Thứ ba, 31/01/2023, 11:03 AM

Tôn giả Sīvali - vị "thần tài" đích thực của Phật giáo

Ước nguyện về một đời sống no đủ và thịnh vượng là khát vọng cháy bỏng của con người ở mọi thời kỳ. Nhằm đáp ứng một phần ước nguyện đó, nhiều tôn giáo đã xây dựng và định hình nên những vị thần chuyên trách, thường gọi là thần tài.

Thần tài trong Phật giáo, cụ thể ở Phật giáo Bắc truyền đã vay mượn giữa hình ảnh Bố Đại hòa thượng và các truyền thuyết về thần tài Trung Hoa, để tổng hòa nên một vị thần tài có nguồn gốc ngoài Phật giáo.

Với Phật giáo, thần tài được hiểu ở đây là vị Thánh đệ tử (ariya-sāvaka) có nhân duyên tạo ra phúc lộc sâu dày (lābhagga). Và, trong lịch sử kinh điển, thực sự vị đó là ai?

Bước đầu khảo sát thư tịch Phật giáo, chúng tôi đã tìm thấy nhiều nguồn tư liệu quý hiếm cùng đề cập về một vị Thánh giả gắn liền với phúc lộc, nói theo ngôn ngữ số đông chính là thần tài, đó là ngài Sīvali. Kinh điển Hán tạng phiên âm thành Thi-bà-la (尸婆羅)1.

Từ những bằng chứng quan trọng trong kinh điển, từ Hán tạng đến Nikāya, từ sự xác tín của chính Đức Phật Thích Ca, đã cho thấy, đây là vị Thánh có nhân duyên với phúc lộc nhiều đời. Chuyên khảo sau sẽ làm sáng tỏ các vấn đề liên quan.

Tượng Tôn giả Sivali trước chùa Ubosot (Chedi Liam, Thái Lan)

Tượng Tôn giả Sivali trước chùa Ubosot (Chedi Liam, Thái Lan)

Cơ sở kinh, luận về ngài Thi-bà-la (尸婆羅: Sīvali)

1- Tư liệu Hán tạng

Trong thư tịch Hán tạng, ngài Thi-bà-la (尸婆羅, có khi viết 施婆羅, đôi khi phiên âm thành 世婆羅), xuất hiện trong những bản kinh, luận sau:

Kinh Tăng-nhất A-hàm, quyển thứ ba và quyển 252.

Chú giải kinh Tăng-nhất A-hàm. Thực ra, đây chính là bản luận Phân biệt công đức3.

Kinh Xuất diệu4.

Kinh Khởi thế5.

Kinh Khởi thế nhân bổn6.

Luận Đại-trí-độ7.

Luận A-tỳ-đàm-Tỳ-bà-sa8.

2- Tư liệu Nikāya

Tư liệu Nikāya đề cập về ngài Sīvali khá phong phú, bao gồm:

Kinh Tăng chi bộ9.

Kinh Tiểu bộ, kinh Phật tự thuyết (Ud.15)10.

Kinh Tiểu bộ, Jataka số 10011.

Trưởng lão Tăng kệ12.

Thánh nhân ký sự (Apadāna)13

Chú giải kinh Tăng chi bộ14.

Chú giải kinh Pháp cú15

Chú giải Trưởng lão Tăng kệ16.

3- Nhận định về tư liệu

- Cơ sở tư liệu vững chãi liên quan đến ngài Thi-bà-la (Sīvali) được ghi nhận trong một bản kinh quan trọng, đó là kinh Tăng chi bộ ở Nikāya và kinh Tăng-nhất A-hàm tương đương ở Hán tạng. Trong cả hai bản kinh, Tôn giả Thi-bà-la (Sīvali) được chính Đức Phật xác tín: bậc đệ nhất phước đức là Tỳ-kheo Thi-bà-la (第一福德者, 尸婆羅比丘是也). Nguyên tác Pāli ghi: Tối thắng…về phúc lộc là ngài Sīvali (Etadaggaṃ… lābhīnaṃ yadidaṃ sīvali)17.

- Nếu như tư liệu về cuộc đời ngài Sīvali trong kinh tạng Pāli phần lớn nằm trong những bản chú giải, có niên đại xuất hiện khá muộn; thì tư liệu về Tôn giả Thi-bà-la trong thư tịch Hán tạng xuất hiện trong kinh Tăng-nhất-A-hàm, quyển 25, có niên đại sớm hơn. Theo Khai nguyên thích giáo lục, quyển 3, kinh Tăng nhất-A-hàm do ngài Tăng-già-đề-bà (Saṃghadeva) dịch lại lần thứ hai18 vào niên hiệu Long An nguyên niên (397) thời Tấn An Đế (382–419)19.

- Về phương diện chú giải, tư liệu Nikāya đề cập về ngài Sīvali rất phong phú, từ chú giải kinh Tăng chi, Pháp cú, Trưởng lão Tăng kệ…do hai bậc thầy về chú giải là ngài Budhaghosa và Dhammapālā trước tác. Xét về thời gian, cả hai Tôn giả vừa nêu có niên đại vào khoảng từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VI. Trong khi đó, một phần chú giải bản kinh Tăng-nhất A-hàm ở Hán tạng, liên quan đến Tôn giả Thi-bà-la được ghi nhận vào thời Hậu-Hán (後漢:23-220), đó là bản luận Phân biệt công đức. Theo ngài Tăng Hựu (445-518) trong Xuất tam tạng ký tập, quyển bốn, thì đây là bản chú giải kinh Tăng-nhất A-hàm do hai ngài Ca-diếp và A-nan tạo ra và không rõ ai đã dịch sang chữ Hán20. Nếu ghi nhận của ngài Tăng Hựu chính xác, thì đây là bản chú giải kinh Tăng-nhất A-hàm sớm nhất trong lịch sử chú giải kinh điển21.

Như vậy, từ sự đối khảo cả hai nguồn thư tịch từ Hán tạng đến Nikāya đã cho thấy rằng, tư liệu về ngài Thi-bà-la (Sīvali) trong Hán tạng là những tư liệu có niên đại xuất hiện khá sớm trong lịch sử truyền dịch kinh điển.

Lược thuật về hành trạng của Tôn giả Thi-bà-la (Sīvali)

1- Theo kinh tạng Nikāya

Cha của Tôn giả Sīvali tên là Mahāli người xứ Licchavī22. Mẹ của Tôn giả tên là Suppavāsā, công chúa nước Koliya23 có truyền thống tín phụng Tam bảo, thường cúng dường Đức Phật và chư Tăng24.

Do nghiệp cũ oan khiên25, nên nàng phải mang thai Tôn giả Sīvali đến bảy năm và chịu cơn đau chuyển dạ đến bảy ngày. Tưởng mình sắp chết, nàng nói với chồng rằng: Trước khi mạng căn chấm dứt, tôi sẽ bố thí trọng thể (pure maraṇā jīvamānāva dānaṃ dassāmī)26.

Sau khi phát tâm cúng dường Đức Phật và Thánh Tăng, nhờ lòng chí thành của nàng và sự chú nguyện của Tam bảo, Suppavāsā đã hạ sanh một đứa con trai kháu khỉnh, đặt tên là Sīvali.

Chuyện tiền thân Asātarūpa (Jataka 100) đã bổ sung:

Thiếu niên Sīvali, vào năm thứ bảy, hiến thân mình cho đạo, và xuất gia. Khi tuổi được đầy đủ, vị ấy thọ Đại giới, làm các công đức, đạt được lợi đắc cao nhất trên cõi đất, tức là quả A-la-hán, và khiến quả đất vang lên tiếng động hoan nghênh27.

 Và kể từ khi chứng Thánh quả A-la-hán, Tôn giả Sīvali có một phước báo to lớn, thường được nhân loại hay chư Thiên ở khắp mọi nơi cúng dường, dù đó là chốn hoang vu hay nơi làng mạc, khi ở sông nước, hoặc trú tại đất liền (vane gāme jale thale)28.

Một lần, trong chuyến du hóa đến trụ xứ của Tôn giả Revata (Ly-bà-đa), Đức Phật đã dẫn 500 vị Tỳ-kheo dự kiến phải băng qua một vùng hoang vu dài khoảng 30 dặm và khó khăn về vật thực. Trước lúc khởi hành, Đức Phật đã hỏi Tôn giả A-nan:

- Này, A-nan! Có Sīvali đi với chúng ta không?

- Dạ có, bạch Thế Tôn!29

(Sīvali, pana, ānanda, amhehi saddhiṃ āgato ti? Āma, bhante ti)30.

Với Đức Phật, chỉ cần có Tôn giả Sīvali hiện diện trong đoàn thì dù con đường có hoang vu ít người qua lại, nhưng do phước báo của riêng Tôn giả mà các vị thiện thần (devatā) sẽ tùy duyên hóa hiện thành người phàm, để cúng dường vật dụng cần thiết cho đấng Chí Tôn và toàn thể chúng Tăng.

Sở dĩ có được phước báo to lớn đó là do nhiều thiện nhân duyên mà Tôn giả đã gây dựng trong nhiều kiếp, nhiều đời. Theo Chuyện tiền thân Asātarūpa (Jataka 100), Thánh nhân ký sự (Apadāna), Chú giải kinh Tăng chi bộ, Chú giải kinh Pháp cú, Chú giải trưởng lão Tăng kệ; thì tiền thân của Tôn giả Sīvali đã cúng dường lên Đức Phật Padumuttara31 và được Ngài thọ ký sẽ là người đầy đủ phúc lộc ở đời vị lai32. Sau đó, trong một kiếp khác, tiền thân Tôn giả đã hiến cúng hai phẩm vật, được xem như hai vị thuốc quý ở thời xưa33, đó chính là bơ tươi vo thành viên (guḷadadhiñca) và mật ong (madhuñca) lên Đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassī) với tâm tín thành và lòng kiên định sâu sắc34. Theo tư liệu, lễ phẩm tuy giản đơn nhưng do diễn ra trong một bối cảnh bức thiết nên trở thành đắt giá (sahassaṃ), mặc dù vậy tiền thân của Tôn giả Sīvali chỉ kính nguyện dâng lên Đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassī) và chúng Tăng.

Như vậy, do dư nghiệp bất thiện ở quá khứ nên quá trình thác thai của Tôn giả Sīvali gặp nhiều bất hạnh, khổ đau. Tuy nhiên, do phước nghiệp tự tay mình (sahattheneva) cúng dường hai phẩm vật gồm bơ tươi và mật lên Đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassī) với lòng kiên định, sùng kính, thế nên hiện đời phúc báo của Tôn giả luôn đầy tràn, không những lan tỏa đến chư vị Thánh Tăng mà còn được Đức Phật Thích Ca tán thán: Trong các vị đệ tử... nhận được đồ cúng dường, này các Tỳ-kheo, tối thắng là Sīvali35.

2- Theo tư liệu Hán tạng

Xét về nguồn cội, Tôn giả Thi-bà-la (尸婆羅) vốn dòng dõi hoàng tộc Sư-tử- giáp (師子頰: Sīhahanu36), mẹ ngài tên là Cam-lộ-vị (甘露味: Amitā37; được phiên âm thành 阿彌多質多

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm