Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Khám phá tên gọi bốn đồ đệ của Đường Tăng trong Tây Du Ký

Tây Du Ký là một trong tứ địa danh tác của nền văn học cổ điển Trung Quốc. Nhân vật chính trong tác phẩm này là thầy Đường Tăng cùng bốn đồ đệ đi Tây Thiên thỉnh kinh, gồm có: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã. Vậy ý nghĩa tên gọi của bốn vị đồ đệ này là gì?

Bài liên quan

Bốn đồ đệ của Đường Tăng là Tôn Ngộ Không, Sa Ngộ Tĩnh, Trư Ngộ Năng và Ngộ Ký (tức Bạch Long Mã) đều có chung một chữ “Ngộ” trong tên, có nghĩa là “Giác Ngộ” trong tiếng Hoa và là một điều tối quan trọng đối với người tu luyện. Vì con người bị rơi vào cõi mê, không thể thấy được cảnh tượng của “Thiên quốc”, “Địa ngục”, và “Phật Đạo Thần” bằng mắt thịt; do đó việc tin vào sự tồn tại của Thần Phật là điều kiện cần để có thể bước vào con đường tu luyện. Sau khi một người trở thành người tu luyện, chữ “Ngộ” mang nhiều ý nghĩa hơn.

Năm thầy trò Đường Tăng trên đường lên Tây Thiên thỉnh kinh.

Năm thầy trò Đường Tăng trên đường lên Tây Thiên thỉnh kinh.

"Ngộ" bao gồm cả sự lĩnh hội về Pháp lý mà Sư Phụ đã chỉ dạy, hiểu biết về những mối quan hệ trong xã hội và gia đình, cũng như nhận thức về nghiệp bệnh và ma nạn mà người đó phải trải qua. “Ngộ” nghĩa là một người có thể nhận thức mọi thứ theo cái nhìn của một người tu luyện và làm theo những gì mà Sư Phụ đã chỉ dạy. Vượt qua bao nhiêu khó khăn, trở ngại tượng trưng bằng 81 kiếp nạn, người quyết chí tu hành mới hoàn thiện chính mình và giác ngộ.

Chữ “Không” trong Tôn Ngộ Không

Chữ “Không” có nghĩa là xả bỏ tất cả tâm chấp trước và dục vọng. Được sinh ra từ một hòn đá, Ngộ Không vốn không có thân thể người thường và được hiện thân thành một con khỉ. Tuy không có bất kỳ kinh nghiệm nào của con người và không có nhiều quan niệm của người thường, Ngộ Không là một người học hỏi nhanh chóng và tinh thông.

Trước khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, Ngộ Không từng học Đạo với Tổ Sư Bồ Đề, và học được 72 phép thần thông biến hóa cũng như phát triển những công năng phi thường. Rồi anh được luyện trong lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân trên Thiên đình, và đã luyện thành hỏa nhãn kim tinh, có khả năng nhìn xuyên thấu. Kỳ thực, anh đã đạt được thiên nhãn thông, đạt được con mắt của trí huệ.

Bài liên quan

Mọi loại yêu ma đều phải hiện nguyên hình trước con mắt của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không trảm yêu trừ ma và bảo vệ sư phụ của anh trong cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh. Anh luôn một lòng kiên định và không hề do dự về cuộc hành trình của họ. Chính sự thông thái, lý trí của Ngộ Không đã dẫn dắt, soi đường cho mọi hành động.

Anh không hề cảm thấy đau buồn khi sư phụ của anh bị yêu quái lừa gạt và đổ tội cho anh đã nhầm lẫn, trong khi sư đệ Trư Ngộ Năng nói xấu anh với sư phụ, và ngay cả khi sư phụ đuổi anh đi. Sau khi trở về hang động của mình, anh vẫn luôn lo lắng cho sự an nguy của sư phụ. Anh không hề mang chấp trước về danh, lợi, tình và không còn nhân tâm đến cuối cùng đã thành tựu chính quả, được Phật Tổ phong làm “Đấu Chiến Thắng Phật”.

Khi về tới chùa Lôi âm, thành Phật rồi, không cần cởi vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất; đây là chi tiết cho thấy cái trí của Ngộ Không đã hoàn toàn thuần dưỡng, không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng.

