Tiếng Anh – Ngôn ngữ giúp Phật giáo tiến xa hơn, hội nhập sâu hơn
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu.
Là người Phật tử chúng ta thật hoan hỉ khi thấy rằng năng lực, sự kỳ diệu và triết lý thâm sâu của lời dạy Đức Phật đang được con người lắng nghe khắp nơi. Tuy nhiên, việc truyền bá Phật pháp đến vùng đất mới, đặc biệt vùng đất đó đang trong xu thế toàn cầu là một việc làm rất khó khăn.
Bời vì thế giới hiện đại đã và đang phát triển, tuy nhiên, sự hiểu biết về Phật pháp đang dần bị những luông tư tưởng khác chen lấn, đây có thể coi là một mối nguy cơ tiềm tàng. Nếu con người toàn cầu thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn Phật bằng con mắt hiện đại thì có thể làm tổn hại Phật giáo.
Hơn 2.500 năm qua, giáo pháp của Như Lai đã hướng dẫn nhiều người. Tuy nhiên bây giờ, Phật pháp đang sống ở một thế giới mới xa lạ, một thế giới mà có quá nhiều thứ ngôn ngữ. Trong hoàn cảnh như vậy, Phật giáo cần phải học cách nói bằng một thứ ngôn ngữ mới.
Là những Phật tử thuần thành, tin chắc vào giá trị của Phật pháp ở chính xã hội của chúng ta và đối với thế giới nói chung, chúng ta phải giúp Phật pháp tìm được tiếng nói mới, ngôn ngữ mới này, để Phật pháp có thể tiếp xúc với thế giới hiện đại, làm cho thế giới lắng nghe đúng chánh pháp không làm méo mó giáo pháp.
Tại sao tiếng Anh cần phải trở thành một ngôn ngữ của Phật pháp?
Ngay bây giờ và trong những năm tới, Phật giáo cần phải học nói một thứ ngôn ngữ mới, một thứ ngôn ngữ chung cho toàn cầu. Đó là: tiếng Anh. Tại sao? Bởi vì tiếng Anh đang nhanh chóng trở thành ngôn ngữ chung của thế giới.
Nhưng tiếng Anh chúng ta sử dụng bây giờ là ngôn ngữ của kinh doanh và thương mại, ngôn ngữ của giải trí và công nghệ. Dạng tiếng Anh đó hoàn toàn không giúp hiểu được ý nghĩa đầy đủ giáo pháp thâm sâu của Đức Phật. Do vậy, chúng ta phải thực hiện mục đích là biến tiếng Anh thành một ngôn ngữ của Phật pháp.Tại sao thực hiện công việc này là thực sự quan trọng?
Tại sao tiếng Anh phải trở thành một ngôn ngữ của Phật pháp? Bởi vì những ngôn ngữ Phật pháp mà chúng phục vụ chúng ta qua hàng thế kỷ đang có nguy cơ biến mất. Có bao nhiêu người ngày hôm nay có thể đọc được tiếng Pāli? Có bao nhiêu người ngày hôm nay biết tiếng Sanskrit hay những ngôn ngữ khác?
Nếu chúng ta nhìn về trước thêm 20 hay 50 năm nữa, có bao nhiêu người còn biết đến những ngôn ngữ này? Sự hợp lý nội tại của một xã hội đang gia tăng tính toàn cầu đòi hỏi rằng dân chúng của thế giới phải nói cùng một ngôn ngữ. Nếu Phật pháp không thể tìm thấy tiếng nói của mình ở nơi ngôn ngữ đó, nếu nó không thể nói ngôn ngữ đó với đầy đủ thẩm quyền, tính chính xác và chiều sâu của nó, nó sẽ không có vị trí nơi nền văn hóa toàn cầu mới mẻ.
Tiếng Anh sẽ trở thành một ngôn ngữ Phật pháp, và Phật pháp được tái tạo để nói với thế giới hiện đại, sẽ có ảnh hưởng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày, định hướng sự nhận thức. Phật pháp sẽ thêm một lần nữa làm công việc chuyển đổi kỳ diệu của mình. Người ta sẽ hiểu bằng tất cả con tim rằng giải thoát khổ đau là có thể. Họ sẽ biết điều này bởi ngôn ngữ mà họ sử dụng, khái niệm mà họ học để suy nghĩ, thực tại mà từ ngữ lập nên. Nếu điều này xảy ra, giáo pháp của Đức Phật sẽ thật sự tìm ra tiếng nói cho thế giới hiện đại, và chúng ta có thể hy vọng rằng Phật pháp sẽ trường tồn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Phật giáo thường thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Xem thêm