Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 30/01/2021, 08:59 AM

Tịnh xá Ngọc Viên và câu chuyện về một nhà Sư làm ruộng

Một ngôi Tịnh xá thuộc Giáo đoàn 3 của Phật giáo hệ phái Khất sĩ, đó là tịnh xá Ngọc Viên. Tịnh xá được Đại lão HT.Thích Giác Y – Nguyên Phó trưởng BTS GHPGVN TP.Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, Đệ nhị Chứng minh Hệ phái Khất sĩ Trụ trì Tổ đình Ngọc Hải TP.Cam Ranh – khai sơn và kiến tạo từ năm 2002.

Trụ trì ngôi Tịnh xá Ngọc Viên hiện nay là ĐĐ.Thích Giác Từ, đệ tử của HT Giác Y, với nhiều công việc Phật sự trong Giáo hội, hiện là Ủy viên BTS Phật giáo tỉnh Ninh Thuận, Phó trưởng BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nhưng ĐĐ.Giác Từ cũng là một nhà Sư rất thành thạo các công việc của một nhà nông, trong tinh thần Bồ-tát hạnh nhập thế với bà con miền núi nghèo nơi đây.

ĐĐ.Thích Giác Từ

ĐĐ.Thích Giác Từ

Vài nét về đạo Phật Khất sĩ

Từ quốc lộ 27 men theo con đường đất đỏ còn có nhiều ổ gà, ổ voi; đi khoảng hơn 1,5km đường đá sỏi. Đến với ngôi Tịnh xá Ngọc Viên tại thôn Trà Giang 1, xã Trường Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, mọi người đều có thể cảm nhận được không khí thiền trang nghiêm, linh thiêng mà gần gũi, như trở về với chân như Phật tính trong chính mình.

Với dáng người nhỏ nhắn nước da ngăm đen, gặp đoàn chúng tôi khi vừa đi thăm cánh đồng lúa mới gieo xạ về Đại đức vui vẻ cho biết: Ngôi Tịnh xá Ngọc Viên có diện tích rộng khoảng hơn 5 ha, trong đó 50% là đất để sản xuất nghiệp trồng lúa. Ngôi Tịnh xá được xây dựng trên một ngọn đồi, phía trước là thung lũng với cánh đồng lúa bát ngát.

Tịnh xá Ngọc Viên được HT.Thích Giác Y trên đường du hóa tới huyện miền núi Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận kiến tạo vào tháng 7 năm 2002. Từ khi mới thành lập, Hòa thượng cấp một căn nhà sàn lợp mái lá làm nơi tu hành hướng dẫn bà con Phật tử địa phương nơi đây tu tập, từ đó dần dần phát triển kiến thiết thêm các công trình tâm linh trong khuôn viên như Chánh điện, lầu Quan âm, nhà khách, nhà Tăng, vườn Lâm tỳ ni và các công trình khác được khang trang như ngày hôm nay.

Tôn tượng Phật Quan Âm trong khuôn viên của Tịnh xá Ngọc Viên.

Tôn tượng Phật Quan Âm trong khuôn viên của Tịnh xá Ngọc Viên.

Dấu chân người Khất sĩ

Năm 2012, Đại đức Giác Từ trụ trì và quản lý ngôi tự viện này. Cũng như các cơ sở Tự viện khác, hoạt động Phật sự của tịnh xá có các thời khóa,tu học, công quả, hoằng pháp và từ thiện vv…. Nhưng một nét đặc biệt là Đại Đức Trụ trì nơi đây đã dành một thời gian đáng kể để tham gia trực tiếp sản xuất trên 2,5 ha đất nông nghiệp trồng lúa đã khai hoang tại thung lũng trong khuôn viên của Tịnh xá Ngọc Viên.

Tịnh xá Ngọc Viên được HT.Thích Giác Y trên đường du hóa tới huyện miền núi Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận kiến tạo vào tháng 7 năm 2002.

Tịnh xá Ngọc Viên được HT.Thích Giác Y trên đường du hóa tới huyện miền núi Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận kiến tạo vào tháng 7 năm 2002.