Chữ “Tĩnh” trong Sa Ngộ Tĩnh

Chữ “Tĩnh” là nói về tâm thanh tịnh và trong sạch. Nó cũng mang ý nghĩa là loại trừ đi nhân tâm. Tĩnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tĩnh để mà kham nhẫn, chịu đựng.

Sau khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, Sa Ngộ Tĩnh đã từ bỏ được rất nhiều ma tính của mình trong quá khứ. Anh dắt ngựa, mang hành lý, làm việc rất cực nhọc và không tỏ ra giận dữ khi bị phê bình. Anh đã theo sư phụ của mình một cách kiên định trong suốt cuộc hành trình tới khi đến đích. Vì công lao của anh không to lớn bằng đại sư huynh, anh chỉ thành tựu ‘Kim Thân La Hán’.

Chữ “Năng” trong Trư Ngộ Năng

Chữ “Năng” là nói đến những tâm tính bản năng, tính tham và dục: tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Vì thế mà pháp danh của Bát giới là Ngộ năng.

Trong cuộc hành trình sang Tây Thiên, Ngộ Năng đã từng muốn bỏ cuộc để cưới một thiếu nữ xinh đẹp tại Cao Lão Trang. Khi họ đến Nữ nhân quốc, anh không muốn ra đi và thậm chí còn khuyên cả sư phụ của mình lưu lại. Khi hộ giá sư phụ sang Tây Thiên, anh đã tỏ ra không kiên định và từng khuyên mọi người bỏ cuộc và quay trở về.

Ngoài ra, anh còn có những tâm chấp trước khác như ham tiền, tham ăn, tham ngủ, và tật đố. Anh thường nói xấu Ngộ Không trước mặt sư phụ. Anh vẫn còn rất nhiều nhân tâm. Cuối cùng, anh đã không tu thành chính quả. Anh chỉ trở thành “Tịnh Đàm Sứ Giả” chịu trách nhiệm về thức ăn tại Tịnh Đàm. Anh còn than phiền với Phật Tổ: “Tất cả họ đều thành Phật, tại sao tôi chỉ trở thành sứ giả?”. Phật Tổ nói rằng bởi vì anh quá tham ăn. Là một người tu luyện, bất cứ chấp trước nào của người thường sẽ ngăn cản người đó trở về thiên thượng.

Chữ Ký trong Ngộ Ký

Ngộ Ký (chữ ký có nghĩa chạm trổ, ghi chép) là chạm trổ trên chữ Ngộ, thể hiện vai trò phò giá trên con đường đi tìm Chân Lý. Bạch Long Mã là chú ngựa thần có xác thân cương kiện, giúp Đường Tăng tới được Lôi âm. Bạch Long Mã cùng sư huynh chiến đấu yêu quái và bảo vệ hành lý khi Sa Tăng bị bắt.

Về tiểu sử của Bạch Long Mã, trước kia là một người quân tử, khôi ngô tuấn tú song vì quá mê tửu sắc nên khi bị người tình phản bội đã nông nổi đập nát báu vật mà Ngọc Hoàng Thượng Đế ban cho. Đồng thời, ông ăn thịt con ngựa mà Đường Tăng cưỡi, sau đó được Quan Âm Bồ Tát gọi lên đi theo phò giá Đường Tăng. 

Trong cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký, mỗi chi tiết, mỗi cái tên đều ẩn chứa những nội dung đáng chú ý. Nếu xét về nghệ thuật dụng tên, bốn đồ đệ của thầy Đường Tăng đều có tên gọi biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của thân và tâm trong mỗi người chúng ta trên hành trình đến chân lý. Đặc biệt, hình ảnh kết hợp của thầy trò Tam Tạng lại ẩn giấu một ý nghĩa quan trọng và sâu sắc hơn khi tượng trưng cho chí tu hành, quyết vượt qua bao nhiêu khó khăn, trở ngại tượng trưng bằng 81 kiếp nạn để hoàn thiện chính mình và giác ngộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Phật giáo thường thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Phật giáo thường thức 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Thực hiện ước mơ

Phật giáo thường thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Chủ động tìm kiếm bạn đường hay để tùy duyên phận?

Phật giáo thường thức 12:35 26/04/2024

Hỏi: Khi đến lúc phải lập gia đình, tìm một người đi cùng mình để trải nghiệm bài toán cuộc đời thì lúc đó mình nên đi tìm kiếm, hay chỉ đơn giản là cầu nguyện và để pháp tự vận hành. Con rất mong nhận được câu trả lời của Thầy.

Xem thêm