Tôn giả Da Du Đà La - Khúc hát thiên nga đẹp vô ngần
Thời gian trôi qua, vào một buổi chiều vắng lặng khi Thế Tôn đang ngự trên sườn núi ngoài kinh thành Vương Xá, có bóng một Tôn giả Ni cùng đoàn rất đông các nữ Tỳ kheo tới viếng thăm.
Vị Tôn giả Ni ấy dáng người mỏng manh như cành liễu nhưng thần sắc tinh anh, dung nghi cao quý. Vị ấy không ai khác chính là Công nương Da Du Đà La năm nào.
Trước đó, khi Ngài La Hầu La tiếp quản lực lượng thám tử, Công nương đã chạm tay vào ước nguyện của mình là trở thành một vị Tỳ kheo Ni, đệ tử của Đức Phật. Và khi công đức trong vô lượng kiếp đã tròn đủ viên mãn, Tôn giả Da Du Đà La cũng đã chứng đạt Thánh quả A La Hán giải thoát. Tôn giả chọn cho mình cuộc sống nơi rừng núi hoang sơ, kín đáo như hạnh nguyện từ bao kiếp. Năm đó, Tôn giả đã bảy mươi tám tuổi, tiếng gọi từ cõi Niết Bàn đã thúc giục Ngài từ bỏ thân xác vô thường và thế gian hư ảo này. Trước khi đi, ước muốn cuối cùng của Tôn giả là được gặp lại Thế Tôn lần cuối.
Tại đây, khúc hát thiên nga đẹp vô ngần đã được cất lên:
- Kính bạch đấng Đại Hùng, vào đêm nay con sẽ thành tựu Niết Bàn, nơi không còn sinh, già, bệnh, chết nữa. Trong suốt những kiếp luân hồi đã qua, khi con đồng hành bên Người, nếu con có bất cứ lỗi lầm nào, xin Thế Tôn hãy rộng lượng tha thứ cho con.
- Kính bạch đấng Đại Hùng, khi con nhớ lại vô lượng kiếp, con thấy rằng mọi công đức được tích lũy, mọi thiện nghiệp con đã làm trên thế gian này đều để hướng về Người. Có những kiếp, dẫu cho con hi sinh mạng sống của mình vì lợi ích của Người, con cũng không một mảy may tiếc nuối.
- Kính bạch đấng Đại Hiền Triết, con đã sống giới hạnh, ngăn chừa những điều xấu ác. Con không cất giấu của cải, trang sức, vải vóc. Con từ bỏ lúa gạo, động vật, các tỳ nữ, các người hầu cận, tài sản,… Con đã trải qua nhiều khổ đau các loại không thể tính được, và lao vào trong vòng xoáy của luân hồi dưới nhiều thân phận, tất cả là vì Người.
- Kính bạch đấng Đại Hiền Triết, luân hồi dường như dài vô tận, không có điểm bắt đầu cũng chẳng có nơi kết thúc. Thế nhưng, Người với tâm từ bi rộng lớn và chí nguyện cao thượng của mình, đã du hành trong ấy không chút e ngại. Người đã luôn phải đối mặt với thú dữ, ác quỷ, yêu ma. Đã phải chịu biết bao nhiêu cực hình. Những lúc ấy, dù con mang hình hài nữ nhi yếu đuối, con cũng sẵn sàng nhảy vào hàm thú dữ, hoặc làm con tin cho ác quỷ để giải cứu Người. Hạnh phúc của con là chăm lo và bảo vệ cho Người. Mỗi khi con làm việc ấy, con tự giải thoát mình khỏi những nỗi sợ hãi tầm thường.
Ni chúng nghe những lời ấy vô cùng xúc động. Rồi Thế Tôn với ánh mắt chứa đựng thiên nhãn thanh tịnh thấu suốt vô lượng kiếp cũng cất lời tán thán:
- Không một phụ nữ nào có thể so sánh với Da Du Đà La trong kỷ nguyên của Như Lai. Với những công đức sâu dày, Da Du Đà La đạt được trí tuệ thông suốt vô lượng kiếp, vô lượng kỷ nguyên và nhiều năng lực phi phàm. Nhưng Tôn giả đã sống âm thầm suốt tháng ngày qua. Bây giờ, Tôn giả hãy thể hiện để cho trời người được chứng kiến sự vĩ đại ấy.
Tôn giả Da Du Đà La quỳ xuống trước đôi chân của Thế Tôn:
- Kính bạch Thế Tôn, con là một người phụ nữ may mắn nhất thế gian vì đã được Thế Tôn đồng ý cho đồng hành cùng Người, cúng dường bó sen thơm lên Đức Phật Đính Quang. Nương vào nhân duyên ấy, con theo Người để gây tạo vô lượng công đức. Nhờ đó, khi con xuất gia trong giáo pháp của Như Lai thì chỉ nửa tháng sau con đã đạt được bốn sự thật. Tất cả những khổ đau được chặt đứt, giống như con sư tử phá tan chiếc lồng giam hãm bấy lâu.
Rồi Tôn giả bay lên bầu trời, hóa hiện đại thần thông. Ngài biến thành một con thiên nga khổng lồ, sải cánh trải hết lục địa Ấn Độ, với đôi mắt là mặt trăng và mặt trời. Rồi Ngài tiếp tục chuyển thành nhiều hình dạng khác nhau: con voi, con ngựa, dãy núi, biển cả, là vị vua trời đầy quyền uy,… Cuối cùng, vị Trưởng lão Ni che phủ cả ngàn thế giới với những đóa sen nở rộ.
- Kính bạch Thế Tôn! Xin cho con được quỳ dưới đôi chân của Người. Con không phải là vua trời hay một vị thần nào cả. Con chỉ là Da Du Đà La, một phụ nữ bé nhỏ, là người bạn trung trinh của Thế Tôn khi Người thực hiện chí nguyện trong các kiếp luân hồi.
- Kính Bạch Thế Tôn, vô lượng kiếp con đã sống như thế, tất cả vì Người. Giờ phút này, các hạnh nghiệp của con đã viên mãn. Con xin được đảnh lễ Thế Tôn lần cuối.
Sau khi đảnh lễ Thế Tôn, Tôn giả Da Du Đà La nhập Niết Bàn. Đại chúng chứng kiến không kiềm chế được xúc động, đồng quỳ rạp xuống tỏ lòng tán thán và tôn kính trước vị Thánh Ni vĩ đại. Người đã không màng tất cả mà hết lòng hỗ trợ Thế Tôn trên con đường hoằng hoá độ sinh, từ vô lượng kiếp quá khứ cho đến kiếp chứng thành quả Thánh giác ngộ. Tôn giả đã thoát được trầm luân sinh tử. Pháp giới này đời đời nhớ ơn công đức vô lượng của Người.
Trích “Thánh Độ Mệnh - Tôn giả Ni Da Du Đà La (Yasodara)” – Thượng tọa Thích Chân Quang.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật
Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.
Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên
Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam
Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.
Xem thêm