Thứ ba, 03/09/2024, 10:09 AM

Tin vui cho người ăn chay: Đậu hũ - vị thuốc tốt cho huyết áp, tim mạch...

Đậu hũ, miền Bắc gọi là đậu phụ không chỉ được gọi là "thịt thực vật" lý tưởng đối với nhiều bệnh lý, đặc biệt là huyết áp, tim mạch. Các y thư cổ nổi tiếng không chỉ dùng đậu phụ như món ngon mà còn là vị thuốc rất dễ được cơ thể chấp nhận.

Đậu phụ cũng là một dược phẩm nổi tiếng nếu biết cách chế biến - Ảnh minh họa

Đậu phụ cũng là một dược phẩm nổi tiếng nếu biết cách chế biến - Ảnh minh họa

"Thịt thực vật" là dược phẩm nổi tiếngThS Hoàng Khánh Toàn - nguyên chủ nhiệm khoa đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho biết đậu phụ là một trong những thực phẩm làm món ngon rất thông dụng trong đời sống hằng ngày, nhưng là một vị thuốc rất lâu đời trong đông y.

Các y thư cổ nổi tiếng như: Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu chân, Tùy tức cư ẩm thực phổ… đều ca ngợi và có những kiến giải đặc sắc về đậu phụ trên cả hai phương diện thực phẩm và dược phẩm.

Theo nghiên cứu hiện đại, đậu phụ giàu chất đạm với hệ số hấp thu cao, chứa nhiều acid amin, các nguyên tố vi lượng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Các nhà dinh dưỡng học gọi đậu phụ là "thịt thực vật".

Do không chứa cholesterol, thậm chí còn có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, đậu phụ quả thực là một trong những thực phẩm lý tưởng đối với những người bị cao huyết áp nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thái - Viện Y học phóng xạ và Ung bướu quân đội - cho biết đậu phụ không chỉ là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng trị bệnh:

- Chống béo phì: Đậu phụ chứa ít cholesterol và chất béo, rất tốt để giảm cân và ngăn ngừa béo phì hiệu quả.

- Ngăn chặn bệnh tiểu đường: Với hàm lượng calo thấp, đậu phụ trở thành một thực phẩm tuyệt vời để sử dụng, nhằm ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Hai bìa đậu phụ một ngày sẽ làm giảm nguy cơ tiểu đường và thậm chí điều hòa nồng độ insulin.

- Cải thiện hệ thống miễn dịch: Đậu phụ rất giàu vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất giúp cải thiện hệ thống miễn dịch để chống bệnh tật, qua đó đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh.

- Cải thiện sức khỏe tim: Nhờ sự có mặt của isoflavones do đậu phụ cung cấp sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nồng độ cholesterol xấu toàn phần, triglycerides và làm tăng mức độ cholesterol tốt trong máu.

- Củng cố xương chắc khỏe: Đậu phụ được làm từ sữa đậu nành giàu canxi. 114g phần ăn duy nhất cung cấp 10% các yêu cầu canxi hằng ngày, mà lại chứa ít chất béo hơn sữa và pho mát.

Chế biến đậu phụ đúng cách sẽ là món ngon và vị thuốc chữa bệnh - Ảnh minh họa

Chế biến đậu phụ đúng cách sẽ là món ngon và vị thuốc chữa bệnh - Ảnh minh họa

Trong khi canxi rất quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương và viêm khớp dạng thấp. Nhiều nghiên cứu chứng minh, isoflavones trong đậu nành còn giúp ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

- Kiểm soát các tác động của thời kỳ mãn kinh: Đậu phụ có chứa isoflavones một chất gần giống như nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Điều này đặc biệt hữu ích cho những phụ nữ đang trải qua những biến động nội tiết của thời kỳ mãn kinh và quanh mãn kinh...

Cách chế biến đậu phụ thành món ngon và dược liệu trị bệnhThS Toàn cho biết theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tì lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham (ung thư)...

Thực liệu học cổ truyền đã nghiên cứu một số món ăn chế biến từ đậu phụ có tác dụng hỗ trợ phòng chống cao huyết áp, tim mạch:

 - Canh đậu phụ mộc nhĩ: Đậu phụ 100g, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và rửa sạch. Đặt chảo lên bếp, chế dầu ăn và phi hành gừng cho thơm, tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước rồi cho mộc nhĩ và gia vị cho vừa rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: Ích khí hòa trung, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng tuần hoàn động mạch vành.

Măng tươi, đậu phụ: Đậu phụ 300g, nấm hương 30g, măng tươi 30g, rau cải 100g, dầu thực vật, xì dầu, bột đao, nước dùng và gia vị vừa đủ. Măng và nấm rửa sạch thái phiến; đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ rồi chần qua nước sôi, để ráo nước.

Chế dầu ăn vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho nấm hương, măng, đậu phụ, nước dùng, xì dầu và gia vị vào đun to lửa cho sôi rồi lại tiếp tục dùng lửa nhỏ đun liu riu cho đến khi đậu ngấm gia vị, tiếp đó cho rau cải thái nhỏ và một chút bột đao vào, đảo nhẹ tay rồi bắc ra, dùng làm canh ăn hằng ngày.

Công dụng: Bổ khí sinh tân, làm hạ mỡ máu, điều hòa huyết áp và chống ung thư, dùng cho người cơ thể suy nhược, tì vị hư yếu, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành và các bệnh ung thư.

- Đậu phụ nấu giá: Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, cải canh 100g, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn; đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ.

Đặt chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh tay, chế thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi, tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế đủ gia vị, vặn nhỏ lửa nấu cho chín rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: Kiện tì ích khí, thanh nhiệt giải độc, dùng thích hợp cho những người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tì vị hư yếu.

- Đậu phụ nấu nấm: Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt miếng, nấm rửa sạch thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.

Công dụng: Bổ khí sinh tân, kiện tì ích vị, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipit máu và các bệnh lý ung thư.

Đậu phụ tuy tốt cho sức khỏe nhưng với một số người nếu lạm dụng đậu phụ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Người bị suy tuyến giáp: Đậu phụ chứa rất nhiều isoflavones, người bị suy tuyến giáp hấp thụ nhiều hợp chất này sẽ ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ iốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp nặng hơn.

- Những người có u xơ, u nang, tuyến giáp thì nên hạn chế ăn đậu phụ

- Người bị bệnh gout: Người bị gout ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng bệnh gout nặng hơn, có thể nguy hiểm đến sức khỏe.

Empty

Theo Tuổi Trẻ online

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ăn chay tốt cho sức khỏe ra sao?

Thuần chay 11:21 25/11/2024

Nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do, trong đó có đem đến lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát chỉ số cholesterol.

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

Thuần chay 16:50 22/11/2024

Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.

Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe

Thuần chay 13:30 21/11/2024

Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.

7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe

Thuần chay 16:40 20/11/2024

Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.

Xem thêm