Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/03/2020, 05:32 AM

Tổng quát Tư tưởng Bát Nhã từ Ấn Độ đến Trung Hoa

Kẻ khát tức không đợi sông bể mới uống - Kẻ đói tức không chờ kho ngao mới no. Đạo đặt ra vì người trí, luận để cho người thông, sách để cho người sáng truyền, việc để cho người thấy rõ.

 > Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh: Pháp tu đưa qua bờ giác ngộ ở bên kia sông mê

Tư tưởng Bát Nhã đã có ngay trong thời thuyết pháp đầu tiên của đức Thế Tôn tại vườn Nai, khi Ngài gọi năm anh em Kiều Trần Như mà bảo rằng: "Quý vị hãy từ bỏ hai cực đoan và thực hành Trung đạo, rồi tiếp theo là Ngài giảng giải cho năm anh em Kiều Trần Như về Tứ Thánh Đế và Ngũ uẩn giai không." [1]

Từ đó, tư tưởng Bát Nhã hay "Ngũ uẩn giai không" đồng quyện với giáo lý Tứ Thánh Đế và Duyên Khởi, khi ẩn khi hiện suốt khắp mọi thời thuyết pháp của đức Thế Tôn, kể từ vườn Nai đến núi Linh Thứu và lan khắp các lưu vực sông Hằng đến ngay cả rừng Sa La song thọ tại Kusinara, nơi Thế Tôn Niết-bàn.

Phật dạy:

Phật dạy: "Hãy tự chuyên niệm rằng, bốn đại trong thân, mỗi đại đều có tên riêng, hoàn toàn vô ngã. Ngã vốn không có chúng chỉ như huyễn".

Sau khi đức Thế Tôn diệt độ, kinh điển được các Thánh đệ tử, kết tập nhiều lần khác nhau, tư tưởng Bát Nhã nằm sẵn ở trong các kinh diển A Hàm của Bắc Phạn và Pàli của Nam Phạn.

Tuy nhiên, kể từ khi đức Thế Tôn Niết-bàn đến sau 200 năm, do trình độ tu chứng và nhận thức về giáo lý, cũng như phát triển giáo pháp của đức Thế Tôn sâu rộng vào mọi thành phần xã hội, nên chậm lắm là đến đời vua Kaniska, sau kỷ nguyên Tây lịch, tư tưởng KHÔNG của Bát Nhã được các Tổ Sư triển khai và hình thành có hệ thống.

Tư tưởng KHÔNG của Bát Nhã phát triển mạnh, do thuyết "Ngã không pháp hữu" của Hữu bộ và "Quá vị vô thể, hiện tại hữu thể" của Đại Chúng bộ. Và cho đến khi phái Nhất thuyết bộ hình thành với chủ trương "Tam thế chư pháp giả danh vô thể" (Tất cả pháp trong ba đời đều là giả danh không có tự tánh).

Và tư tưởng các bộ phái Phật giáo tiếp tục phát triển thành 20 hoặc 24 bộ phái, trong đó đầy dẫy những tư tưởng đồng dị khác nhau.

Đến khi Ngài Mã Minh ra đời khoảng thế kỷ thứ hai Tây lịch, với đề xướng "Chư pháp thực tướng"; "Vạn hữu duyên khởi"; "Chơn như môn, sinh diệt môn”; "Vạn pháp duy tâm", rồi đến thế kỷ 3 T.L; Ngài Long Thọ ra đời, với Trung Luận, Đại Trí Độ Luận đã phát huy tư tưởng KHÔNG của Bát Nhã đến cực điểm. Và qua các bộ luận nầy ta biết chắc các kinh điển thuộc hệ Bát Nhã đã được các Tổ sư kết tập trước thời đại Ngài Long Thọ. 

Bát Nhã và tình yêu

Vào thế kỷ thứ 3 T.L, Chu Sĩ Hành là vị cao tăng người bản xứ đã chuyên giảng dạy kinh Đạo Hành Bát Nhã và đã du học Ấn Độ năm 260 T.L.

Vào thế kỷ thứ 3 T.L, Chu Sĩ Hành là vị cao tăng người bản xứ đã chuyên giảng dạy kinh Đạo Hành Bát Nhã và đã du học Ấn Độ năm 260 T.L.

Từ Ấn Độ đến Trung Hoa, bản kinh của Phật được dịch sớm nhất ở Trung Hoa là kinh Tứ Thập Nhị Chương, do Ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan dịch, lưu truyền ở thế kỷ đầu Tây lịch.

Nếu đọc kỹ bản kinh nầy, ta thấy đó là một bản kinh tổng hợp, từ giáo lý Nguyên thủy đến Đại thừa và tư tưởng Bát Nhã cũng đã được chuyên chở ở trong bản kinh nầy.

Chẳng hạn, tư tưởng Bát Nhã ta đọc ở chương 18 và chương 20 sẽ thấy như sau:

Phật dạy: "Hãy tự chuyên niệm rằng, bốn đại trong thân, mỗi đại đều có tên riêng, hoàn toàn vô ngã. Ngã vốn không có chúng chỉ như huyễn".

Và chương hai của kinh nầy, đã giải thích KHÔNG, qua ý nghĩa của Đạo như sau: “Người xuất gia làm sa môn là muốn đoạn trừ dục vọng, loại bỏ khát ái, tự biết nguồn tâm, đạt đến lý tánh sâu thẳm của Phật. Giác ngộ được pháp vô vi. Ở nơi tâm tự mình thấy không có sở đắc, ở ngoại cảnh tự mình thấy không có sở cầu, tâm hằng tự tại, không bị trói buộc bởi đạo và nghiệp, không còn khởi niệm, không còn tác ý, không còn pháp tu, không còn quả chứng, các địa vị tu tập không cần trải qua mà tự nó tối thượng, ấy gọi là Đạo vậy”.

Dù tư tưởng Bát Nhã đã hàm chứa ở trong kinh Tứ Thập Nhị Chương và đã được lưu truyền tại Trung Hoa ở thế kỷ đầu, nhưng đến năm 172 T.L, Ngài Chi Lâu Ca Sấm mới bắt đầu dịch kinh Đạo Hành Bát Nhã và hoàn thành năm 179 T.L. Đây là một bản kinh thuộc văn hệ Bát Nhã được dịch sang Hán văn sớm nhất, hiện có ở Đại Tạng Tân Tu 8, trang 425.

Thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh

Thế kỷ thứ 4, Ngài Cưu Ma La Thập đến Trung Hoa dịch các kinh, trong đó có Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa và Bát Nhã Tâm Kinh hay gọi là Bát Nhã Ba La Mật Đa Đại Minh Chú Kinh.

Thế kỷ thứ 4, Ngài Cưu Ma La Thập đến Trung Hoa dịch các kinh, trong đó có Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa và Bát Nhã Tâm Kinh hay gọi là Bát Nhã Ba La Mật Đa Đại Minh Chú Kinh.

Vào thế kỷ thứ 3 T.L, Chu Sĩ Hành là vị cao tăng người bản xứ đã chuyên giảng dạy kinh Đạo Hành Bát Nhã và đã du học Ấn Độ năm 260 T.L.

Ngài Chi Khiêm dịch Đại Minh Độ kinh, khoảng 222-257 T.L. Ngài Pháp Hộ dịch Quang Tán BátNhã Ba La Mật kinh khoảng năm 286 T.L. Ngài Mộc Xoa dịch Phóng Quang Bát Nhã, khoảng 291 T.L. Ngài Đàm Ma Ty và Trúc Phật Niệm, dịch Ma Ha Bát Nhã Sao Kinh, khoảng 382 T.L.

Thế kỷ thứ 4, Ngài Cưu Ma La Thập đến Trung Hoa dịch các kinh, trong đó có Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa và Bát Nhã Tâm Kinh hay gọi là Bát Nhã Ba La Mật Đa Đại Minh Chú Kinh.

Đời Lưu Tống (420-478 T.L), lại xuất hiện bảy trường phái Bát Nhã về KHÔNG:

1- Thích Đạo An chủ trương: "Bản Vô". Nghĩa là các pháp vốn KHÔNG, nên KHÔNG.

2- Trúc Pháp Thân chủ trương: "Bản Vô Dị". Nghĩa là tất cả pháp vốn không khác, nên KHÔNG.

3- Chi Đạo Lâm chủ trương: "Không tức Sắc". Nghĩa là KHÔNG chính là SẮC.

4- Vu Pháp Khai chủ trương: "Tam Giới Không". Nghĩa là diệt trừ mê lầm của vô minh, hoặc diệt trừ mê lầm của thức, thì thấy rõ ba cõi là KHÔNG.  

5- Thích Đạo Nhất chủ trương: "Huyễn  Hóa Không". Nghĩa là huyễn hóa là KHÔNG.

6- Trúc Pháp Ôn chủ trương: "Tâm Vô". Nghĩa là Tâm Không thì gọi là KHÔNG".

7- Vu Đạo Thúy chủ trương:" Duyên Hội Không". Nghĩa là do Nhân duyên tập khởi, nên gọi là KHÔNG.[2]

Sau đó, các dịch bản Bát Nhã và Bát Nhã Tâm Kinh lại tiếp tục xuất hiện vào đời Đường do các Ngài: Pháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luân, Pháp Thành và Ngài Huyền Tráng đã dịch Bát Nhã Tâm Kinh, đồng thời dịch hoàn thành bộ Đại Bát Nhã 600 cuốn.

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Tâm Kinh đến đời Nhà Minh (1368-1628) đã trở thành những khóa tụng công phu hàng ngày của các tự viện cho đến cả đời Thanh (1610-1902).

Bát Nhã Tâm Kinh đến đời Nhà Minh (1368-1628) đã trở thành những khóa tụng công phu hàng ngày của các tự viện cho đến cả đời Thanh (1610-1902).

Và Bát Nhã Tâm Kinh đã được Ngài Khuy Cơ học trò của Ngài Huyền Tráng làm u tán; Ngài Viên Trắc đời Đường, tán; Ngài Pháp Tạng đời Đường, lược sớ; Ngài Sư Hội đời Tống làm lược sớ Liên Châu Ký; Ngài Tôn Lặc và Như Tỵ đời Minh làm chú giải.Và Bát Nhã Tâm Kinh lại còn có gần bốn mươi nhà sớ giải và chú giải nữa.Trong đó, hai mươi bản chú giải được thực hiện vào thời nhà Minh (1368-1628), như các Ngài Hoằng Tán, Trí Húc, Quán Hành... hiện còn lưu giữ ở trong Đại Tạng Tân Tu và Tục Tạng Kinh. [3]

Bát Nhã Tâm Kinh đến đời Nhà Minh (1368-1628) đã trở thành những khóa tụng công phu hàng ngày của các tự viện cho đến cả đời Thanh (1610-1902).

Chú thích:

[1] Phật Thuyết Ngũ uẩn Giai Không Kinh, Tạp, 102, tr.499, Đ.T.T.T.2.

[2] Thang Dụng Đồng, Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật Giáo Sử, Bắc Kinh, Trung Hoa thư cục, tr 167 - 202.

[3] Những bản Bát Nhã Tâm Kinh Chú Sớ nầy hiện có ở trong Đại Tạng Tân Tu 33, tr 523 - 569, và Tục Tạng Kimh 41.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm