Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 30/08/2023, 12:10 PM

Toa thuốc trị bệnh sân

Nhiều vị nói tánh tôi nóng quá, nên mỗi bữa đốt hương nguyện Phật cho con hết nóng. Người bị bệnh sân lấy thuốc gì để trị? Phật dạy dùng hai thứ thuốc để trị.

Một là nhẫn nhục, hai là từ bi.

Khi người ta nói trái ý hoặc làm thương tổn đến danh dự của mình, lúc cơn giận bừng bừng nổi lên.

Chúng ta liền dùng thuốc nhẫn nhục.

Nhẫn làm sao, uống bằng cách nào?

Khi nóng giận phừng phừng nổi lên thì nó sẽ phát ra lời nói, phát ra hành động. Vì vậy lửa sân vừa dấy lên thì chúng ta liền phải trị bằng thang thuốc nhẫn nhục.

Song nhẫn bằng cách nào, làm sao nhẫn?

Nói nhịn là được, nhưng sự thực nói nhịn không thì chưa đủ sức để nhịn.

Toa thuốc trị bệnh si mê

01

Chúng ta phải nói rõ rằng: "Nhịn là khôn, nói là dại", nhắc tới nhắc lui câu đó chừng chục lần thì hết giận.

Bởi khi giận nói ra liền nói bậy.

Có khi nào mình nổi nóng mà nói đàng hoàng đâu.

Nổi nóng thì toàn là nói bậy, nói lời không hay, nói lời thô tục v.v...

Vì vậy mà phải tự nhắc "nhịn là khôn, nói là dại".

Chúng ta muốn khôn, không muốn dại thì nhịn, làm thinh bỏ qua. Nhưng bỏ qua một lát thì dễ, đến chừng nhớ lại cũng nổi nóng nữa.

Bây giờ phải làm sao trị cho dứt tận gốc mới được?

Nên phải dùng thuốc quán từ bi để trừ căn.

Quán từ bi là quán thế nào?

Như khi ta nổi giận lên, lúc đó thấy người làm cho mình giận dễ thương hay dễ ghét?

Rất dễ ghét, chẳng những ghét mà còn muốn chửi, muốn đánh họ cho đã giận.

Nên phải dùng thuốc quán từ bi.

Nhưng quán từ bi bằng cách nào?

Họ chửi mình làm sao quán từ bi được?

Tôi sẽ chỉ cho quý vị cách quán từ bi không khó.

Ví dụ chúng ta vào bệnh viện tâm thần thăm một người quen. Vừa bước vào cửa rào, gặp một người điên chỉ vô mặt mình chửi, lúc đó chúng ta xử trí ra sao?

Họ chửi mình không có duyên cớ gì hết, không động phạm gì hết, như vậy đáng giận không.

Nếu giận, mình chửi mình đánh lại thì người ngoài cuộc sẽ nói mình thế nào?

Kẻ đánh lộn với người điên là kẻ điên luôn rồi, chứ còn gì nữa.

Như vậy để phân biệt ai là kẻ điên, ai là người tỉnh thì khi gặp kẻ điên loạn làm bậy, nói bậy, mình phải tỉnh không cự lại họ.

Người ta điên nên người ta bậy, người ta sai.

Còn mình bình tĩnh thì phải sáng suốt mới đúng chứ.

Nên khi người vô cớ chửi mình, làm nhục mình, chúng ta phải nghĩ người đó không được minh mẫn nên họ mới nói bậy, làm bậy.

Người đó đáng thương chớ không đáng giận.

Xét như vậy chúng ta thương họ, tội nghiệp họ nên không giận.

Nhờ thế trị hết gốc giận luôn.

Quý Phật tử phải khéo tu mới hết nóng giận.

Nhiều vị nói tánh tôi nóng quá, nên mỗi bữa đốt hương nguyện Phật cho con hết nóng.

Phật cho được không?

Phật không thể cho mình hết nóng mà Phật chỉ dạy pháp tu, chúng ta ứng dụng theo đó tu tập thì sẽ hết nóng giận.

Phương pháp trị nóng giận là hành hạnh nhẫn nhục và quán từ bi.

Trong kinh Phật có kể lại một câu chuyện:

Hôm đó, Ngài khất thực tại một khu làng của các vị Bà-la-môn. Bổn đạo Bà-la-môn thấy Phật oai nghi nghiêm trang tề chỉnh, tướng mạo rất đẹp, nên họ vây quanh chiêm ngưỡng Phật.

Sau khi thọ trai xong, Phật nói pháp cho họ nghe. Nghe xong, họ phát tâm quy y Phật. Đôi ba lần như vậy nên xóm Bà-la-môn đó theo Phật hết.

Bấy giờ, vị thầy của họ tức quá, ông đợi đức Phật đến, rồi lẽo đẽo theo sau kêu tên của Phật chửi.

Chửi một hồi, ông thấy Phật vẫn cứ ung dung đi, không để ý gì cả, ông bèn chận đường Phật, hỏi:

- Cù Đàm, thua tôi chưa?

Phật trải tọa cụ ngồi xuống, đọc bài kệ:

Kẻ hơn thì thêm oán

Người thua ngủ chẳng yên

Hơn thua hai đều xả

Ấy được an ổn ngủ.

Phật im lặng, ngoại đạo tưởng Phật thua. Nhưng sự thực ai còn chê người, còn giành phần hơn thì kẻ đó là người bất an.

Như vậy mới thấy nhịn là khôn, chửi là dại.

Chúng ta thấy ngay cả đức Phật ngày xưa, đâu phải ai cũng cung kính hết, vẫn có người chửi như thường.

Nếu gặp người chửi, Ngài cũng chửi lại thì bây giờ chúng ta có lạy Phật không?

Cũng vậy, giới tu sĩ chúng ta nếu bị người mắng chửi, liền nổi tức lên cự lộn với người ta, rốt cuộc lỗi hết về mình.

Vì sao?

Vì đã là tu sĩ mà còn nóng giận sân si như vậy, thì đâu thể gọi là kẻ tu hành được.

Làm sao dạy dỗ hàng Phật tử?

Chửi càng hơn, càng thắng thì càng bị người ta coi thường.

Nên người tu hành phải lấy hạnh nhẫn nhục làm đầu.

Lúc nào, hoàn cảnh nào dù thuận hay nghịch, mình cũng phải hoan hỷ, cũng phải bỏ qua hết.

Như vậy mới gọi là tu, tu thì mới trị hết các bệnh.

Nên nhớ chúng ta muốn tu thì phải cố gắng trị bệnh của mình cho lành.

Đó là thuốc trị bệnh sân.

Bài tới: Toa thuốc trị bệnh tham. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm