Tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm trong lòng người dân Việt
Tín ngưỡng tôn giáo là một yếu tố văn hóa có tính phổ biến, có mặt rất sớm trong lịch sử văn minh loài người.
Trong đời sống của người dân Việt, hình ảnh Quán Thế Âm đã ăn sâu vào trong tâm khảm của nhiều người, được biểu hiện nơi nhiều phương diện của đời sống, ở trong những tác phẩm văn học và trong lĩnh vực nghệ thuật.
Nơi văn học và nghệ thuật, người dân Việt đã xây dựng cho mình một hình ảnh Quán Thế Âm mang đậm sắc thái văn hóa của người dân Việt, gởi gắm vào đó những khát vọng, niềm tin về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc.
Trước khi bàn về tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm ở Việt Nam, xin sơ lược vài nét về sự hội nhập Phật giáo vào Việt Nam. Phật giáo, một tôn giáo lớn của phương Đông, từ thung lũng sông Hằng đã truyền đến nhiều nơi khác nhau trên thế giới: từ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, cho tới các nước Trung Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Giáo lý Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo lý sống cổ truyền của dân tộc Việt Nam, vì thế nó đã nhanh chóng hòa nhập vào văn hóa Việt Nam sau khi được truyền vào. Trong quá trình phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã có sự chuyển đổi và trở thành Phật giáo Việt Nam với những nét đặc thù của dân tộc Việt, có những điểm khác với Phật giáo các nước khác.
Nói đến văn hóa của người Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến văn học và nghệ thuật dân gian. Bởi lẽ, văn học và nghệ thuật dân gian là hai bộ phận quan trọng đối với nền văn hóa dân tộc. Chúng được hình thành dựa trên nền tảng văn hóa bản địa và tiếp thu có chọn lọc những nền văn hóa khác. Chúng như tấm gương phản chiếu một cách trung thực đời sống tinh thần, vật chất của con người và xã hội xa xưa.
Tín ngưỡng Bồ-tát xuất hiện ở nước ta khá sớm. Và người Việt xưa đã khéo léo đưa tín ngưỡng Bồ-tát nói chung và tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm nói riêng vào trong những bài thơ ca, các tác phẩm văn học, các lễ hội, và trong các công trình điêu khắc nghệ thuật…
Trong thơ ca Việt Nam, hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm được nhắc đến như người mẹ hiền, với tấm lòng bao dung, ban vui cứu khổ cho những đứa con đang gặp cảnh lầm than:
“Cha già là Phật Thích Ca
Mẹ già như thể Phật Bà Quan Âm”.
Hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm được nhắc đến trong câu ca dao trên cho thấy rằng cha ông ta từ ngàn xưa đã tôn thờ Ngài với một tấm lòng rất thành kính nhưng cũng lại rất thân thiện, gần gũi, thân thương. Bồ-tát, Phật được ví như cha, mẹ chung mà chúng ta cần báo đền ân đức; cần quy ngưỡng, học tập, noi theo những phẩm hạnh cao quý của họ. Hình ảnh của Bồ-tát Quán Thế Âm đã thấm nhuần trong tâm trí của nhiều người Việt, và điều đó phản ánh tâm niệm và niềm tin của dân ta đối với Ngài.
Không chỉ dừng lại ở thơ ca, hình ảnh của Ngài còn in sâu nơi các tác phẩm văn chương có giá trị. Bên cạnh những kinh sách, truyện cổ tích Phật giáo, có hai tác phẩm văn học liên quan đến Bồ-tát Quán Thế Âm được truyền tụng sâu rộng trong dân gian, đó là truyện Quan Âm Nam Hải và Quan Âm Thị Kính. Hai tác phẩm chứa đựng triết lý từ bi của nhà Phật, cùng với những tình tiết diễn ra đầy ly kỳ, hấp dẫn; hàm chứa tâm hiếu, tâm bi, lòng nhẫn nhục, vị tha của Bồ-tát Quán Thế Âm. Qua đó chúng ta nhận ra được mặt tích cực trong tư duy của cha ông ta thuở xưa là ghét cái xấu và yêu thích, tôn vinh cái đẹp. Ta có thể bắt gặp một mô-tuýp khá quen thuộc trong các tác phẩm đó hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm thị hiện như một bà tiên cứu thế, mang trong người tất cả những gì tinh hoa nhất, tốt đẹp nhất, thiện lành nhất để biểu trưng cho cái thiện, trừng phạt cái ác. Hình ảnh này nói lên niềm khao khát của người Việt thửa xưa, đó chính là mong có một cuộc sống công bằng, và cũng thể hiện niềm tin vào nhân quả: “Ở hiền ắt sẽ gặp lành, ở ác ắt sẽ gặp dữ”. Thông qua đó họ muốn truyền lại cho con cháu đời sau những thông điệp của tình thương và bổn phận làm người.
