Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 27/03/2022, 13:43 PM

Ý nghĩa kỷ niệm ngày Bồ tát Quán Thế Âm Đản sinh

Ngày 19 tháng 2 Âm lịch là ngày Bồ tát Quán Thế Âm Đản sinh. Hằng năm, cứ vào các ngày 19/02 Âm lịch, phật tử ở khắp mọi nơi trên thế giới đều hướng về làm lễ ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát.

Sự hiện thân của đức Quán Thế Âm mang đến cho chúng ta một thông điệp đó là tình thương yêu, nhẫn nại và sự tỉnh thức vì lòng từ bi dùng mọi phương tiện hóa thân… Với những hạnh nguyện cứu độ chúng sinh, Bồ tát luôn luôn có mặt khắp nơi dìu dắt mọi người thoát khỏi khổ đau.

Quán thế Âm Bồ Tát thường mang hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn (nghìn tay nghìn mắt), hoặc một người phụ nữ mặc váy áo trắng, tay trái cầm bình ngọc thanh tịnh chứa bình nước cam lồ, tay phải cầm nhành thùy dương liễu (nhành dương liễu). Vậy ý nghĩa Bình Cam Lồ và cành Dương Liễu của Quán Thế Âm Bồ Tát là gì?

Ngày 19 tháng 2 Âm lịch là ngày Bồ tát Quán Thế Âm Đản sinh. Hằng năm, cứ vào các ngày 19/02 Âm lịch, phật tử ở khắp mọi nơi trên thế giới đều hướng về làm lễ ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát.

Ngày 19 tháng 2 Âm lịch là ngày Bồ tát Quán Thế Âm Đản sinh. Hằng năm, cứ vào các ngày 19/02 Âm lịch, phật tử ở khắp mọi nơi trên thế giới đều hướng về làm lễ ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát.

Pháp tu quan âm

Bình thanh tịnh là biểu trưng cho người giữ Giới nên tâm thanh tịnh, giống như chiếc bình luôn sạch sẽ. Như phật tử giữ năm giới, nhờ giữ Giới mà tâm trong sạch, thanh tịnh. Người không giữ Giới không bao giờ có tình thương chân thật hay lòng từ bi. Bình thanh tịnh cũng tượng trưng cho nguồn an lạc vô biên, giúp chúng sinh qua cơn nguy khốn và rưới tắt ngọn lửa phiền não đang thiêu đốt.

Cành dương liễu biểu trưng cho đức nhẫn nhục. Vì cành dương liễu mềm yếu dẻo dai nên khó gãy, gió chiều nào nó lay theo chiều đó. Như vậy muốn đem lòng từ bi ban rải cho chúng sinh được an vui mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi khó thực hiện được. Đây cũng là ý nghĩa bình Cam Lồ và cành Dương liễu.

Cành Dương liễu tuy yếu, mềm nhưng lại dẻo dai và khó gãy, có thể lay động trong gió nhưng lại không thể gãy rụng trước gió.

Vì chúng ta học hạnh Ngài Quán Thế Âm luôn tự trang bị cho chính mình tình yêu thương và tuệ giác lớn để vui sống, không âu lo và giúp người luôn bình an, không sợ hãi, dẹp tan tăm tối của nghiệp chướng vô minh, nhận ra lẽ thật của cuộc đời để sống bình an và thanh thản.

Kính chúc quý vị đón nhận ngày kỷ niệm Quán Thế Âm Bồ Tát an lành dịch bệnh tiêu trừ, gia đình hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Nhân vật Phật giáo 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Gương hiếu hạnh của Hòa thượng Cua, một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 19:20 22/01/2024

Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

Xem thêm