Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/11/2019, 07:07 AM

Thuyết vô thường trong truyện Kiều

Vô thường nghĩa là sự biến động, thay đổi không ngừng của tất cả mọi sự vật, hiện tượng vật lý và tâm lý trong vũ trụ. Vô thường là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật.

 >>Phật giáo thường thức

Vô thường, Khổ, Vô ngã là ba con dấu xác nhận cho giáo lý Phật giáo. Triết lý nào hàm chứa đầy đủ ba dấu ấn ấy thì đích thị là giáo lý đạo Phật.

Con người sống chết chỉ qua một hơi thở. Sinh ra rồi mất đi, đoàn tụ rồi chia ly; hạnh phúc ngắn ngủi mong manh và khổ đau bất chợt…!

Con người sống chết chỉ qua một hơi thở. Sinh ra rồi mất đi, đoàn tụ rồi chia ly; hạnh phúc ngắn ngủi mong manh và khổ đau bất chợt…!

Bài liên quan

Vô thường nghĩa là sự biến động, thay đổi không ngừng của tất cả mọi sự vật, hiện tượng vật lý và tâm lý trong vũ trụ. Vô thường là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Kinh “Bát Đại Nhân Giác” viết: “Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã”. Dưới cái nhìn của đạo Phật, tất cả các sự vật, hiện tượng hiện hữu trên đời đều là sự hòa hợp giả tạm mà có ra, không có tính bền vững và trường cửu mà đều trải qua bốn chu kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không. Mặt trời đã lên đến đỉnh đầu thì tự nhiên phải xế tà, cũng như vầng trăng kia khi tròn khi khuyết, triều nước nọ khi vơi khi đầy, đều là lẽ thường tình trong vũ trụ. Cuộc đời là thế và con người cũng thế. Con người sống chết chỉ qua một hơi thở. Sinh ra rồi mất đi, đoàn tụ rồi chia ly; hạnh phúc ngắn ngủi mong manh và khổ đau bất chợt…! Thiền sư Vạn Hạnh (? – 1018) đời Lý có bài kệ về Vô thường rất hay:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.

Nhậm vận thạnh suy vô bố uý,

Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.

(Thân như bóng chớp có rồi không,

Cây cỏ Xuân tươi Thu đượm hồng.

Mặc cuộc thạnh suy không sợ hãi,

Thạnh suy như cỏ hạt sương đông.)

[Thiền sư Việt Nam, 59-60].

Cuộc đời nàng Kiều chỉ trong mười lăm năm đã trải qua bao nhiêu là biến động. Vừa ấm êm trong cuộc sống thơ ngây, vô tư của gia đình, những tưởng mãi mãi “Tường đông ong bướm đi về mặc ai” [Truyện Kiều câu 38] thì bỗng chốc tai bay vạ gió, phải rơi vào chốn khổ đau tận cùng, cảnh chia ly đầu tiên trong đời đau đớn xảy ra.

Cuộc đời nàng Kiều chỉ trong mười lăm năm đã trải qua bao nhiêu là biến động. Vừa ấm êm trong cuộc sống thơ ngây, vô tư của gia đình, những tưởng mãi mãi “Tường đông ong bướm đi về mặc ai” [Truyện Kiều câu 38] thì bỗng chốc tai bay vạ gió, phải rơi vào chốn khổ đau tận cùng, cảnh chia ly đầu tiên trong đời đau đớn xảy ra.

Sự chuyển vận và biến động không ngừng ấy không xảy ra không theo bất kỳ một quy luật nào và không ai có thể dự đoán trước được những gì xảy đến với mình với chỉ một sát-na thời gian kế tiếp. Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

[Truyện Kiều câu 1 – 4]

Bài liên quan

Có lẽ bất cứ ai khi đọc bốn câu thơ đầu tiên của truyện Kiều hẳn liên tưởng đến một sự biến động, biến động của cuộc đời, của thân phận nàng Kiều trong chiều hướng khổ đau, bất hạnh. Cuộc đời dâu bể ấy đã hiện lên bóng dáng của cuộc thế tang thương, biến hoại, đổi thay, mang đậm nét giáo lý Vô thường nhà Phật.

Câu chuyện về cuộc đời nàng kỹ nữ Đạm Tiên là hình ảnh đầu tiên về lẽ vô thường rõ nét nhất:

Kiếp hồng nhan có mong manh,

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.

[Truyện Kiều câu 65 – 66]

Mới đó là một ca nhi xinh đẹp nổi tiếng, bao người săn đón chào mời, thoắt đã trở thành “nấm mồ vô chủ”. Thân phận Đạm Tiên là sự cảnh báo cho cuộc đời Kiều mà cũng là sự cảnh báo chung cho tất cả: chẳng có gì bền chặt giữa cuộc đời này!

Sự chuyển vận và biến động không ngừng ấy không xảy ra không theo bất kỳ một quy luật nào và không ai có thể dự đoán trước được những gì xảy đến với mình với chỉ một sát-na thời gian kế tiếp

Sự chuyển vận và biến động không ngừng ấy không xảy ra không theo bất kỳ một quy luật nào và không ai có thể dự đoán trước được những gì xảy đến với mình với chỉ một sát-na thời gian kế tiếp

Mà thật vậy! Cuộc đời nàng Kiều chỉ trong mười lăm năm đã trải qua bao nhiêu là biến động. Vừa ấm êm trong cuộc sống thơ ngây, vô tư của gia đình, những tưởng mãi mãi “Tường đông ong bướm đi về mặc ai” [Truyện Kiều câu 38] thì bỗng chốc tai bay vạ gió, phải rơi vào chốn khổ đau tận cùng, cảnh chia ly đầu tiên trong đời đau đớn xảy ra:

Đau lòng tử biệt sanh ly,

Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên.

[Truyện Kiều câu 617 – 618]

trong những tháng ngày đau khổ ấy, Kiều đã thốt lên:

Khi sao phong gấm rũ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

[Truyện Kiều câu 1235 -12360]

Hạnh phúc với Thúc Sinh chưa trọn đã bị Hoạn Thư bắt về hành hạ; vừa gặp vãi Giác Duyên chưa kịp yên thân đã rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà; được Từ Hải cưu mang vừa mới tạm yên, đã phải để tang chồng mà hầu rượu Hồ Tôn Hiến. Những tưởng sông Tiền Đường kết thúc một kiếp hồng nhan thì:

Đời người đến thế thì thôi,

Trong cơn âm cực dương hồi ai hay.

[Truyện Kiều câu 2645-2646]

Suốt 3254 câu thơ, Tiên Điền tiên sinh chưa một lần dùng chữ Vô thường nhưng biểu hiện của giáo lý Phật giáo ấy cứ hiện lên qua từng câu chữ và bao trùm cả nội dung câu chuyện. Người đọc cảm thương cho thân phận nàng Kiều bị đọa đày chìm nổi hẳn ít nhiều sẽ nhận ra điều ấy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Xem thêm