Thứ sáu, 16/06/2023, 16:00 PM

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Huệ (1927 – 1992)

Gần 70 năm hiện hữu giữa dòng đời, mặc dù tuổi cao sức yếu, Hòa thượng vẫn tinh chuyên thọ trì Kinh chú, luôn hoan hỷ, không từ khó nhọc, không nệ hơn thua, nơi nào Phật sự cần Hòa thượng có, Tăng Ni Sài Gòn, cho đến các tỉnh lân cận đều rất kính mộ giới đức của Hòa thượng.

I. THÂN THẾ

Hòa thượng họ Huỳnh, sinh năm Đinh Mão (1927), tại huyện Trà ôn, tỉnh Vĩnh Long. Hai cụ thân sinh của Hòa thượng do có túc duyên với Tam Bảo nhiều đời, nên đã hoan hỷ cho Hòa thượng xuất gia từ năm lên 7 với sư tổ tại chùa Giồng Thành (huyện Tân Châu, tỉnh An Giang).

01

II. ĐẠO NGHIỆP

Vốn có chủng tử xuất trần, nên Hòa thượng đã quyết tâm chọn con đường Phật đạo ngõ hầu thoát ly sanh tử. Ngài thuộc đời thứ 40 dòng thiền Lâm Tế.

- Năm 1938, Ngài thọ giới Sa-di tại chùa Hưng Long trong làng

- Năm 1954, được sự cho phép của HT thượng Nhứt hạ Niệm viện chủ Chùa Giác Ngộ (Núi Sam, Châu Đốc), Ngài thọ đại giới tại Đại giới đàn Chùa Phổ Quang (Phú Nhuận, TP. HCM) do HT thượng Hải hạ Tràng làm đàn đầu với pháp húy là Hồng Đức tự Hạnh Đức, hiệu Thiện Huệ.

- Từ 1947 - 1959, Ngài phát nguyện đi tham cầu Phật pháp với chư vị tiền bối ở Viện cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm.

- Từ 1959 - 1965, Ngài phụ HT bổn sư làm giám tự chùa Giác Ngộ tại Sài Gòn.

- Năm 1967, HT bổn sư của Ngài về tịnh tu tại Chùa Giác Ngộ (Núi Sam, Châu Đốc), giao Ngài làm trụ trì Chùa Giác Ngộ tại Sài Gòn và được HT thượng Thiện hạ Hòa công cử làm thành viên Ban Quản trị Tổ Đình Ấn Quang.

- Năm 1977, vì tương lai của đạo pháp, Hòa thượng Thích Thiện Huệ luôn luôn quan tâm đến Phật sự đào tạo Tăng tài, giáo dục Tăng Ni, nên đã được cung thỉnh làm giáo thọ sư tham gia điều hành giảng dạy môn Luật học tại Phật học viện Thiện Hòa. Từ đây, Ngài chuyên thọ trì pháp môn Tịnh độ và chuyên nhứt niệm danh hiệu Đức Quan Thế Âm Bồ tát, mở đạo tràng hướng dẫn Phật tử tu học.

- Ngài cũng đã thành lập đạo tràng Niệm Phật, đạo tràng Bát Quan Trai, tạo duyên lành để bá tánh quy ngưỡng Tam Bảo, tu tập Chánh pháp, hướng thiện cuộc sống góp phần xây dựng con người và xã hội theo tiêu chí tốt đạo đẹp đời.

Trong Phật sự truyền đăng tục diệm, Hòa thượng là Bổn sư của TT. Thích Nhật Từ, vị Tăng có nhiều nhiệt tâm đóng góp cho giáo dục, hoằng pháp, từ thiện, văn hóa... Với đạo đức sáng ngời, mật hạnh tinh chuyên, nên Hòa thượng Thích Thiện Huệ đã được cung thỉnh vào hàng thập sư nhiều Đại giới đàn do THPG TP. HCM tổ chức.

III. VIÊN TỊCH

Là bậc chân tu thạc đức, sáng ngời giới hạnh, tinh tấn không ngừng trên con đường lập hạnh tu và hoằng hóa, Hòa thượng xứng đáng là một tấm gương cho đàn hậu tấn noi theo. Gần 70 năm hiện hữu giữa dòng đời, mặc dù tuổi cao sức yếu, Hòa thượng vẫn tinh chuyên thọ trì Kinh chú, luôn hoan hỷ, không từ khó nhọc, không nệ hơn thua, nơi nào Phật sự cần Hòa thượng có, Tăng Ni Sài Gòn, cho đến các tỉnh lân cận đều rất kính mộ giới đức của Hòa thượng.

Thế rồi, luật vô thường lại đến, mọi sự hiện hữu trên cuộc đời qua các pháp hữu vi đều phải biến hoại. Hòa thượng đã an nhiên thâu thần viên tịch vào lúc 9 giờ 00 phút, ngày 1 tháng 8 năm Nhâm Thân (1992) thọ 66 tuổi, với 37 mùa an cư kiết hạ.

"Lá rụng về cội, Nước chảy ra khơi".

"Sống gởi, thân sanh tử một đời. Thác về, chốn niết bàn muôn thuở".

Kim quan của Ngài được đưa về nhập bảo tháp tại chùa Giác Ngộ (Núi Sam, Châu Đốc). Hòa thượng đi về cõi Phật, đã để lại trong lòng các pháp lữ và đệ tử xuất gia cũng như tại gia vô vàn thương tiếc kính nhớ; Tăng Ni, Phật tử gần xa mất đi một vị đạo sư khả kính, một chỗ dựa vững chắc trên bước đường hướng về chân trời giải thoát.

Cung Duy: Nam Mô Giác Ngộ đường thượng Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế, húy thượng HỒNG hạ ĐỨC, tự HẠNH ĐỨC, hiệu THIỆN HUỆ Huỳnh công Hòa Thượng Giác Linh, Liên Tòa Chứng Giám.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

HT.Thích Chơn Kim - đời khí phách, tu nghiêm mật

Tăng sĩ 09:47 19/12/2024

HT.Thích Chơn Kim thế danh Nguyễn Phúc Liên Phú, Pháp danh Tâm Phú, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, xuất thân từ dòng họ Nguyễn ở Gia miêu ngoại trang tỉnh Thanh Hóa. Tiên tổ là ngài Nguyễn Kim bậc đại thần đã tận trung phục hưng lại nhà Hậu Lê là Lê Trung Hưng; tiếp theo là chúa Nguyễn Hoàng cùng 8 đời chúa kế sau đã trấn giữ và mở mang bờ cõi đến tận phương Nam.

Lễ giỗ Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo tại tổ đình Chúc Thánh

Tăng sĩ 13:45 07/12/2024

Chư tôn đức Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh sáng 6/12 đã cử hành khóa lễ cung tiến Giác linh Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo và lịch đại Tổ sư, tại tổ đình Chúc Thánh (P.Tân An, TP.Hội An, Quảng Nam).

Thà chết chứ nhất định không phá giới

Tăng sĩ 19:30 27/11/2024

“Nếu chết thì xin được chết, chứ không thể phá bỏ giới luật”.

Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Tăng sĩ 11:21 27/11/2024

Hòa thượng Giới Đức có thế danh Nguyễn Duy Kha, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1944 tại Dạ Lê thượng, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Thân sinh Hòa thượng Giới Đức là cụ ông Nguyễn Duy Hoan và mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Sừng.

Xem thêm