Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/01/2019, 19:15 PM

Trấn Nguyên Tử trong Tây Du Ký liệu có tài phép bằng Phật Tổ Như Lai?

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không dùng Cân đẩu vân vẫn không thoát khỏi bàn tay Phật Tổ Như Lai. Sau này khi đi phò tá Đường Tăng đến Ngũ Trang Quan, Tôn Ngộ Không một lần nữa không thoát khỏi tay áo của Trấn Nguyên Tử. Vậy tài phép của Trấn Nguyên Tử liệu có thể so sánh với Phật Tổ Như Lai?

Thực lực Trấn Nguyên Tử so với Quan Âm Bồ tát còn kém một bậc

Bài liên quan

Tổ Địa Tiên Trấn Nguyên Tử, dữ thế đồng quân - Vạn Thọ Sơn, Ngũ Trang Quán, nhà có cây nhân sâm rất quý, ăn quả có thể trường thọ. Khi 5 thầy trò Đường Tăng đến Ngũ Trang quán, Trấn Nguyên đi vắng, Tôn Ngộ Không vì giận 2 tiểu đồng nên đã đánh đổ cây nhân sâm. Thầy trò Đường Tăng liền trốn đi. Trấn Nguyên về, biết được chuyện, bắt thầy trò Đường Tăng, định cho Ngộ Không vào vạc dầu. Ngộ Không phải mời Quan Âm đến dùng nước Cam Lồ hồi sinh cây nhân sâm. Trấn Nguyên Tử sau đó kết nghĩa với Tôn Ngộ Không.

Phân tích về thực lực của Trấn Nguyên Tử, trước hết thấy là khi thầy trò Đường Tăng bị nguy khốn tại Vạn Thọ Sơn, Ngũ Trang quan, Tôn Ngộ Không đi tìm thuốc cứu cây nhân sâm nhưng cầu cứu nhiều nơi không có kết quả. Sau đó gặp Bồ Tát ở núi Lạc Già, đoạn chuyện trò đó có những câu thế này: "Cái con khỉ này, không biết phải trái, cây nhân sâm đó là cây thiêng từ thuở khai thiên lập địa; Trấn Nguyên Tử lại là tổ địa tiên, đến ta cũng phải nhân nhượng 3 phần”.

Chữ “nhượng” này rất dễ hiểu nhầm, rất nhiều người lý giải thành “ta cũng phải sợ ông ta 3 phần”. Thực ra ý nghĩa của nó phải là: “Trấn Nguyên Tử rất lợi hại, ta không muốn rước phiền phức, nhưng cũng không có nghĩa là ta sợ ông ta, chỉ là vì nếu ta gây sự với ông ta sẽ rất phiền toái không dứt ra được”. Từ đó, có thể nói thực lực của Trấn Nguyên Tử còn kém hơn Quan Âm một chút.

Trấn Nguyên Tử là chủ nhân cây nhân sâm quý bị Ngộ Không quật đổ.

Trấn Nguyên Tử là chủ nhân cây nhân sâm quý bị Ngộ Không quật đổ.

Bài liên quan

Điều thứ hai là Quan Âm và Tề Thiên Đại Thánh cùng tới Ngũ Trang quan, Trấn Nguyên Tử và thầy trò Đường Tăng cùng hốt hoảng vội vàng ra bảo điện nghênh tiếp. Trấn Nguyên Tử hoảng hốt là vì sợ, vì sợ hãi mà hoảng hốt, cho nên Trấn Nguyên Tử thực lực chưa đạt tới ngang với Bồ tát Quan Âm.

Sau đó một đoạn trong truyện miêu tả cảnh Đại tiên khom lưng tạ ơn Bồ tát rằng: “Công việc của tiểu khả, đâu dám phiền lão bồ tát hạ giáng”. Đây là lễ tiết của kẻ hạ thuộc đối với bề trên, mà Trấn Nguyên Tử lại không phải là người trong Phật giáo, cũng không phải thần tiên trên trời, đối với Quan Âm không có quan hệ trên dưới, cũng không có danh phận trên dưới của đẳng cấp thần tiên. Nói như vậy chứng minh thực lực của Trấn Nguyên Tử không phải đối thủ của Quan Âm. Thêm nữa, Trấn Nguyên Tử là tiên thời Tam Thanh, cho nên tuổi tác so với Quan Âm là ít hơn rất nhiều.

Trấn Nguyên Tử xuất hiện cũng chỉ có một hồi này, sau khi ông ta nhận được giản thiếp của Nguyên Thủy Thiên Tôn thì không dám làm trái. Do dó, có thể nói Trấn Nguyên Tử thuộc phái của Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Trấn Nguyên Tử và Phật Tổ Như Lai, một người là tổ dòng Địa tiên, một là Phật tổ

Bài liên quan

Phân tích về tài phép thực lực của Trấn Nguyên Tử cơ bản là như thế, trong Tây Du Ký không có lúc nào để trực tiếp so sánh tài phép của Quan Âm với Như Lai tuy nhiên nếu so sánh giữa Như Lai và Quan Âm thì ta có thể rõ.

Nhìn lại thì Quan Âm là nhân vật nổi lên sau, nhưng Quan Âm thực sự là cao thủ trí lực, là một nhân vật thâm trầm siêu cấp. Tôn Ngộ Không năm đó đại náo thiên cung, Quan Âm cũng có mặt ở đó mà Quan Âm không ra tay khống chế Tôn Ngộ Không. Khi Như Lai tới nơi, chỉ một chiêu đã chế phục được Ngộ Không, cho nên rất nhiều độc giả cho rằng Như Lai giỏi hơn Quan Âm. 

Khi chưa rõ thân phận Tôn Ngộ Không, liệu vị tiên nhân nào sẽ dùng năng lực thực sự? Quan Âm chính là đang quan sát, không muốn đắc tội với hai bên mới bèn tiến cử Nhị Lang Thần. Do vậy chỗ này không đủ cơ sở để so sánh tài phép của Quan Âm và Như Lai ai hơn ai kém. Nhưng ở đoạn tìm ra Tôn Ngộ Không thật và giả, Quan Âm cho rằng không thể phân biệt thật giả nhưng Như Lai lại có thể nhận ra được Tôn Ngộ Không giả và thu phục nó. Từ điểm này có thể nói thực lực của Quan Âm còn chưa bằng Như Lai. Do vậy, có thể kết luận, Như Lai mạnh hơn Trấn Nguyên Tử Đại Tiên. 

Trấn Nguyên Tử muốn mục đích là để 4 thầy trò hiểu rõ đạo lý thì mới tới Tây Thiên gặp Phật Tổ Như Lai được.

Trấn Nguyên Tử muốn mục đích là để 4 thầy trò hiểu rõ đạo lý thì mới tới Tây Thiên gặp Phật Tổ Như Lai được.

Trong Tây Du Ký, Ngộ Không đi khắp tam đảo mười châu, cuối cùng được Quan Âm Bồ Tát giúp cứu sống cây nhân sâm. Theo lời giao ước, Trấn Nguyên Tử Đại Tiên đã kết bái huynh đệ cùng với Tôn Ngộ Không. Thầy trò năm người lại tiếp tục lên đường.

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm