Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tình anh em qua câu chuyện thương tâm ngày 1/9 tại huyện Đan Phượng, Hà Nội

Một số vụ án mạng khiến nhiều người không khỏi rùng mình bởi độ lạnh lùng, nhẫn tâm của hung thủ. Đối với vụ thảm sát tại huyện Đan Phượng, cảm giác này lại xuất hiện.

>>Phật pháp và cuộc sống 

Sáng 1/9, ông Nguyễn Văn Đông (53 tuổi, trú xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) vác dao sang nhà em ruột truy sát 5 người, trong đó có 3 phụ nữ và một bé gái. Thảm án được xác định do tranh chấp 0,5 m đất giáp ranh.

Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, thẩm vấn nghi phạm. Ảnh Zing.vn

Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, thẩm vấn nghi phạm. Ảnh Zing.vn

Khi những thông tin đầu tiên về vụ án được đăng tải, cư dân mạng đã lên án hành vi của kẻ giết người, đồng thời chia sẻ với nỗi mất mát to lớn của gia đình nạn nhân.

Tình cảm anh em cảm hóa được lòng người

Đời nhà Minh, tại Quy An thuộc vùng Triết Giang có người tên Nghiêm Phụng, sống rất tốt với mọi người. Có lần Thí Dực - một người đồng hương ghé chơi và than phiền rằng người anh cũng là bậc trí thức như mình sao phân chia tài sản cho mình chẳng công bằng.

Nghiêm Phụng lắng nghe rồi nói: “Còn tôi có người anh sức khỏe yếu kém, đó là điều làm tôi khổ tâm nhất. Tôi chỉ mong anh mình khỏe mạnh như anh của ông, dẫu có đoạt hết ruộng đất tài sản, tôi cũng không buồn". Nước mắt Nghiêm Phụng tuôn trào khi nói ra những lời thật tâm.

Tình cảm anh em cảm hóa được lòng người.

Tình cảm anh em cảm hóa được lòng người.

Bài liên quan

Thí Dực chợt tỉnh ngộ về hoàn cảnh của mình, hai anh em nhà họ Thí hóa giải hận thù, quay lại làm hòa, nhường nhịn lẫn nhau.

Qua việc tiên sinh đối với anh tận tình như thế, có thể biết rằng những lời tiên sinh đã nói với Thí Dực tất cả đều xuất phát từ nội tâm chân thật.

Đức Phật là tấm gương sáng về tình anh em

Nhiều người hiểu nhầm và cho rằng đi tu là để xa lánh, trốn tránh cuộc sống hiện tại nhưng họ đã nhầm. Ngay cả Đức Phật cũng không hề cho rằng bậc xuất thế không phải là một kẻ lánh đời, cũng như trốn tránh các trách vụ liên hệ tự thân.

Ngày vẫn về thăm quê hương và hóa độ thân quyến

Đức Phật đã thân hành về lại quê nhà khi có lời thỉnh cầu từ vua Suddhodana và hai bên nội ngoại. Không những thế, sau này Ngài đã trở về quê hương hai lần nữa để cuối cùng, đã có một sự chuyển hóa mạnh mẽ trong toàn bộ thân tộc Thích Ca.

Hóa giải bất hòa giữa hai bên nội, ngoại

Khi đối mặt với sự bất hòa giữa hai bên nội, ngoại, Đức Phật đã giảng giải cho mọi người hiểu về sự tạm bợ của vật chất, của phương tiện sinh nhai và chỉ ra cái cao quý của sinh mạng, của phẩm vị con người, của tình đoàn kết.

Đặc biệt, với những người trong thân tộc họ hàng, thì yếu tố đoàn kết có vai trò quan trọng. Vì khi đoàn kết, không ai có thể tìm ra lỗ hổng để tấn công cả, nhưng khi chúng đã tranh chấp lẫn nhau, thì một kẻ đi săn nào đó cũng tàn phá chúng và tiêu diệt chúng. Nhờ đó mà Ngài tìm ra giải pháp để hai bên hòa giải thích hợp.

Can ngăn vua Tỳ Lưu Ly tận diệt dòng họ Thích Ca

Xuất phát từ sự nhận thức sai lầm và do nội kết quyện chặt từ nhiều đời giữa dòng họ Thích Ca và vua Tỳ Lưu Ly, vua Tỳ Lưu Ly đã nhiều lần khởi binh tiến đánh bộ tộc Thích Ca 

Đức Phật đã đứng ra ngăn cản vua Tỳ Lưu Ly sát hại dòng tộc Thích Ca. Nhưng vì nghiệp này quá nặng, cuối cùng Tỳ Lưu Ly đã tàn sát gần như diệt vong dòng họ Thích Ca.

Nghiêm khắc với người anh em Đề Bà Đạt Đa

Đề Bà Đạt Đa là anh em bà con với Đức Phật đã cầu thỉnh năm việc cũng như một số yêu cầu không hợp lý khác đã không được Đức Phật đáp ứng. Ngài thẳng thắn từ chối và khiến người này tức giận, nhiều lần mưu hại Đức Phật nhưng không thành. 

Nhận định đó càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết khi Đức Phật vẫn luôn có mối quan tâm đặc biệt đối với dòng tộc, anh em của mình.

Lời Phật dạy về tình anh em

Sự nương tựa, gắn kết với nhau để tạo nên tình anh em thân tộc ở hiện tại cũng là sự vận hành sinh động của nghiệp lực. Cho nên, dòng tộc, họ hàng, anh em, bà con chỉ có ý nghĩa trong tương quan luân hồi, nhân quả.

Lời Phật dạy về tình anh em còn cho thấy không chỉ tình thương mà còn phải nghiêm khắc với tất cả những sai trái của những người thân.

Lời Phật dạy về tình anh em còn cho thấy không chỉ tình thương mà còn phải nghiêm khắc với tất cả những sai trái của những người thân.

Tuy nhiên, trong cộng nghiệp của anh em thân tộc, mỗi cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm độc lập trước tư duy, lời nói, việc làm của mình. Với Phật giáo, cá nhân và dòng họ tuy có liên quan nhưng mang tính độc lập rất lớn. Cũng chính bởi điểm này, theo lời Phật dạy về tình anh em đã cảnh báo:

"Chớ hỏi về thọ sinh

Hãy hỏi về sở hành

Tùy theo mọi thứ củ

Ngọn lửa được sinh khởi

Dầu thuộc nhà hạ tiện

Bậc ẩn sĩ tinh cần

Ðược xem như thượng sinh". 

Để tránh gây ra nghiệp xấu hãy đảm bảo để quan hệ anh em, thân tộc được giữ gìn bằng việc:

Thái độ tự chủ và không ỷ lại

Trong tiềm thức của con người thường có thái độ ỷ lại, ví như họ thường có suy nghĩ, là anh cả thì phải lo hết cho các em trong nhà, phải cung cấp tiền khi họ cần, mua quà tặng để làm hài lòng các em…

Thực tế là tự ngã của mỗi người, xét đến cùng chỉ duyên sinh, là giả hợp, là không. Nếu ỷ lại ai đó là suy nghĩ sai lầm. Phật giáo hướng con người tìm về vô ngã, lẽ tất nhiên không bao giờ đồng tình với việc ỷ lại, dựa dẫm người thân.

Nếu anh em biết tương trợ giúp đỡ, thương yêu lẫn nhau, đó gọi là thuận theo đạo, vốn cũng là một yếu tố nằm trong đạo hiếu.

Nếu anh em biết tương trợ giúp đỡ, thương yêu lẫn nhau, đó gọi là thuận theo đạo, vốn cũng là một yếu tố nằm trong đạo hiếu.

Bài liên quan

Mặc dù Đạo Phật đề cao việc người thân và anh em có sự liên hệ tương hỗ đến nhau, tuy nhiên luôn bình đẳng trước nghiệp nhân mà mình đã gây tạo.

Đôi khi việc mình giúp đỡ ai đó đem lại hiệu quá tốt  nhưng cũng có khi mình phải chịu đau khổ, thiệt thòi. Đây là cách hành xử chưa đúng trong quan hệ thân tộc, anh em.

Nhìn chung, anh em có so bì hơn thua thì vẫn luôn có điểm chung là khiến cho cha mẹ đau buồn, khổ tâm. Nếu anh em biết tương trợ giúp đỡ, thương yêu lẫn nhau, đó gọi là thuận theo đạo, vốn cũng là một yếu tố nằm trong đạo hiếu.

Tinh thần đoàn kết

Theo Đức Phật, sự đoàn kết làm cho những cá thể hợp thành một khối và sẽ tạo nên sức mạnh tổng hòa. Với sức mạnh đó, có thể thực hiện được nhiều việc tốt cho bản thân và cho tha nhân, cho cộng đồng. Sự khẳng định của Đức Thế Tôn: các bà con không nên tranh cãi nhau. Tranh cãi là nguồn gốc diệt vong còn có ý nghĩa thời sự trong thời đại ngày nay.

Sự đoàn kết là biểu hiện sinh động của việc sẵn sàng để cái TÔI của mình nhỏ lại thì người ta dễ dàng chấp nhận nhau, hoan hỷ với nhau và có thể đến với nhau trong một tập thể lớn.

Câu chuyện về đàn chim cùng đoàn kết bay lên, kéo theo cả tấm lưới của người thợ săn được Đức Phật khéo dẫn dụ trong kinh Tiểu bộ là minh chứng sống động về sức mạnh đoàn kết.

Đức Phật cân nhắc: Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng… mà cần phải có một thái độ thẩm sát tỉnh táo.

Đức Phật cân nhắc: Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng… mà cần phải có một thái độ thẩm sát tỉnh táo.

Một khi các cá thể trong một dòng tộc, và gần nhất là anh em, biết vận dụng tinh thần tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm… sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm thì đó là dấu hiệu hưng thịnh của một gia đình, dòng tộc.

Giữ gìn nếp nhà

Bài liên quan

Nếp nhà được hiểu ở đây là truyền thống đạo đức của gia đình, của dòng tộc, là những giá trị tinh thần được thiết lập và củng cố từ nhiều thế hệ trước đó. Thế nhưng phải đủ trí để nhận ra không hẳn mọi giá trị được định hình từ truyền thống là tốt nếu bản chất của nó là bất lạc, là khổ đau.

Điều này đã được Đức Phật cân nhắc: Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng… mà cần phải có một thái độ thẩm sát tỉnh táo: khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này được người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc” thì hãy tuân thủ và thực hành.

Đã là người thân thì phải thương nhau, lo lắng cho nhau, sẻ chia công việc cho nhau. Đặc biệt, trong quan hệ anh em cùng một nhà thì đức tính này cần phải nỗ lực vận dụng.

Đã là người thân thì phải thương nhau, lo lắng cho nhau, sẻ chia công việc cho nhau. Đặc biệt, trong quan hệ anh em cùng một nhà thì đức tính này cần phải nỗ lực vận dụng.

Tương kính, nhường nhịn và sẻ chia

Thương nhau nhưng phải kính trọng nhau. Đó là nguyên tắc bắt buộc trong mọi mối quan hệ xã hội theo quan điểm Phật giáo, mà ở đây là quan hệ anh em, thân tộc. Phật dạy:

"Với mẹ và với cha

Với anh nhiều tuổi hơn

Với thầy là thứ tư

Không nên sinh kiêu mạn

Nên kính trọng vị ấy

Nên tôn kính vị ấy

Cúng dường họ, tốt lành".

Đã là người thân thì phải thương nhau, lo lắng cho nhau, sẻ chia công việc cho nhau. Đặc biệt, trong quan hệ anh em cùng một nhà thì đức tính này cần phải nỗ lực vận dụng.

Nhờ sự tương kính và nhường nhịn này, mặc dù đôi khi có sự tranh cãi hay va chạm giữa anh em, thân tộc, nhưng sau đó mọi chuyện dễ dàng được tha thứ và mối quan hệ nhanh chóng được hàn gắn ngay.

Trong quan hệ sống chung giữa anh em thân thích thì sự quan tâm hỗ tương, san sẻ cho nhau từ sự nghiệp, cơ hội làm ăn cho đến giúp nhau trong những việc vặt giữa đời thường, cũng là những đức tính được Phật ca ngợi và tán thán.

Theo Đức Phật, sự đoàn kết làm cho những cá thể hợp thành một khối và sẽ tạo nên sức mạnh tổng hòa. Với sức mạnh đó, có thể thực hiện được nhiều việc tốt cho bản thân và cho tha nhân, cho cộng đồng.

Theo Đức Phật, sự đoàn kết làm cho những cá thể hợp thành một khối và sẽ tạo nên sức mạnh tổng hòa. Với sức mạnh đó, có thể thực hiện được nhiều việc tốt cho bản thân và cho tha nhân, cho cộng đồng.

Sự mâu thuẫn giữa anh em trong gia đình cũng là một vấn đề khá phổ biến, làm cho không ít người phải khổ đau, thậm chí đưa đến những hậu quả hết sức thương tâm: anh chị em oán hận không nhìn mặt nhau, mưu hại nhau và thậm chí là chém giết lẫn nhau.

Những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, bất hòa trong mối quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình thường là do sự ganh tị, đố kỵ lẫn nhau vì sự bất bình đẳng về những quyền lợi vật chất cũng như tinh thần; đôi khi anh chị em ganh tị với nhau chỉ vì hơn thua nhau về năng lực, về nhan sắc, về những tài vặt,…; hoặc là do lòng vị kỷ, thiếu sự thương yêu và nhường nhịn.

Để hóa giải những rắc rối, mâu thuẫn thì anh em trong gia đình nên thường xuyên quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau để thiết lập tình cảm thân thiết với nhau, để hiểu nhau và thương yêu lẫn nhau. Khi anh em thật sự hiểu và thương yêu lẫn nhau, kính trọng nhau thì sẽ không xảy ra tình trạng mưu sát lẫn nhau như thế nữa. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Phật pháp và cuộc sống 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Phật pháp và cuộc sống 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Tôi và Sư cô Huệ Hải: Tu hành có bạn

Phật pháp và cuộc sống 11:27 25/04/2024

“Tu học là mãi mãi, pháp lữ là thiên thu!” - Đó là câu nói của chúng tôi trên bước đường tu nhân học Phật, phụng sự đạo pháp.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Phật pháp và cuộc sống 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm