Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/11/2021, 10:36 AM

Tịnh thất Bồng Lai lấy trẻ em ra làm lá chắn, phản bác ngụy biện

Tịnh thất Bồng Lai để hai em bé "thuyết giảng", lên tiếng về việc tu giả - tu thật gặp phải nhiều chỉ trích khi lấy trẻ em ra làm lá chắn, ngụy biện cho việc làm sai trái của người lớn.

Thượng tọa Thích Nhật Từ (Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam) là một trong những người tu hành lên tiếng về những vấn đề xung quanh Tịnh thất Bồng Lai (nay đổi tên là Thiền am bên bờ vũ trụ). Thượng tọa thẳng thắn cho rằng, nơi đây không phải cơ sở tôn giáo, là những người giả sư, giả tu hành.

Phản ứng của phía Thiền am bên bờ vũ trụ vẫn luôn cho rằng, những cáo buộc nhắm vào mình là sai sự thật. Mới đây, một clip Tịnh thất Bồng Lai phản bác Thượng tọa Thích Nhật Từ gây chú ý trở lại với nhiều tranh cãi.

Trong video có tên "Thiền am chính thức lên tiếng" được đăng tải trên kênh YouTube chính có hơn 2 triệu lượt theo dõi, hai em bé Minh Tâm và Pháp Tâm đã ra mặt phản bác lại lời của Hòa thượng Thích Nhật Từ.

Thiền am bên bờ vũ trụ cho hai em bé 'thuyết giảng' về việc tu thật - tu giả.

Thiền am bên bờ vũ trụ cho hai em bé "thuyết giảng" về việc tu thật - tu giả.

Tịnh Thất Bồng Lai có dấu hiệu 'lợi dụng tôn giáo' để trục lợi

Bé Minh Tâm dõng dạc đưa ra ý kiến: "Ông Thích Nhật Từ đã nói rằng chúng tôi là những người giả tu, lợi dụng hình thức Phật giáo để lừa đảo người khác. Cho nên, thưa quý vị, hôm nay chúng tôi sẽ cử ra một vị để đại diện cho Thiền am bên bờ vũ trụ để nói về vấn đề này. Xin mời quý vị lắng nghe thầy Pháp Tâm. Thầy Pháp Tâm sẽ giải thích thế nào là tu thật, thế nào là giả tu".

Đứng trên bục phát biểu, bé Pháp Tâm thao thao bất tuyệt nói về sự ngắn ngủi của đời người, về cái chết, về lý do mình đi tu. Cậu bé cũng gọi tên Giáo hội Phật giáo: "Cuộc đời này vô thường lắm. Chính vì cuộc đời vô thường cho nên tôi mới đi tu. Mình tu để tập cho mình hiền, mình tu để tập cho mình từ bi.

Mà ngộ lắm quý vị, người ta chửi tôi là cái thứ tu giả, tu mà không được Giáo hội Phật giáo công nhận. Trời ơi, mình tu là để tập cho mình từ bi bác ái giống Đức Phật, mà cũng phải chờ người ta công nhận hay sao? Chẳng lẽ, người ta không công nhận, thì mình không được tu, không được từ bi bác ác hả trời?".

Trong video dài gần 7 phút, Pháp Tâm cũng đưa đạo cụ là một cái ly ra, rồi phân tích, cái ly muôn đời cũng vẫn là cái ly, cho rằng dù Giáo hội Phật giáo có công nhận nó hay không, thì nó cũng vẫn là cái ly. Dù người ta có vùi nó xuống bùn xuống sình, thì nó vẫn là cái ly. "Chẳng lẽ người ta không công nhận nó là cái ly, rồi cái ly này trở thành cái bàn, cái ghế hay sao? Chẳng lẽ người ta không công nhận, rồi cái ly này thành cái ly giả hay sao?",

'Gọi một Thượng tọa của Giáo hội bằng tên, một em bé 6 tuổi lại được tôn là 'thầy', không hiểu những người ở đây đang dạy các em bé lễ phép, trên dưới như thế nào? Nói là tu theo Phật mà lại không trọng tăng sao?' - một dân mạng bức xúc.

"Gọi một Thượng tọa của Giáo hội bằng tên, một em bé 6 tuổi lại được tôn là "thầy", không hiểu những người ở đây đang dạy các em bé lễ phép, trên dưới như thế nào? Nói là tu theo Phật mà lại không trọng tăng sao?" - một dân mạng bức xúc.

Từ đó, cậu bé kết luận, việc người trong thiền am tu giả hay tu thật thì... không cần Giáo hội Phật giáo công nhận. Pháp Tâm nói: "Không bao giờ có chuyện được Giáo hội Phật giáo công nhận thì là tu thật, không công nhận thì là tu giả. Mục đích tôi tu là tôi tìm cái chân - thiện - mỹ cho mình. Chứ mục đích tôi tu không phải để tìm sự công nhận của người khác.".

Trong bài nói của mình, cậu bé cũng dùng một số luận điệu gây tranh cãi như "Phật trước kia cũng không có Giáo hội nào công nhận"; cho rằng người ở thiền am cạo đầu, đắp y giống người tu hành tại các chùa là vì "làm theo lời Đức Phật", "giống như Đức Phật"...

Cuối cùng, Pháp Tâm còn hùng hồn tuyên bố: "Nếu ai muốn tu để tìm sự công nhận của Giáo hội thì cứ đi tìm Giáo hội để xin sự công nhận, còn ai muốn tu để đạt được cái chân - thiện - mỹ trong tâm hồn của mình, thì cứ tu giống tôi.".

Video này đã được tắt chức năng bình luận trên YouTube, nhưng nội dung của nó gây lên tranh cãi lớn trong cộng đồng với nhiều chỉ trích.

1. Lấy trẻ em ra làm "lá chắn"

Điều khiến cộng đồng mạng phẫn nộ nhất, đó là phía Tịnh thất Bồng Lai đã lôi trẻ con vào cuộc tranh cãi này. Việc để hai đứa trẻ đăng đàn "lên tiếng" về một sự việc của người lớn bị coi là sự "không sòng phẳng". "Nếu thiền am muốn tranh luận hay đối chất với phía Giáo hội, hãy để người lớn ra mặt, đừng đẩy trẻ con ra làm lá chắn. Dư luận mà phản ứng thì lại nói rằng người ta chấp nhặt trẻ con, hay đây chỉ là lời con trẻ vui đùa ư?" - một người bức xúc bình luận.

2. Nghi vấn các em bé được "đào tạo" để làm clip

Nhiều người cũng cho rằng, những lời hai em bé nói trong video thể hiện sự già dặn từ ngôn ngữ, luận điệu cho đến cách nhấn, nhả chữ, rất có thể là do người lớn dạy. Ngôn ngữ cơ thể của bé Pháp Tâm khi vung tay, chỉ tay, đập bàn... y hệt điệu bộ của người lớn chứ không có sự ngây thơ của trẻ em.

Đặc biệt, dủ ăn nói trôi chảy, có lúc bé Pháp Tâm liếc mắt nhìn người quay video như chờ "nhắc bài". Điều này khiến cộng đòng mạngchỉ trích những người lớn trong Thiền am bên bờ vũ trụ.

Clip của Tịnh thất Bồng Lai tung ra để phản bác Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng bị soi lỗi ngụy biện trong lập luận khi quy đồng bản thân và Đức Phật, ở những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau.

Clip của Tịnh thất Bồng Lai tung ra để phản bác Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng bị soi lỗi ngụy biện trong lập luận khi quy đồng bản thân và Đức Phật, ở những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau.

3. Xưng hô không đúng chuẩn mực

Trong video, bé Minh Tâm gọi Thượng tọa Thích Nhật Từ bằng "ông", giới thiệu bé Pháp Tâm là "thầy". Cách xưng hô này cũng khiến nhiều người cho rằng, Tịnh thất Bồng Lai có phần không đúng mực trong ngôn từ. Ngay cả khi video "phản bác" trên không phải là phát ngôn chính thức với Hòa thượng Thích Nhật Từ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc những người lớn dạy trẻ xưng hô lệch chuẩn như thế cũng là không phải phép.

"Gọi một Thượng tọa của Giáo hội bằng tên, một em bé 6 tuổi lại được tôn là "thầy", không hiểu những người ở đây đang dạy các em bé lễ phép, trên dưới như thế nào? Nói là tu theo Phật mà lại không trọng tăng sao?" - một dân mạng bức xúc.

4. Ngụy biện trong lập luận

Clip của Tịnh thất Bồng Lai tung ra để phản bác Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng bị soi lỗi ngụy biện trong lập luận khi quy đồng bản thân và Đức Phật, ở những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Trong lý lẽ của phía thiền am ám chỉ việc không được tôn trọng tự do tín ngưỡng; nhưng trên thực tế, họ đã vi phạm nhiều điều trong luật này.

Tịnh thất Bồng Lai hay Thiền am bên bờ vũ trụ nhiều lần được Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác định không phải là tổ chức tôn giáo hợp pháp. Cơ quan chính quyền cũng đang điều tra về những tố giác trục lợi từ thiện. Đặc biệt, trẻ em ở đây được giới thiệu là trẻ mồ côi, nhưng trên thực tế, phần lớn đều có mẹ và sống cùng mẹ, nhưng không được thông báo về nhân thân.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm