thương mình là tối thiết để thương người khác. Khi đã hiểu rõ khổ đau của mình thì ta sẽ bớt khổ và có thể hiểu rõ hơn khổ đau của người khác. Khi đã biết một người đang đau khổ và thấy rõ nguồn gốc của đau khổ nơi người ấy thì ta khởi tâm từ bi. Ta không còn ý muốn trừng phạt hay trách móc. Ta có thể lắng nghe và nói lời ái ngữ với tâm hiểu và thương. Và người nghe ta sẽ cảm thấy thoải mái vì những lời đầy hiểu và thương của ta.
Trở về quán chiếu tự thân để hiểu rõ khổ đau và gốc rễ của khổ đau là bước khởi đầu. Chỉ khi ta đã hiểu rõ khổ đau và gốc rễ khổ đau của ta thì ta mới có thể truyền thông với người khác và giúp họ bớt khổ. Liên hệ giữa ta và những người khác tùy thuộc khả năng hiểu rõ khổ đau và ước vọng nơi ta và nơi những người ấy. Khi ta thực sự trở về nhà, với chính ta và lắng nghe mình là ta có thể vui sống từng giây phút còn lại của cuộc đời. Ta có thể vui sống từng giây phút. Ta có thể truyền thông một cách tốt đẹp nhờ hơi thở chánh niệm, ta bắt đầu hiểu rõ mình, hiểu rõ khổ đau của ta, và hiểu rõ hạnh phúc của ta. Ta biết cách xử lý khổ đau và từ đó biết cách chế tác hạnh phúc. Và nếu bạn thực sự hạnh phúc thì ai ai cũng được lợi lạc từ hạnh phúc của bạn. Thế giới này đang cần những người hạnh phúc.
(Trích từ sách Nghệ thuật thiết lập truyền thông của Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy mỉm cười khi khó khăn đến gõ cửa
Sống an vui 14:44 08/11/2024Lan vừa mất việc thì nhận tin mẹ ốm nặng, phải nhập viện gấp. Trên chuyến xe về nhà, lòng cô trĩu nặng, đầu óc rối bời. Những câu hỏi về tiền bạc, bệnh tình của mẹ, và tương lai cứ vây quanh, khiến cô gần như không còn sức chống đỡ.
Có một cách hóa giải mọi mâu thuẫn nội tâm
Sống an vui 14:15 08/11/2024Ta hay có khuynh hướng bắt hoàn cảnh, sự việc phải theo đúng ý mình, nhưng ý mình thì luôn thay đổi. Và hơn nữa đời sống luôn diễn ra theo cách của đời sống chứ không bao giờ diễn ra theo cách ta muốn được.
Lại nói về ăn chay, ăn mặn
Sống an vui 10:31 08/11/2024Thượng tọa Trí Chơn, Ủy viên HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) nói về việc ăn chay và quan niệm ăn chay tích đức nhiều hơn ăn mặn, người ăn chay có thể ngồi chung bàn với người ăn mặn...
Bí quyết nấu món chay ngon, đủ dinh dưỡng
Sống an vui 15:01 07/11/2024Ăn chay không chỉ là cách để sống khỏe mạnh mà còn góp phần bảo vệ môi trường và thể hiện lòng từ bi. Tuy nhiên, để duy trì sức khỏe tối ưu khi ăn chay, việc nấu các món chay đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng.
Xem thêm