Được theo chân ĐĐ.Giác Từ ra thăm cánh đồng lúa mới gieo xạ trên vùng thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng nên cây lúa phát triển khá tốt. Với phương châm canh tác hữu cơ không dùng các chất hóa học nên chất lượng lúa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao. Mỗi năm Tịnh xá sản xuất 2 vụ lúa, mỗi vụ thu hoạch khoảng trên dưới 10 tấn lúa, đủ cho nhu cầu sinh hoạt của chư Tăng trong Tịnh xá và còn cung cấp một phần thực phẩm sạch cho bà con Phật tử địa phương.

Ngoài thời gian cho công việc Phật sự tại BTS huyện Ninh Sơn, chăm lo Phật sự cho Phật tử tại địa phương nơi trú xứ.

Ngoài thời gian cho công việc Phật sự tại BTS huyện Ninh Sơn, chăm lo Phật sự cho Phật tử tại địa phương nơi trú xứ.

ĐĐ.Thích Giác Từ là một trong các đệ tử của HT.Giác Y, từ khi xuất gia theo thầy học đạo. Được sự chỉ bảo cặn kẽ của Hòa thượng bổn sư,  ĐĐ.Thích Giác Từ cũng có một lối sống rất giản dị mộc mạc. Ngoài thời gian cho công việc Phật sự tại BTS huyện Ninh Sơn, chăm lo Phật sự cho Phật tử tại địa phương nơi trú xứ, ĐĐ.Giác Từ còn tham gia trực tiếp vào công việc trồng lúa trên cánh đồng.

ĐĐ.Giác Từ tham gia trực tiếp vào công việc trồng lúa trên cánh đồng.

ĐĐ.Giác Từ tham gia trực tiếp vào công việc trồng lúa trên cánh đồng.

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Lão nông tăng 105 tuổi trong ngôi cổ tự

Việc nhà sư làm ruộng có từ thời Tổ Bách Trượng với câu nói “một ngày không làm, một ngày không ăn”, cũng chính là tinh thần “tứ nhiếp Pháp” của Phật giáo khi nhập thế mà Phật giáo thời Lý-Trần cũng đã phát huy cao độ.

ĐĐ.Thích Giác Từ là một trong các đệ tử của HT.Giác Y, từ khi xuất gia theo thầy học đạo.

ĐĐ.Thích Giác Từ là một trong các đệ tử của HT.Giác Y, từ khi xuất gia theo thầy học đạo.

Duyên lành được thăm ngôi Tịnh xá Ngọc Viên tại vùng rừng núi tỉnh Bình Thuận, được tâm sự trò truyện và lắng nghe tâm sự của Đại đức Trụ trì chia sẻ tâm tư, trong lòng chúng tôi thấy khởi lên một niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đạo pháp đang phục hưng thời hiện đại. Có lẽ, cái làm nên sức mạnh của Phật giáo Việt Nam là ở tinh thần dung hợp, tiếp thu có chọn lọc, cùng chung sống hòa bình, đa màu sắc tông phái nhưng tất cả đều dựa trên các giáo lý chính của nhà Phật là Giới – Định – Tuệ, Văn – Tư – Tu, tứ diệu đế, bát chánh đạo; nhận thức sâu sắc “về khổ – vô thường – vô ngã – duyên sinh”, từ bi hỷ xả vô ngã vị tha.

Duyên lành được thăm ngôi Tịnh xá Ngọc Viên tại vùng rừng núi tỉnh Bình Thuận, được tâm sự trò truyện và lắng nghe tâm sự của Đại đức Trụ trì chia sẻ tâm tư, trong lòng chúng tôi thấy khởi lên một niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đạo pháp đang phục hưng thời hiện đại.

Duyên lành được thăm ngôi Tịnh xá Ngọc Viên tại vùng rừng núi tỉnh Bình Thuận, được tâm sự trò truyện và lắng nghe tâm sự của Đại đức Trụ trì chia sẻ tâm tư, trong lòng chúng tôi thấy khởi lên một niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đạo pháp đang phục hưng thời hiện đại.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm