Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/08/2014, 09:35 AM

Tổng luận về Thiền (Meditation: A Summary)

Đức Phật cũng nói, ta ra đời vì lợi ích cho tất cả chúng sinh chứ không phải chỉ dành riêng cho những người phật tử. Như thế, Thiền là sản phẩm chung của nhân loại, là một kho tàng vô giá, ai cũng có thể xử dụng vì lợi ích của chính mình mà không cần xin phép ai, không tranh giành, không phí tổn, không sợ cạn kiệt nguồn Thiền. 

Nguồn:  Shutterstock.com
Thời gian qua, tôi nghiên cứu và viết tổng cọng 15 bài về Thiền Sức Khỏe (Meditation for health). Gồm có: Thiền là phương thuốc trị bệnh, Thiền trị được bệnh tại sao?, Thiền quanh ta và phương pháp định tâm, Cầu an có an không?, Phật tử nên tu theo pháp môn nào? Thiền và canh tân đất nước, Thiền và sắc đẹp, Thiền và trường học, Thiền và bệnh viện, Thiền và quân nhân, Thiền chánh niệm và não bộ, Thiền và công ty, Thiền: Trẻ ra già chậm, Thiền: Tổng Luận, và bài cuối: Đề nghị một buổi lễ gồm: Thiền, Tịnh, Mật, Pháp Hoa Nếu không có nhiều thì giờ, quý vị có thể chỉ tìm hiểu bài “Thiền: Tổng Luận” cũng có thể thực hành được Thiền. 

Qua các bài viết vừa kể, chúng ta có một bức tranh khá rõ về Thiền Sức Khỏe. Có thể nói, ít ai nghĩ Thiền không những có khả năng chữa trị bệnh tật, làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, sống thọ và sống có hạnh phúc hơn, giúp trẻ ra già chậm và chuyển hóa xả hội, mà Thiền còn có thể thay đổi Tâm, thay đổi thế giới, làm cho quả đất nầy trở thành một nơi mà nhân loại sống mạnh khỏe và hạnh phúc hơn. (Meditation may change your mind, change the world. Make this world a healthier, happier place). 

Qua những nghiên cứu, y giới và khoa học gia phát biểu, ‘Thiền mà chúng tôi đang xử dụng để chữa trị bệnh tật là Thiền Chánh Niệm của Phật Giáo (Buddhist Mindful Meditation), nhưng chúng tôi cố lấy nó ra khỏi màu sắc tôn giáo để người khác tín ngưỡng có thể thực hành mà không cảm thấy mặc cảm.

Đức Phật cũng nói, ta ra đời vì lợi ích cho tất cả chúng sinh chứ không phải chỉ dành riêng cho những người phật tử. Như thế, Thiền là sản phẩm chung của nhân loại, là một kho tàng vô giá, ai cũng có thể xử dụng vì lợi ích của chính mình mà không cần xin phép ai, không tranh giành, không phí tổn, không sợ cạn kiệt nguồn Thiền. 

Do đó không cần phải thay nhản hiệu, pha chế hoặc đổi nội dung của Thiền. Việc làm nầy, có thể đưa đến tình trạng tẩu hỏa nhập ma cho người thực hành. Như Thiền Khai Mở Luân Xa, Thiền Nhân Điện, Thiền Xuất Hồn, Thiền Lên Cỏi Trên Nghe Thuyết Pháp…, đã xẩy ra một số trường hợp bất cập.

Muốn biết vài hệ quả của các loại thiền nầy, độc giả có thể tìm hiểu ý kiến của nhiều Bác Sĩ trong khoa Năng lượng học và Dân tộc học theo vài đường links sau đây:

- Tẩu hỏa nhập ma khi mở luân xa 6: http://jojojotran.blogspot.com/2013/04/tau-hoa-nhap-ma-khi-mo-luan-xa-6.html,
- Nhân điện - bí ẩn hay hoang tưởng? Nguồn http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/N...ng/420370.antd
- Truyền nhân điện giúp nam giới sinh con? http://bee.net.vn/channel/2981/20120...ay-ba-1833708/

Có người thắc mắc, Thiền có trước Phật giáo hay Thiền có từ Phật giáo? Tôi nghĩ, Thiền có trước Phật giáo. Lúc bỏ ngai vàng điện ngọc để xuất gia, thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh với 4 vị Bà La Môn trong 6 năm, nhưng không có kết quả. Cuối cùng Ngài bỏ lối tu nầy, rồi tự mình thiền định liên tục 49 ngày và đạt Giác ngộ Giải thoát. 

Giác ngộ là biết cách để thoát khỏi tham sân si và vọng tưởng. Giải thoát là có một đời sống an lạc hạnh phúc không bị trói buộc vào ưu phiền, vào căng thẳng và bệnh tật.

Có thể nói, đạo Phật là đạo của Thiền. Tức là đạo của Từ, Bi, Hỷ, Xả để cho mình và xã hội tốt hơn. Kinh điển của Phật giáo là kinh điển về Thiền, đặc biệt là một số kinh sau đây, Phật chỉ bày những phương pháp giản dị dễ thực hành Thiền:

Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Kinh Tứ Niệm Xứ,  Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Pháp Hoa, Kinh Thủ lăng nghiêm, Kinh Kim Cang Bát Nhã ... 

Và hình Phật Thích Ca luôn luôn trong tư thế Thiền cũng đủ cho thấy Thiền được dùng trong trị liệu hiện nay là Thiền Phật giáo (Buddhist Mindfulness Meditation). 

Dẫu thiền phát xuất từ đâu, không quan trọng. Nhưng cần thiết là làm sao thực hiện được để mang đến lợi ích cho chính mình, cho kiếp hiện tại và tương lai.

Trước lúc bàn về Thiền, chúng ta nên định nghĩa Thiền là gì để dễ nắm bắt phương pháp thực hành: Thiền là sự tập trung tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ một vấn đề nào khác.

1. Muốn thực hành Thiền. Rất giản dị. Chỉ cần có 3 động tác chính:

a. Kiếm một chỗ ngồi thoải mái. Ngồi được bán già, hoặc kiết già là tốt nhất. Nhưng có thể ngồi trên ghế, trên đòn như 5 hình dưới đây: 
 
b. Tâm chú ý dỏi theo hơi thở vào, hơi thở ra,

c. Nếu tâm chạy tán loạn, nhẹ nhàng đem tâm trở về với hơi thở. Chỉ giản dị bằng ba động tác ấy mà thôi.

2. Có người chất vấn: Những bệnh nan y như tim, gan, tỳ, phế, thận, ung thư, tiểu đường, Si-da … phải chữa bằng “thuốc tiên”nếu có. Hoặc tốn hằng tỉ đồng mà chưa chắc lành. Nay có người khuyên Thiền ngày hai lần mỗi lần khoảng 20 phút mà nói là chữa được bệnh! Làm sao tin được?

- Trả lời: Chúng ta nên tìm hiểu sự diệu dụng của Thiền. 

Thứ nhất: Nhìn hình não bộ kèm theo sẽ thấy, lúc định được tâm, vùng não liên hệ với lòng từ bi (compassion) được tăng trưởng, làm cho thiền giả cảm nhận an lạc, yêu đời thay vì giận hờn cau có.
 
Thứ hai: Vùng Tự biết (self-awareness) cũng tăng trưởng, thiền giả dễ định được tâm. Vì đôi lúc, chúng ta đọc xong một trang sách, nhưng không nhớ trong đó nói gì, vì lúc đọc tâm bị tán loạn, nghĩ nhiều vấn đề khác, thiếu chú ý tập trung.

Thứ ba: Vùng làm phát sinh căng thẳng (stress) bị teo nhỏ. Điều nầy rất quan trọng vì, y giới tìm thấy từ 60-90% bệnh tật sinh ra đều do căng thẳng. Thiền làm giảm căng thẳng nên Thiền có khả năng trị bệnh. Nếu định được tâm lúc thiền, hành giả sẽ cảm thấy an lạc và khỏe ngay. Nếu tâm nghĩ lung tung, thiền sinh sẽ bị nhức đầu và mệt. Ai bị tiểu đường hoặc cao máu, đo lượng đường và áp huyết trước lúc Thiền. Sau lúc xả Thiền, đo lại sẽ thấy đường và huyết áp giảm xuống. 

Muốn biết nhiều hơn ngòai 3 tác dụng vừa kể, quý vị có thể đọc lại bài “Thiền và sức khỏe”. Trong đó tôi liệt kê 10 thứ bệnh được chữa bằng thiền. Trường hợp bệnh Si-da (liệt kháng). Nhóm ngồi thiền 8 tuần lễ (ngày 2 lần khoảng 25 phút mỗi lần) số lượng bạch huyết cầu gia tăng 20, trung bình cho mỗi người. Còn nhóm uống thuốc không ngồi thiền, lượng bạch huyết cầu mất 185, trung bình cho mỗi người. Điều đó cho thấy Thiền công hiệu hơn thuốc. 

Sida là bệnh vi khuẩn chứ không phải vi trùng. Vi khuẩn tấn công bạch huyết cầu làm cho hệ miễn nhiễm yếu dần nên cơ thể dễ bị vi trùng và vi khuẩn làm hại. Hiện tại chưa có thuốc chữa lành bệnh nầy, chỉ có thuốc ngăn chận không cho bệnh phát triển thêm, hoặc phát triển chậm hơn do sự mất dần của bạch huyết cầu, nhưng thuốc rất đắt tiền và bị phản ứng phụ. Qua thí nghiệm cho thấy, Thiền có thể giúp làm chậm lại sự tiêu hủy bạch huyết cầu.

Ngoài ra, tụng kinh, niệm Phật cũng có tác dụng làm chậm tiến trình phát triển xấu của bệnh Sida (vui lòng xem thí nghiệm của bác sĩ Phan Thị Phi Phi, Đại học Y Hà Nội trong bài Thiền đã đề cập).

Một trong những trường hợp điển hình là cựu Tổng thống Mỹ, ông Bill Clinton, được bác sĩ khuyên, nên ăn chay và ngồi thiền mới có thể sống lâu, còn không thì sẽ chết sớm. Ông mời một vị thầy Phật giáo đến hướng dẫn thiền. Tổng thống Obama cũng hành thiền.  
 
Bài “Thiền trị được bệnh.Tại sao? Cho chúng ta biết, lúc bị căng thẳng (stress), cơ thể có khuynh hướng chống lại hay bỏ chạy. Lúc đó tròng con mắt mở lớn, tim đập nhanh hơn, phổi thở nhiều hơn, lượng đường trong máu gia tăng, áp suất máu cao hơn. Bao tử ngưng tiêu hóa thức ăn. Muốn thực hiện được các điều vừa kể, cơ thể tiết ra hai chất hóa học cực mạnh là epinephrine và norepinephrine (để dễ hiểu, có thể gọi là chất hóa học cortisol).
 [https://www.google.com/search?q=Photos+of+stress+reaction+in+human+body]
Nếu tình trạng kéo dài từ ngày nầy qua tháng nọ, hay căng thẳng kinh niên đến năm kia thì bệnh tật có thể sinh ra. Vì Thiền có khả năng làm giảm căng thẳng, cho nên Thiền có khả năng chữa trị bệnh tật.

Ngoài những công năng của Thiền mà chúng ta vừa ôn lại. Thiền còn có khả năng làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu, sống có hạnh phúc hơn và ít bệnh tật.

Bài “Thiền: Trẻ ra già chậm” cho thấy, cơ thể con người được cấu tạo bằng những tế bào. Mỗi tế bào chứa các yếu tố di truyền quấn lại với nhau gọi là nhiễm sắc thể (chromosome) [hình màu xám xanh nhạt]. 
 
Cuối hai đầu nhiễm sắc thể là telomeres (hình tô màu đỏ). Đó là nắp bảo vệ hai đầu nhiễm sắc thể không cho bị hư hại. Lúc bị căng thẳng, phần màu đỏ bị ngắn dần nhanh chóng. Tình trạng nầy báo động sự già nua đang đến và bệnh tật sắp xẩy ra. 

Thiền không những có khả năng chận đứng sự thoái hóa nhanh chóng của telomeres mà còn có thể phục hồi đồ dài của chúng. Vi diệu đến thế, chúng ta còn gì để do dự mà mỗi ngày không bỏ ra được vài chục phút để thiền nhằm giảm bệnh tật, cải tiến sức khỏe, chuyển hóa xã hội, sống đời an lạc và hạnh phúc hơn?   
                                                                                 
Tóm lược

Ngày nay thiền phổ cập khắp thế giới và trở thành một dưỡng chất cần thiết không thể thiếu của nhân loại. Tại Mỹ, có khoảng 50 % (160 triệu người) bỏ thuốc theo Thiền và Yoga để chữa trị bệnh tật. Có nhiều trường hợp, thậm chí, Thiền còn công hiệu hơn thuốc, nhưng Thiền không thể hoàn toàn thay thế thuốc nhất là các bệnh thuộc cấp cứu, tai nạn, vi trùng, bệnh cần giải phẫu, các chứng nan y như ung thư, Sida…Rất mong quý độc giả lưu tâm để khỏi bị lạc dẫn. Nếu cần, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Y giới tìm thấy có từ 60-90 % tật bệnh sinh ra do căng thẳng. Ngoài nguyên nhân di truyền và lối sống thiếu lành mạnh, các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, bao tử… đều do căng thẳng mà ra. Thiền làm giảm căng thẳng nên Thiền có khả năng góp phần chữa trị bệnh tật.

Cuộc sống hằng ngày có nhiều bức xúc làm cho con người dễ bị căng thẳng và bệnh tật. Do đó, nên tập tánh Từ, Bi, Hỷ, Xả. 

Giáo lý đạo Phật đã thâm nhập vào xã hội Việt Nam không biết tự bao giờ mà cha mẹ, ông bà rất đúng lúc dạy con cháu: một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ. Người có nhiều nụ cười thì ít bệnh hơn người thường nhăn nhó gắt gỏng. Câu “thần chú” sau đây cũng góp phần không nhỏ cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta, an vui thì khỏe mạnh, ưu phiền sẽ ốm đau. Một trong những bí quyết căn bản để ngăn ngừa bệnh tật là đấy.

Ngoài ra, chế độ ăn uống và tập thể dục, như đi bộ vài chục phút mỗi ngày, cũng rất cần cho sức khỏe của nhân thế. 

Cầu chúc quý vị an lạc sống đời hạnh phúc. 
                                                           
Hồng Quang
Tháng 08/2014

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Xem thêm