Tiêu thụ trong chánh niệm
Chung quanh ta đầy rẫy độc tố! Ta cần đủ tỉnh thức để không đau khổ vì bị độc tố xâm nhập. Phải sử dụng năng lượng, từ bi để tự bảo vệ, để khi nghe thay vì tiêu thụ độc tố ta tích cực phát tâm từ bi. Năng lượng từ bi sẽ bảo vệ ta và giúp người khác bớt đau khổ.
Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền thông nào là độc hại? Năng lượng chánh niệm là yếu tố cần thiết cho truyền thông lành mạnh. Muốn có chánh niệm ta phải buông bỏ óc phán xét, ý thức sự có mặt của hơi thở, thân thể, hoàn toàn chú ý đến những gì trong ta và chung quanh ta. Nhờ chánh niệm mà ta ý thức được rằng ý nghĩ của ta là lành mạnh hay không lành mạnh, là có từ bi hay không có từ bi.
Chuyện trò là một loại thực phẩm. Vì cô đơn cho nên ta muốn chuyện trò. Nhưng khi chuyện trò với người khác, những lời người ấy nói có thể chứa đầy độc tố sân hận, giận dữ, và bất an. Khi ta nghe tức là ta đang tiêu thụ những độc tố đó, ta đưa độc tố vào tâm, vào thân. Vì vậy cho nên chánh niệm khi nói và khi nghe rất quan trọng.
Tập sống với chánh niệm từng giây phút trong cuộc đời
Khó mà tránh được chuyện trò độc hại, nhất là tại sở làm. Cho nên phải cẩn thận, chung quanh ta đầy rẫy độc tố! Ta cần đủ tỉnh thức để không đau khổ vì bị độc tố xâm nhập. Phải sử dụng năng lượng, từ bi để tự bảo vệ, để khi nghe thay vì tiêu thụ độc tố ta tích cực phát tâm từ bi. Năng lượng từ bi sẽ bảo vệ ta và giúp người khác bớt đau khổ.
Những gì ta hay người chung quanh ta nói năng, suy nghĩ, hành động sẽ xâm nhập vào tâm thức ta. Đây là một hình thức tiêu thụ. Vì vậy khi đọc sách hay khi nghe ai nói ta phải cẩn thận, đừng để độc tố tàn hại sức khỏe, gây đau khổ cho ta, cho người khác hay cho cả một tập thể.
Để ví dụ, Bụt có đưa ra hình ảnh của một con bò bị bệnh da lở loét. Bò bị côn trùng bốn phía tấn công. Vì không còn da cho nên bò không thể tự bảo vệ. Cũng như thế, chánh niệm là lớp da bảo bọc con người. Không có chánh niệm, những độc tố bên ngoài sẽ xâm nhập thân và tâm.
Ngay cả khi lái xe ta cũng đang tiêu thụ. Những tấm biển quảng cáo đập vào mắt ta bắt ta tiêu thụ. Những âm thanh ta nghe, những lời ta nói,… tất cả đều có thể là sản phẩm của tiêu thụ độc hại. Ta phải tự vệ bằng cách tiêu thụ cho có chánh niệm. Chánh niệm khi truyền thông là một phần của việc tự vệ. Truyền thông như thế nào để thể hiện bình an, từ bi và thêm vui cho người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm