Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/08/2014, 11:09 AM

Tp.HCM: Xúc động lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Giác Ngộ

Ngày 13/07/Giáp Ngọ (08/08/2014) chùa Giác Ngộ (Tp.HCM) tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu với sự tham dự của Chư tôn đức tăng, ni cùng trên 500 phật tử đồng tham dự.

8h30 sáng ngày 13/07/Giáp Ngọ (08/08/2014) tại tầng chánh điện chùa Giác Ngộ mặc dù mới vừa đổ xong bê tông sàn được vài tuần và TT.Thích Nhật Từ trụ trì chùa cũng vừa có chuyến bay dài từ châu Âu về cách đó chỉ vài tiếng, trong một bối cảnh đang là một công trình xây dựng nhưng nhà chùa cũng đã thu xếp được một khoảng trống cho buổi lễ Vu Lan Báo Hiếu được diễn ra tại đây. 
 
 
Trước khi buổi lễ Vu Lan được bắt đầu là buổi lễ Quy y Tam Bảo cho hơn 150 người, đồng thời các phật tử mới được nghe bài pháp thoại với chủ đề “Đạo Phật cứu đời”. Sau thời pháp thoại là buổi lễ Vu Lan báo hiếu đã được diễn ra trang nghiêm và xúc động.

Tham dự buổi lễ có Chư tôn đức chùa Giác Ngộ và các chùa khác trong thành phố và trên 500 phật tử đã có mặt tại chùa để cùng nhau tham dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014.
 
 
Sau phút giây tĩnh lặng mặc niệm và tri ân những người đã mất là những lời bộc bạch về ý nghĩa của bông hồng cài áo của Phật tử Diệu Thanh. Trong phút giây tất cả mọi người cài lên cạnh trái tim của mình một bông hồng đã làm cho không biết bao nhiêu giọt nước mắt đã rơi, những đôi mắt nhòe đi không chỉ trên khuôn mặt những con trẻ mà lại phần nhiều ở những người tóc đã bạc. Vâng! đâu chỉ có con trẻ mới nhớ cha mẹ. Tất cả chúng  con hôm nay về đây đang rất nhớ thương Cha và Mẹ nhiều lắm.

TT.Thích Nhật Từ trụ trì chùa Giác Ngộ có đôi lời nói về ý nghĩa của Bông hồng cái áo “Bông hồng cài áo được hình thành vào Việt Nam những năm đầu của những năm 60, thế kỷ XX. Người có công khởi xướng tục cài hoa hồng là Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Sau chuyến thăm viếng tại Nhật Bản, Thiến sư Thích Nhất Hạnh và một số vị Cao tăng Việt Nam rất ấn tượng về ngày Mẹ ở phương Tây mà người Nhật Bản đã hấp thu. Trong ngày đó, người ta tặng những đóa hồng tươi để nhắc nhở niềm hãnh diện còn cha, còn mẹ hoặc kỷ niệm với lòng thành kính khi cha và mẹ đã mất.
 
 
 
Trở về Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh đã viết kỷ niệm Bông hồng cài áo, nói về nguồn gốc của lễ hội này. Điều rất ấn tượng trong đạo Phật đã có sẵn đạo Hiếu và lời dậy của đức Phật về hiếu thảo, rộng không thua kém bằng các vần thơ của các tôn giáo ở phương Tây. Do vậy, tác phẩm Bông Hồng Cái Áo đã trở thành nền tảng của lễ hội Bông hồng cài áo được diễn ra vào Rằm tháng Bảy hàng năm, nay đượm thêm nhiều ý nghĩa với  biểu tượng thông qua bông hồng. Đang khi các Thầy và các quý phật tử cài bông hồng lên áo thì chúng ta lắng nghe bài Bông Hồng Cài Áo của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ được phóng tác từ tác phẩm mang cùng tên Bông Hồng Cài Áo của Thiền sư Nhất Hạnh. Trong đó có đề nghị chúng ta, khi thương kính cha và mẹ phải thể hiện thành lời, vì Việt Nam nói riêng và dân châu Á nói chung gặp trở ngại trong việc truyền thông. Tính e lệ và biểu đạt ngôn ngữ tình thương giành cho cha mẹ và ngược lại cha mẹ cũng ít khi nói những lời yêu thương dành cho con cái, đã làm cho sự truyền thông về tình yêu và tình thương có phần bị yếu đi và mờ nhạt. Ca khúc này, đề nghị chúng ta truyền thông tình thương kính của mình giành cho mẹ nói riêng và cho cha mẹ nói chung như sau: ‘’Mẹ cha ơi! mẹ cha có biết rằng: biết gì? biết là: con thương mẹ, thương cha lắm không’’…
 
 
 
 
 
Ngoài sự chăm sóc, quan tâm bằng hành động cụ thể  thì chúng ta rất cần nói rõ tình cảm của mình, vì con người tiến bộ hơn con vật là có truyền thông, vì truyền thông góp phần  làm cho con người hạnh phúc hơn, cảm nhận được trực tiếp hơn…  ‘’

Vâng! Chúng con sẽ ghi nhớ và thực hiện lời Thầy dậy, để những mua Vu Lan sau chúng con không còn nhòa lệ vì ân hận là “con chưa kịp nói những lời yêu thương nhất dành cho cha mẹ”.

Mùa Vu Lan cũng là dịp để mọi người ôn lại bốn Trọng ân lớn nhất trong đời sống làm người, đó  là Tứ trọng ân: Ân cha mẹ, ân Tam bảo – Sư trưởng, ân Quốc gia – xã hội.  

Lễ cúng dường Chư tăng cũng được diễn ra ngay sau đó càng làm cho mọi người thấy rõ được ý thức trách nhiệm của người Phật Tử đó là ơn các chư Tăng là một trong ba ơn Tam Bảo.

Vu Lan Báo Hiếu là một nét đẹp của người tu học Phật là một thông điệp nhắc nhở chúng ta biết tri ân và báo ân đối với cha mẹ. Hiếu là ý nghĩa của đạo đức và cũng là phẩm chất của đời sống đạo đức và giác ngộ. Mùa Vu Lan không phải là một mùa lễ hội thông thường  như bao lễ hội văn hóa tín ngưỡng khác mà còn  nhắc nhở chúng ta luôn nhớ đến lời Phật dạy.

Bao đứa con trong cuộc sống xuôi ngược, ngược xuôi, trong guồng quay học hành, trong lo toan cơm áo gạo tiền, trong danh vọng, trong giàu sang hay nghèo hèn mà quên hỏi mẹ rằng: Mẹ ơi! đêm qua mẹ ngủ có ngon không? hay mẹ đang làm gì đấy? Cha hôm nay đi làm có mệt không? chỉ giản dị có vậy thôi. Nhưng  có nhiều những đứa con đã quên, chỉ khi mất mẹ rồi, mới hỡi ôi thì cũng đã muộn màng hay chỉ nghĩ  đến mẹ khi trái tim ta tan nát, thân xác ta bầm dập, niềm tin trong ta tan chảy, nỗi tuyệt vọng rơi xuống tận đường hầm, khi ấy ta mới về bên mẹ. 


Đúng là chúng con chưa một lần biết nói với mẹ là: Mẹ ơi!  cha ơi! con thương mẹ, thương cha nhiều lắm hay con cám ơn cha mẹ nhiều mà lời yêu thương ấy lại chỉ để dành cho người dưng thôi. 

Và mẹ ơi! giờ này mẹ đang ở đâu? rằng con đã rất nhớ mẹ, cho dù có những người tóc đã bạc rồi nhưng chúng con vẫn rất nhớ mẹ và rất thèm có mẹ, có cha dẫu biết rằng đó là một qui luật của chúng sanh. 

Đã không biết bao nhiêu sách vở, giấy mực ở thế gian lưu giữ những kho tàng văn học, để tôn vinh người mẹ, người cha. Tình cha, nghĩa mẹ thật sự không thể nào nói hết được chỉ  với đôi ba lời, vài ba dòng chữ. Chỉ biết rằng, chúng con xin cám ơn mùa Vu Lan Báo Hiếu mà người con Phật cần phải biết đến ơn này để làm tròn bổn phận làm con ngay khi cha mẹ đang còn sống.

Bài: Giác Hạnh Hoa
Ảnh: Ngộ Dũng - Bá Cường

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm