Thứ, 10/03/2025, 10:30 AM

Người khổ hạnh nhất

Endo Mitsunaga - vị Tăng sĩ Nhật Bản hoàn thành lộ trình tu khổ hạnh khắc nghiệt nhất thế giới.

Người khổ hạnh nhất 1

Thầy Endo Mitsunaga là một trong những người được đón vào Cung điện Hoàng gia Kyoto, bắt đầu cuộc thử nghiệm khổ hạnh Phật giáo vào tháng 3/2003.

Kết quả thầy Endo là vị Tăng trẻ đã hoàn thành lộ trình tu khổ hạnh khắc nghiệt nhất với hành trình khoảng 40.000 km (gần bằng chu vi trái đất) trong khoảng thời gian 1.000 ngày trên núi Hiei gần Kyoto.

Đơn cử một “hạng mục đi bộ” như ... các sư phải đi bộ quanh núi Hiei mỗi ngày, với quãng đường tăng dần từ 30 km đến 84 km mỗi ngày, kéo dài trong nhiều năm.

Độ khó thử thách tăng dần như nhịn ăn, không uống nước, không ngủ (Dōiri).

Khắc nghiệt nhất là giai đoạn trong 9 ngày liên tiếp, các sư không ăn, không uống, không ngủ, và không nằm nghỉ.

Tất nhiên càng về sau số lượng “thí sinh” càng giảm dần vì không vượt qua được... bởi nhiều nguyên nhân như bệnh nặng bỏ cuộc trở về, hoặc chết bên đường đi hay chấp nhận xả thân trong hang đá.

Sau khi trải qua “cuộc thi” tu khổ hạnh này, vào ngày tháng 9/2009 Thầy Endo Mitsunaga được phong tặng danh hiệu “Dai-ajari” (Giáo thọ A-xà-lê).

Thầy Endo Mitsunaga sinh năm 1975 tại Kyoto. Xuất gia năm 15 tuổi. Năm 1997, Ngài tốt nghiệp chuyên khoa Phật học tại Đại học Hanazono.

Theo lịch sử ghi chép tính từ năm 1571 đến nay, Tăng sĩ Endo Mitsunaga là người thứ 50 hoàn thành lộ trình tu khổ hạnh khắc nghiệt này.

Ngày 12/10/2009, sư Endo Mitsunaga cùng nhóm và hàng ngàn người được mời vào cung điện hoàng gia Kyoto. Ngài trong lễ phục màu trắng truyền thống và đôi chân mang dép rơm, từng bước chân an lạc... để cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

Người khổ hạnh nhất 2
Các sư phải đi bộ quanh núi Hiei mỗi ngày, với quãng đường tăng dần từ 30 km đến 84 km mỗi ngày, kéo dài trong nhiều năm.
Người khổ hạnh nhất 3
Độ khó thử thách tăng dần như hạng mục nhịn ăn, không uống nước, không ngủ (Dōiri). Khắc nghiệt nhất là giai đoạn trong 9 ngày liên tiếp, các sư không ăn, không uống, không ngủ, và không nằm nghỉ. Tất nhiên càng về sau số lượng "thí sinh" càng giảm dần vì không vượt qua được... bởi nhiều nguyên nhân như bệnh nặng bỏ cuộc trở về, hoặc chết bên đường đi hay chấp nhận xả thân trong hang đá.
Người khổ hạnh nhất 4
Thầy Endo Mitsunaga sinh năm 1975 tại Kyoto. Xuất gia năm 15 tuổi. Năm 1997 Ngài tốt nghiệp chuyên khoa Phật học tại Đại học Hanazono. Là vị Tăng sĩ trẻ đã hoàn thành lộ trình tu khổ hạnh khắc nghiệt nhất thế giới với hành trình khoảng 40.000 km (gần bằng chu vi trái đất) trong khoảng thời gian 1.000 ngày trên núi Hiei.


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thượng Thích Tâm Hoàn

Tăng sĩ 17:55 10/04/2025

Nhân húy nhật lần thứ 44 của Hòa thượng Thích Tâm Hoàn, Phatgiao.org.vn đăng hành trạng của Ngài để quý Tăng Ni, Phật tử cùng hướng tâm tưởng niệm, tri ân công đức một bậc Thầy không chỉ của Phật giáo Bình Định mà còn của Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ.

Tiểu sử Tổ Trung Hậu - Hòa thượng Thích Trừng Thanh (1861 - 1940)

Tăng sĩ 07:18 23/03/2025

Hòa thượng thế danh Nguyễn Ất, pháp hiệu Thanh Ất, sinh năm Tân Dậu (1861) tại làng Thượng Trưng, tổng Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (1). Năm Ngài lên 12 tuổi (1873), nhân một hôm được thân mẫu dẫn tới vãng cảnh chùa Trung Hậu ở Phúc Yên. Thấy Ngài có cốt cách khác phàm, vầng trán cao rộng, với đôi mắt sáng, Hòa thượng đệ nhị Sư Tổ đem lòng yêu mến thọ ký và cơ duyên tốt lành đó khiến Ngài phát tâm bước vào cửa thiền với tâm nguyện chí thành cao đẹp.

Đôi nét về tiểu sử Hoà thượng Thích Từ Phong

Tăng sĩ 15:03 22/03/2025

Hòa thượng Thích Từ Phong, thế danh Nguyễn Văn Tường, sanh năm Giáp Tý (1864) tại Sông Tra, thôn Đức Hòa Thượng, tổng Dương Hòa Thượng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay là huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

HT.Từ Phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam

Tăng sĩ 09:58 22/03/2025

Khi nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, có lẽ chúng ta không thể nào quên một thời kỳ vàng son, rực rỡ, là thời đại Lý-Trần. Ngược lại, chúng ta cũng không thể không nhớ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi Phật giáo không còn ở ngôi vị quốc giáo như thời hoàng kim xưa kia nữa.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo