Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/03/2019, 14:39 PM

Sự khắc họa thanh minh khó quên trong truyện Kiều

Truyện Kiều - Đoạn trường tân thanh thuộc về hàng kinh điển quốc hồn quốc túy mang tính biểu tượng văn chương của người Việt, cho dù sự thẩm thấu, bàn luận, phân tích cả nội dung lẫn nghệ thuật có khi khác biệt bởi góc nhìn, trình độ,  trải nghiệm...

>>Góc nhìn Phật tử 

Bài liên quan

Học ít, nhưng mê....Ngoài những gì nghe giảng tại lớp tôi còn dành thời gian tìm hiểu thêm ở nhà bên đèn dầu, sách mua sách mượn tùm lum, thành ra "bác học"!

Trường làng, sự học Kiều của tôi i tờ. Đấy là mấy tiết trích giảng văn học có lập lại ở tầm cao hơn ở vài cấp lớp phổ thông. Một áng văn chương thi ca hàng kinh điển không thể cho là tiếp thu căn bản khi chỉ có thế.

Và, tôi tìm đọc nhiều văn bản Kiều, cả giáo khoa và tác phẩm Kiều xuất bản trọn vẹn hoặc công trình nghiên cứu. May mắn khi từng lọt và sở hữu được vào tay bản in "Đoạn trường tân thanh" thời  VNCH công phu ở sự chú thích chi li khiến tiếp cận giải mã thuận tiện hơn khi phải "bóc vỏ" lớp ngôn ngữ úa màu thời gian.

Nói về "Kiều" là nói nhiều, cả một pho ngôn ngữ và nghệ thuật văn chương.

Truyện Kiều - Nguyễn Du

Truyện Kiều - Nguyễn Du

Quê tôi, vùng Bạc Liêu sông rạch chằng chịt mặn đắng, bờ đất bụi mù còn nắng thì chói chang bỏng rộp da! Mọi thứ có vẻ không thơ mộng chi. Thanh minh đang về...

Bài liên quan

Ở xứ sở mình, thanh minh vừa là tín ngưỡng tập quán lại lồng văn hóa, nếp sinh hoạt. Mạch nguồn tình cảm với tổ tiên ông bà, họ tộc; sự gắn bó cật ruột gia đình, bầu bạn hàng xóm..rục rịch chuyển động ngay từ khi ai đấy nhắc: "thanh minh gần tới đấy!", bận bịu cách chi cũng sắp xếp luận bàn xem thanh minh ni cúng ra răng. Dành tình cảm cho người đã khuất, đã đành, song còn hơn thế, hội tụ tình thân, thời gian ngưng đọng ngẫm suy khi tạm tách mình khỏi dòng chảy siết của thời gian và cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn.

Chuẩn bị, mua sắm, mài dao mài thuổng, rá, xăng xe... hẹn đến lên đường vào nơi người đã khuất an nghỉ, thôn quê làng mạc có khi xa lắc. Lui cui dọn cỏ khô, đắp đất lên mộ, bày mâm cúng và chỗ này chỗ kia í ới không khí lao động, đổi trao. Khi các nấm mộ tươm tất đất mới, giấy vàng xanh đỏ phủ trên mộ phần, người  ta ra về trong nắng cháy...

Đấy, thanh minh ở một góc đất miền Tây.

Kiều, đoạn mô tả không khí thanh minh thật tuyệt về ngôn ngữ hình ảnh, tính thơ tính nhạc họa, dù đoạn ấy rất ngắn. Bạn hãy đọc lại chầm chậm và lắng lòng suy tưởng - khi thanh minh đang về - để hình dung quang cảnh, tâm tư mấy trăm năm trước thanh minh đã về như thế nào ngoài trời đất và trong lòng người để vỡ ra chút văn hóa cũ, tài năng thi hào Nguyễn Du, nếp nghĩ của người xưa và hơn thế.

Với tôi, đoạn thơ về thanh minh trong Kiều "đi" cùng ký ức học đường ngắn ngủi, sâu sắc.

" Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

gần xa nô nức yến anh

chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

dập dìu tài tử giai nhân

ngựa xe như nước áo quần như nêm"

Kiều, đoạn mô tả không khí thanh minh thật tuyệt về ngôn ngữ hình ảnh, tính thơ tính nhạc họa, dù đoạn ấy rất ngắn.

Kiều, đoạn mô tả không khí thanh minh thật tuyệt về ngôn ngữ hình ảnh, tính thơ tính nhạc họa, dù đoạn ấy rất ngắn.

Bài liên quan

Một không khí lễ hội văn hóa, giao thoa thời tiết khí hậu của trời đất và cả giao thoa lòng người, bừng nở. Có gì đấy sâu xa hơn là ý nghĩ giản đơn: dọn dẹp coi sóc và làm đẹp một phần người đã khuất. Nói cô đọng, đấy là văn hóa. Một nét trong toàn bộ nền văn hóa dân tộc, và nét ấy lọt vào Kiều - Đoạn trường tân thanh - được khắc họa bằng ngòi bút trách tuyệt, thành một vẻ đẹp sâu xa.

...Thanh minh đang về, nắng cháy cơ hồ không chịu nổi, cánh nhóc tì đi học chạy lúp xúp trên đường nhựa khi tan trường, và thấy những chiếc ô (dù) xuất hiện.

Đất và người, văn hóa vật thể và phi vật thể, sự xoay vần luân hồi trong vũ trụ càn khôn, sắp đến thời khắc đến hẹn lại lên, thanh minh về...

Và tôi bất giác đọc thầm mấy câu Kiều, nhớ về những ngày cắp sách tới trường thuở nào.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm