Tìm hiểu tinh thần nhẫn nhục trong Phật giáo Nguyên thủy
Nhẫn là một đức tính quý báu của con người, là liều thuốc chữa trị căn bệnh sân hận của nhân loại, vì chỉ một niệm sân nổi lên thì trăm ngàn muôn ức cửa nghiệp chướng đều mở ra, bởi một đớm lửa sân, có thể đốt sạch rừng công đức.
Trong Phật giáo Nguyên Thủy không dùng từ “nhẫn nhục”, mà dùng khái niệm “kham nhẫn” hay “nhẫn nại”. Bởi vì thời nguyên thủy, chúng tăng sống trong rừng núi không nhà cửa, bị muỗi mòng cắn đốt, thời tiết nóng lạnh thất thường,… cho nên Đức Phật đã dạy các đệ tử của mình là hãy nên kham nhẫn để tu tập: “Này các Tỳ kheo! Có Tỳ kheo như lý giác sát, kham nhẫn lạnh nóng, đói khát, sự xúc chạm của ruồi muỗi, sức nóng của mặt trời… kham nhẫn với lời mạ lỵ, phỉ báng… Này các Tỳ kheo! Nếu vị ấy không kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên… Này các Tỳ kheo! Các lậu hoặc này phải do kham nhẫn đoạn trừ” [6].
Hay trong Kinh Lậu Tận Đức Phật nói về nhẫn như sau: “Tỳ kheo lại phải chịu đựng sự đói khát, lạnh nóng, muỗi mòng, ruồi, bọ chét, chấy, dù gió hay nắng bức bách, bị lời dữ, bị đánh đập, cũng đều có thể nhẫn chịu được. Dù thân mạng bệnh tật rất là đau đớn đến nỗi gần muốn tuyệt mạng, và những điều không thể ưa vui được, tất cả đều chịu đựng được” [7].
Tinh thần kham nhẫn được Đức Phật đề cập đó là sự chịu đựng, nhẫn nại về cái lạnh, nóng, đói, khát, nhục mạ… Có thể phân chúng thành hai loại kham nhẫn đó là kham nhẫn thế gian và kham nhẫn xuất thế gian. Nếu như có thể nhẫn chịu sự đói khát, lạnh nóng, khổ vui, đây gọi là kham nhẫn thế gian, và sự kham nhẫn này không ai có thể tránh khỏi, bởi vì tất cả mọi người đều cùng chung sống trong một không gian, nên thời tiết có nóng, lạnh gì thì mọi người đều cùng chịu chung vậy. Nhất là những vị Tỳ kheo thời Đức Phật sống trong rừng núi, không nhà cửa, nên thật khó tránh khỏi khí hậu khắc nghiệt của thời tiết Ấn Ðộ bấy giờ. Trước đời sống như vậy, chỉ có lòng kham nhẫn mới có thể làm giảm bớt đi sự đau khổ về mặt tâm lý của con người. Còn nếu như có thể kham nhẫn thọ: Tín, giới, thí, nghe pháp, trí huệ, chánh kiến không sai lầm, nhẫn thọ Phật, Pháp, Tăng, nhẫn thọ sự nhục mạ, đánh đập, chửi rủa, việc ác, tham, sân, si,…
Tất cả đều có thể nhẫn thọ, đây gọi là sự kham nhẫn xuất thế gian. Sự kham nhẫn này thuộc về mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, nhất là một xã hội không bình đẳng như xã hội Ấn Ðộ cổ đại. Trong các mối quan hệ giữa người với người cũng thật khó tránh khỏi sự bất đồng ý kiến, bởi “chín người mười ý”, cùng một vấn đề nhưng với người này là tốt, người kia là không tốt, thậm chí đến bà con thân tộc như cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái… là những người thân thiết nhất mà cũng rất khó tránh khỏi sự bất hòa ấy. Do vậy, sống trong cuộc đời này chỉ có thái độ kham nhẫn mới có thể làm giảm bớt đi sự buồn phiền về mặt tâm lý mà thôi. Ðây chính là ý nghĩa lời khuyên về sự kham nhẫn mà Đức Phật đã dạy chúng ta.
Đức Phật nhẫn nhục chinh phục sự tàn ác
Những hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên không thể khắc chế được, hay sự bất bình giữa con người với con người, con người với xã hội là điều không thể tránh khỏi, cần phải kham nhẫn mới có thể giảm bớt những khổ đau về mặt tâm lý trước cuộc sống. Vì vậy để có thể sống kham nhẫn, chúng ta cần ý thức sâu sắc rằng phải tu tập giảm bớt ngã chấp cho đến phá bỏ hoàn toàn ngã chấp, vì chấp ngã là hàng rào kiên cố, luôn ngăn cản chúng ta tiến bước trên con đường thánh thiện. Cho nên, nhẫn nhục được Ðức Phật hình tượng hóa một cách sâu sắc, để gợi nhắc chúng ta cần thực tập hạnh nhẫn nhục một cách miên mật và liên tục cho đến rốt ráo, vì chỉ một niệm không tỉnh giác, chúng ta không thể nhẫn nhịn được và để cho cơn giận nổi lên, tác hại, vô số ác nghiệp sẽ theo đó kéo đến rất nhanh. Kết quả là một đốm lửa sân sẽ dễ dàng thiêu sạch một rừng công đức vậy.
Như vậy, để cuộc sống luôn an vui hạnh phúc, thành tựu, phải lấy kham nhẫn làm đầu, tu nhẫn nhục làm gốc. Nhờ có nhẫn nhục mà gia đình được sum họp, bạn hữu tương thân, đồng bào đoàn kết, thế giới hòa bình; nhờ có nhẫn nhục mà sự nghiệp nâng cao, người người quý trọng, đạo quả viên thành. Cho nên, nó là nền tảng căn bản của Bồ tát hạnh trong quá trình hóa độ chúng sanh. Vì thế, đối với chúng ta những người tu hành cần phải học nhẫn nhục, học nhẫn từ những cảnh khổ, cảnh vui, cảnh khắc nghiệt mưa, gió, nóng, lạnh của thiên nhiên,… tất cả đều phải nhẫn chịu, có như vậy thì sự tu hành chúng ta mới mong sớm lên quả vị giải thoát.
Chú thích:
6. Kinh Tất Cả Lậu Hoặc (Trung Bộ Kinh I), HT. Thích Minh Châu dịch.
7. Giảng giải kinh Bát Nhã, TT. Thích Hạnh Bình- Quán Như dịch, Nxb Phương Đông.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Xem thêm