Bên cạnh những tác phẩm văn học và những câu ca dao, hình tượng Quán Thế Âm còn là nét đẹp văn hóa trong những ngày lễ truyền thống, những ngày cúng viếng của dân tộc Việt Nam. Qua những chuyến nghiên cứu điền giả văn hóa dân gian trong những dịp lễ hội, các học giả đã bắt gặp những hình tượng Quán Thế Âm nơi các lễ hội. Tuy có sự biến tấu về hình thức cho phù hợp với văn hóa vùng miền, nhưng tất cả đều mang đặc điểm chung đó là thể hiện niềm tin vào lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn, kết nối tình yêu thương giữa con người với con người.
Ngoài các ngày vía Bồ-tát Quán Thế Âm được tổ chức trong chùa như 19 tháng 2, 19 tháng 6, và 19 tháng 9 (ÂL) mà các tín đồ Phật giáo vẫn thường biết tới thì trong dân gian còn có rất nhiều lễ hội liên quan đến Bồ-tát Quán Thế Âm, được biến tấu tùy vào nhu cầu, ước muốn và mục đích của mỗi lễ hội. Điển hình như lễ hội Chùa Hương, một lễ hội truyền thống của người Việt ta. Hình ảnh Quán Thế Âm hiện lên trong lễ hội là hình ảnh Phật Bà với những thần lực vi diệu mà dân gian vẫn tương truyền rằng chùa Hương là chốn linh thiêng, năm xưa có Phật Bà Quan Âm hiện thân cứu khổ độ sinh. Hay những lễ hội cúng tế của các ngư dân biển. Nhìn vào đây, ta có thể thấy rằng người dân Việt luôn tin tưởng vào Bồ-tát Quan Âm, đấng có thể che chở cho họ trong những lúc gặp nguy nạn.
Thông điệp từ Bồ tát Quán Thế Âm
Sự ảnh hưởng của Bồ-tát Quan Thế Âm trong văn hóa người dân Việt còn được ghi nhận nơi các công trình kiến trúc mỹ thuật. Tại Việt Nam, hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm được tạo dáng dưới hình thức một người nữ. Theo triết lý Phật giáo, Phật và Bồ-tát thì không có nam hay nữ. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, cũng như một vài nước khác, Bồ-tát Quán Thế Âm đã hóa thành người nữ và được ví như một người mẹ hiền. Và dù hình thức bên ngoài của Bồ-tát Quán Thế Âm được tạo tác như thế nào, thì tất cả đều toát lên vẽ đẹp uy nghiêm và từ ái.
Có thể thấy rằng, hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm từ lâu đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống văn hóa Việt. Ở khắp nơi trên đất Việt, trải dài từ Bắc vào Nam, đâu đâu ta cũng thấy tôn tượng của vị Bồ-tát này. Ngài hiện diện trong tranh vẽ, trong văn chương điển tích lẫn trong ngôn từ, và ngay cả trong các lễ hội, trong điêu khắc. Ngài là biểu tượng của người mẹ hiền có tình yêu thương vô bờ bến và lòng khoan dung vô lượng. Người dân Việt vốn từng sống trong cảnh chiến tranh ly loạn, tận mắt thấy sự khổ đau do chiến tranh gây ra và thường xuyên chứng kiến những thiên tai hạn hán, vì thế họ mơ ước có đời sống thanh bình, an cư lạc nghiệp và tin vào sự hộ trì của thần linh. Do vậy, hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm biểu trưng cho lòng đại từ và sự cảm thông vô hạn dễ dàng bén rễ và phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Xem thêm