Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/11/2022, 21:52 PM

Tiểu sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông - vị Vua từ bỏ ngai vàng để đi tu!

Đức vua Trần Nhân Tông là một nhà quân sự lỗi lạc, một vị anh quân cao quý, Ngài đã hai lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Mông - Nguyên. Đặc biệt, Ngài còn được biết đến là nhà tư tưởng, nhà văn hóa, người có công sáng lập Thiền phái Trúc Lâm - cội nguồn Phật giáo thuần Việt.

Với sự giác ngộ minh tâm kiến tính, Ngài được thế hệ người dân Việt tôn xưng là vua Phật Việt Nam (hay còn gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông).

Tiểu sử Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông

Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị Vua từ bỏ ngai vàng để xuất gia cầu đạo

Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị Vua từ bỏ ngai vàng để xuất gia cầu đạo

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thị Thiều. Sinh thời, Ngài có tướng mạo rất phi phàm. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, khi sinh ra, thân Ngài có màu sắc hoàng kim, nước da vàng sáng rất đẹp, nên gọi Ngài là Phật kim. Ngài rất thông minh hiếu học, đọc hết sách vở, suốt thông nội điển (kinh) và ngoại điển (sách đời).

Vào năm 1274, khi 16 tuổi, Ngài được phong làm Hoàng Thái tử. Đã hai lần Ngài từ chối ngôi vị nhưng vua cha không đồng ý. Sau đó, vua cha cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc Mẫu cho Ngài (tức là Khâm Từ Hoàng hậu sau này). Hai vợ chồng sống trong cảnh vui hòa, hạnh phúc nhưng tâm Ngài vẫn luôn ưa thích sự tu hành.

Một hôm, vào nửa đêm, Ngài trèo thành trốn đi với ý định vào núi Yên Tử tu hành. Đến chùa Tháp núi Đông Cứu, vì người mệt nhọc quá, Ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị Sư trụ trì ở đây thấy tướng mạo Ngài phi phàm liền làm cơm thiết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan đi tìm, bất đắc dĩ Ngài phải quay về cung thành.

Khi trưởng thành, Ngài được vua cha đặc biệt quan tâm, nhằm chuẩn bị cho việc kế tục ngai vàng, chấn hưng Đại Việt. Năm 21 tuổi (năm 1279), Ngài lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Trần Nhân Tông, tự xưng là Hiếu Hoàng. Tuy ở địa vị cao sang, Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh và thường đến chùa Tư Phước tu tập. Một hôm nghỉ trưa, Ngài mơ thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có Đức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh Ngài nói: “Biết ông Phật này chăng? Là Đức Phật Biến Chiếu”. Tỉnh giấc, Ngài đem việc đó tâu lên vua cha. Vua Thánh Tông khen là việc kỳ lạ và đặc biệt.

Sau giấc chiêm bao, Ngài bắt đầu ăn chay nên thân thể gầy ốm. Vua Thánh Tông biết được nên khóc than: “Nay ta đã già, chỉ trông cậy một mình con, con lại làm như thế, làm sao gánh vác được sự nghiệp của tổ tiên?” Mặc dù rơi nước mắt nhưng vua Trần Nhân Tông vẫn quyết ăn chay.

Những khi giặc Nguyên sang xâm chiếm Đại Việt, Ngài gác việc tu học Phật Pháp để lo giữ gìn xã tắc. Với tài mưu lược sáng suốt, khả năng đoàn kết toàn dân, Ngài đã hai lần cùng vua cha và các tướng lĩnh lãnh đạo quân dân đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông (1285, 1287 - 1288), bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ của dân tộc.

Sau 14 năm trị vì đất nước năm Quý Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên ngôi Thái thượng hoàng, chuẩn bị con đường xuất gia tu hành.

Đến tháng 10 năm Kỷ Hợi (1299), Ngài xuất gia tu hành ở núi Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu đà (khổ hạnh), lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà và sáng lập nên dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sau đó Ngài lập chùa, cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng, vì vậy học chúng đua nhau đến rất đông.

Sau đó, Ngài đến chùa Phổ Minh ở Phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định) lập giảng đường, giảng dạy mấy năm. Ngài lại vân du đến trại Bố Chính lập am Tri Kiến (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) rồi ở đó. Khi tu tập trên núi Yên Sơn thành tựu được sự giác ngộ, Ngài xuống núi đi hoằng dương Phật Pháp, làm lợi lạc cho chúng sinh.

Năm 1308, sau nhiều năm xuất gia tu tập, Thượng hoàng Trần Nhân Tông (hiệu là Trúc Lâm đại sĩ) viên tịch tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử. Với những đóng góp to lớn của Trần Nhân Tông cho đạo pháp và dân tộc, Ngài đã được người đời kính trọng, sau được suy tôn là Phật Hoàng Trần Nhân Tông (hay còn gọi là vua Phật Việt Nam).

Sự nghiệp tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Phật hoàng Trần Nhân Tông là người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam

Phật hoàng Trần Nhân Tông là người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam

Rời bỏ ngai vàng, Ngài lên Yên Tử khoác áo cà sa thuyết pháp độ sinh, khai sáng Thiền phái Trúc Lâm - niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam. Cùng với tư tưởng “Hòa quang đồng trần” - Phật giáo nhập thế, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã khéo léo gắn kết đạo và đời, lấy đạo xây đời và qua đời dựng đạo, hết lòng vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của người dân.

Ngài là Tổ Sư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, hay còn còn gọi là Sơ Tổ - người sáng lập ban đầu. Khi tu hành, Ngài đã khéo léo dung hợp ba dòng thiền là Vô Ngôn Thông, Thảo Đường và Tỳ-ni-đa-lưu-chi trong dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử có từ trước thời nhà Trần. Bên cạnh đó, Ngài còn kết hợp cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, cho nên gọi là Tam giáo đồng nguyên. Điều này thể hiện tinh thần hòa hợp của Phật hoàng Trần Nhân Tông khi đã khéo dung hợp tất cả tôn giáo về một dòng thiền.

Trong bài giảng Kinh Mi Tiên vấn đáp bài 177 “Đầu đà khổ hạnh có lợi ích gì?”, Đại đức Thích Trúc Thái Minh có giảng: Một đức vua ngồi trên ngai vàng; sau đó rời ngai, cạo tóc xuất gia tu đầu đà khổ hạnh thì đó không phải chuyện bình thường. Bởi Ngài ý thức được tu khổ hạnh mang lại lợi ích vô cùng. Chính điều đó cũng khẳng định rằng, vật chất trần gian không phải là gốc đem lại hạnh phúc cho mọi người.

Trong khoảng thời gian khi Trần Nhân Tông ở trên ngai vàng, rồi làm Thái thượng hoàng nhưng Ngài không hề thấy hạnh phúc. Và khi biết đến đạo, Ngài sống đời sống tu đạo và Ngài cảm nhận được hạnh phúc. Và khi đó, Ngài viết bài phú “Cư trần lạc đạo”, thể hiện tư tưởng rằng sống với đạo ở trong trần thế an lạc. Ngài từ bỏ cung thành vào rừng Yên Tử ăn rau răm, hạt dẻ, uống nước suối,...từ bỏ đời sống của một vị đế vương nhưng Ngài lại hát khúc thiền ca rất hạnh phúc. Có thể nói, nếu không có chí nguyện xuất thế gian thì rất khó để đưa đến quyết định như vậy.

Từ sự từ bỏ vĩ đại của Ngài, chúng ta càng trân quý lý tưởng xuất gia cầu đạo. Đúng như lời vua Thuận Trị từng nói:

“Cơm chùa thiên hạ có thiếu chi

Bình bát tùy duyên khắp chốn đi

Vàng ngọc thế gian đâu phải quý

Đắp được Cà-sa mới diệu kỳ”.

Cả cuộc đời dành tâm huyết cho đạo Pháp và dân tộc, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã có những công lao lớn trong bảo vệ đất nước và xây dựng thiền phái Trúc Lâm, truyền bá đạo Phật, làm lợi ích nhân sinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TP.HCM: Thượng tọa Thích Đồng Tu viên tịch

Tăng sĩ 17:23 31/03/2024

Do bệnh duyên, Thượng tọa Thích Đồng Tu đã thâu thần viên tịch lúc 13h30 ngày 31/3/2024 (22/2/Giáp Thìn) tại chùa Pháp Linh (số 232A Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), trụ thế 59 năm, 32 hạ lạp.

Tưởng niệm húy nhật Ni trưởng Thích nữ Như Thanh

Tăng sĩ 16:46 06/03/2024

Sáng 6/3 (26 tháng Giêng năm Giáp Thìn), chùa Huê Lâm (quận 11, TP.HCM), tổ chức lễ tưởng niệm 25 năm cố Ni trưởng Thích nữ Như Thanh, nguyên Vụ trưởng Ni bộ Bắc tông viên tịch.

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu (1921-2024)

Tăng sĩ 09:11 15/02/2024

Qua từng giai đoạn lịch sử của Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng đã giữ nhiều cương vị khác nhau, nhưng đều chu toàn Phật sự.

Hải đảo tự thân

Tăng sĩ 09:26 30/01/2024

Thầy thanh thản ẩn tàng như lẽ tự nhiên của nhịp điệu sự sống, như mây bay, hoa nở, như sương sớm tan đi khi ánh mặt trời chiếu rọi.

Xem thêm