Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 11/03/2019, 12:01 PM

Lớp học tiếng Anh miễn phí của ông thầy Tây tại chùa Từ Quang, Tiền Giang

Mỗi tối thứ ba hàng tuần, đường vào chùa Từ Quang (số 112/9 đường Lý Thường Kiệt, Phường 5, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) nhộn nhịp hẳn lên. Bà con sống khu vực xung quanh chùa khi thấy có người hỏi thăm chùa đều hỏi: “Đi học Anh văn phải không?” và tận tình chỉ đường lẫn chỗ để xe.

Cơ duyên của “ông thầy Tây”

Ông thầy Tây dạy lớp ấy có tên gọi là thân mật là thầy Thom (Thomas Ignatowicz) người Mỹ, sinh sống ở bang California. ngoài 60 tuổi. Nở nụ cười hiền lành, thầy Thom cho chúng tôi biết cơ duyên đến Việt Nam xuất phát từ chuyến du lịch đến các nước Đông Nam Á cách đây 6 năm. Và ông đã đến một số nước như Thái Lan, Lào, Campuchia.

Để có kinh phí cho chuyến đi, thầy Thom chọn việc dạy tiếng Anh cho những vùng mình đã đi qua. Và rồi với tình cảm đặc biệt dành cho đất nước và con người Việt Nam thầy Thom dừng chân tại mảnh đất này. 6 năm ở Việt Nam, thầy Thom đã đến nhiều nơi trên mảnh đất xinh đẹp và rồi điều gì đó mà thầy Thom không giải thích được đã khiến thầy chọn vùng đất Mỹ Tho để sống và làm việc.

Quang cảnh lớp học.

Quang cảnh lớp học.

Hàng ngày thầy Thom đi dạy tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ trong địa bàn TP Mỹ Tho. Trong thời gian dạy tiếng Anh, ông nhận thấy người Việt yếu kỹ năng nghe nói do không được giao tiếp trong môi trường tiếng Anh nhiều. Qua tìm hiểu thầy Thom được biết có một số người không có đủ điều kiện để đến những lớp tiếng Anh ở các trung tâm. Mặt khác, tuổi thơ cơ cực đã khiến ông thầy Tây cảm thông với mọi người nhiều hơn và thầy bàn bạc với tu sĩ Minh Trực, một người giao tiếp tiếng Anh kha khá mở lớp dạy miễn phí tiếng Anh tại chùa.

Đem lại sự tự tin và niềm vui cho mọi người

Bài liên quan

Lớp tiếng Anh được mở ngay trong chùa Từ Quang, có bàn ghế, bảng…Ngày Khai giảng (18-12) lớp đón nhận hơn 60 học viên đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Có những học sinh tiểu học, người hưu trí, nội trợ, có cả những người sắp định cư ở nước ngoài… Không ít gia đình cha, mẹ con cùng đi học…Đa số biết đến lớp tiếng Anh là do những Phật tử chùa Từ Quang giới thiệu, qua mạng xã hội…

Giờ học được bắt đầu bằng những giải đáp thắc mắc về bài cũ và nội dung tiếng Việt của bài mới của tu sĩ Minh Trực. Theo ông Trực, do thầy Thom không nói được tiếng Việt nên ông tình nguyện làm trợ giảng cho thầy Thom. Tuy làm “trợ giảng” như tu sĩ rất nhiệt tình giải thích nội dung bài, các kiến thức hay nhầm lẫn... Trong quá trình trợ giảng tu sĩ Minh Trực luôn nhắc nhở mọi người cứ học tiếng Anh như đứa trẻ học nói: nghe rồi tập nói, nói sai thì nói lại, học thuộc lòng một số câu..để áp dụng một số trường hợp…

Bài học được in ra giấy và phát miễn phí cho mọi người. Đó là một số đoạn hội thoại thông dụng: trong nhà ga, cửa hàng, khách sạn…

Giao tiếp tiếng Anh với thầy Thom.

Giao tiếp tiếng Anh với thầy Thom.

Sau phần “phụ đề Việt ngữ” của tu sĩ Minh Trực, Thầy Thom trò chuyện bằng tiếng Anh với mọi người rồi chính sửa cách phát âm trong quá trình hỏi - đáp. Tùy theo khả năng tiếng Anh của mọi người mà thầy Thom đưa ra những câu hỏi phù hợp. Mọi người theo dõi để tự tập phát âm, trả lời… Lớp học dường như không còn khoảng cách tuổi tác, thầy – trò.

Em Trần Thị Đan Vy (HS trường THCS Lê Ngọc Hân) theo người dì là Phật tử chùa Từ Quang vào học. Vy cho biết tuy học tiếng Anh nhiều ở trường nhưng em vẫn chưa có cơ hội được giao tiếp với người bản xứ nên đến lớp học để trau dồi thêm. Em còn giúp các dì, các cô xung quanh hiểu những  từ tiếng Anh hay lời giảng của các thầy.

Tâm nguyện của những người thầy

Bài liên quan

Lớp học bắt lúc 7:30 tới 9 giờ tối kết thúc. Tuy vậy vẫn có học viên nán lại hỏi thầy, hỏi nhau về tiếng Anh.

Tu sĩ Minh Trực lại nhắc học viên nên đi học đều để không gián đoạn kiến thức và dừng ngại giao tiếp tiếng Anh với thầy và với bạn.

Trao đổi vói chúng tôi, thầy Thom cho biết ông nghĩ người Việt Nam sẽ thay đổi, tốt lên nhiều khi biết tiếng Anh và ông cũng mong người học được “nói nhiều hơn, nghe nhiều hơn” để mau giỏi tiếng Anh.

“Ở đây không chỉ có các em học sinh mà nhiều cô chú lớn tuổi có ý thức học tập tốt. Điều đó làm chúng tôi rất vui. Chúng tôi sẽ cố duy trì lớp học và tìm cách truyền đạt tốt hơn để giúp mọi người tiếp thu ngày càng dễ dàng hơn” - Tu sĩ Minh Trực vui vẻ nói.

Tôi tin lớp học tiếng Anh miễn phí này sẽ được duy trì lâu hơn để mọi người có cơ hội học kỹ năng giao tiếp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính

Trong nước 18:30 18/11/2024

Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.

Xem thêm