Thứ năm, 06/12/2018, 15:32 PM

Không đưa mê tín vào ngôi nhà Như Lai

Theo phân kỳ lịch sử Phật giáo, hiện ta đang sống ở thời kỳ Mạt pháp nói chung, nhưng phân kỳ nhỏ hơn thì thời điểm này, đang là thời kỳ Mạt thượng pháp (2.500 - 2.600) thời kỳ tiếp theo là Mạt trung pháp (2.600 - 2.700) và thời kỳ Mạt hạ pháp (2.700 - 2.800).

Theo cuốn sách “Huyền ký của đức Phật truyền theo dòng thiền tông” (xin đọc chú thích của BTV về cuốn sách này ở dưới bài) của thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân, NXB Tôn giáo ấn hành năm 2017 cho rằng, Huyền ký của đức Phật không truyền theo các kinh điển phổ thông, mà truyền theo dòng thiền tông, tức pháp môn Thanh tịnh thiền hay còn gọi là Như Lai thiền, bởi có hai nguyên nhân: “Thứ nhất, vì pháp môn Thanh tịnh thiền này, chỉ dành riêng cho người nào tu theo đạo của Như Lai họ muốn Giác ngộ giải thoát. Thứ hai, sáu (6) dạng người được liệt kê dưới đây, họ tu theo đạo của Như Lai dạy, nhưng không dám xem Huyền ký này, huống chi là nói đến thực hành tu:
 
- Một là người: ham danh, mê lợi.
- Hai: thích có thần thông.
- Ba: thích cầu xin và lạy lục người khác.
- Bốn: thích làm nô lệ cho người khác.
- Năm: thích nương tựa người khác.
- Sáu: thích cúng kiếng.
Vì vậy, đức Phật trao truyền Tập Huyền ký này cho ông Ma Ha Ca Diếp (người đầu tiên) và sau đó thứ 2 là A Nan Đà, thị giả của đức Thế Tôn, nối dòng Thanh tịnh thiền này và tiếp theo Tôn giả A Nan Đà là các Tổ khác nối dòng thiền Thích Ca Văn…
 
Đề ngăn ngừa việc đưa mê tín dị đoan vào ngôi nhà Như Lai, trong Huyền ký của đức Phật ta thấy, Ngài dạy các đệ tử nhiều vấn đề thuộc về nhân sinh quan vũ trụ có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm trù đạo đức và vấn đề bảo vệ ngôi nhà chính pháp. Chúng ta cùng nghe dưới đây một pháp thoại ngắn giữa Tỳ kheo Uất Phương Lam và đức Thế Tôn trong pháp Hội Thanh tịnh thiền về vấn đề nêu trên, (xin trích nguyên văn nội dung pháp thoại này, trong cuốn sách nói trên của soạn giả Nguyễn Nhân).

Tỳ kheo Uất Phương Lam (là vị thứ 12) trong pháp hội, ra trước đức Phật, trịch vai áo, quỳ gối, chắp tay bạch cùng đức Phật rằng: “Kính bạch đức Thế Tôn, con chưa hiểu như sau: Hiện nay, trong nước ta (tức Ấn Độ thời đó) có rất nhiều hội đạo. Thầy nào cũng tổ chức cúng, lạy và cầu xin Thượng Đế tha tội và ban phước cho họ. Vây, việc làm của những ông thầy và những tín đồ này có đúng sự thật không, kính xin đức Thế Tôn dạy con?
Đức Phật dạy:
- Này ông Tỳ kheo Uất Phương Lam, nơi trái đấ tnày là nói hẹp, còn một tam giới là nói nhỏ. Bất cứ ai sống nơi thế giới nhân quả vật lý Âm Dương này, đều phải tuân theo quy luật của nó gồm 3 phần căn bản đó là:
Một: làm phước thì tạo nghiệp tốt.

Hai: làm ác thì tạo nghiệp xấu.

Ba: muốn giải thoát ra ngoài sức hút vật lý của trái đất này thì đừng tạo nghiệp, nhưng phải biết công đức giải thoát.

Hiện nay, các ông thầy các nơi có những vị thầy tổ chức cúng lạy và cầu xin Thượng Đế tha tội và ban phước là có nguyên do như sau:

Nguyên do thứ nhất: Xung quanh những ông thầy này ai cũng muốn như vậy, bắt buộc các thầy phải làm để thỏa mãn lòng ham muốn của những người xung quanh. Như nói ở trên, quy luật nhân quả, mình làm phước thì tự nhiên có phước lưu vào Tàng thức của mình để nó kéo mình đi hưởng phước, mình làm ác cũng vậy. Người này không ai xen vào việc làm của người khác được.
 
Sở dĩ, những thầy bảo là do ông Thượng Đế ban phước, là vì xung quanh thầy này có quá nhiều người ham muốn như vậy, nên thầy này tổ chức nói và làm theo ý muốn của những người này. Trước, để thỏa mãn lòng ham muốn của họ. Sau, thầy này có tiền xài mà không phải lao động mệt nhọc.

Các ông suy nghĩ xem, nơi trái đất vật lý âm dương này, chỉ có 5 loài sống chung: Thần, Người, Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục.

Các ông Thượng Đế làm chúa ở cõi Trời Thượng Đế, tần số âm dương của ông Thượng Đế rất mạnh, không thể nào đến thế giới này được. Ở cõi Trời Thượng Đế không làm mà cũng có ăn, muốn gì được lấy. Nếu ông Thượng Đế có xuống đây, ông cũng không dám.

Vì sao vậy?
- Vì tính của con người kỳ cục lắm:
- Cha mẹ sinh mính ra mà còn đem ra chửi.
- Vợ chồng là tình nghĩa trăm năm mà còn ghét, khi ghét rồi, thì dùng đủ thứ thủ đoạn.
- Huynh đệ là máu mủ tình thâm, mà còn không ưa nhau.
- Như Lai dạy cho con người biết đường giải thoát, mà còn mạ lỵ ( tức chửi) Như Lai là ông Thầy dạy đạo Tà!
- Loài người sống chung với nhau trên quả địa cầu này, mà tìm cách giết hại nhau v.v…

Ông Thượng Đế đâu phải là người thân của mình, mà đem của cho mình. Hơn nữa, trong Càn khôn vũ trụ này có Hằng hà sa số ông Thượng Đế, nếu có ông nào gan xuống đây, cũng không dám lại gần con người.

Vì sao vậy ? 

- Vì tính con người kỳ cục lắm: Xin người khác cho, có khi còn không thèm cảm ơn. Còn xin mà không cho, là con người chửi ngay, có khi còn rượt đánh người không cho nữa. Thử hỏi, có ông Thượng Đế nào dám xuống đây không.

Ông Tỳ kheo Uất Phương Lam, nghe đức Phật giải đáp câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và đảnh lễ đức Phật, rồi quay về chỗ cũ."
Là phật tử chắc chúng ta ai cũng hiểu khái lược về 3 bộ kinh Đại thừa:
1- Bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm: Đức Phật dạy rất rõ về tính Phật là Thấy-Nghe-Nói và Biết, cũng như các phần khác.
2- Bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa: Đức Phật dạy rõ về tính của mỗi người không chịu nhận, mà đi cầu xin và lạy người khác đó là 3 anh chàng ngốc đề cập trong kinh.
3- Bộ kinh Kim Cang: Đức Phật dạy phá bỏ tất cả chứng đắc của người dụng công tu hành bằng 2 câu:
- Người dụng công tu hành mà thấy bất cứ hình tướng gì đều là hư dối.
- Người tu theo đạo của Ta, mà nhìn hình Ta, cầu lạy Ta, người đó hành đạo Tà!
Những người tu theo đạo Phật, ai cũng biết rõ ràng các câu dạy của đức Phật nói trên, nhưng không chịu nghe theo lời dạy của Ngài. Mà lại làm theo Ma Vương.
Đức Phật dạy về luân hồi:
- Con người đóng vai trò chính về Giác ngộ giải thoát cũng như luân hồi. Nhưng chúng ta tu theo đạo của Ngài, mà Ngài dạy chúng ta không chịu nghe, lại nghe lời Ma Vương dạy.
Đức Phật dạy ai cũng có Phật tính mà không chịu nhận Phật tính của chính mình và sống với Phật tính ấy, mà đi lạy lục cầu khẩn người khác ban Phật tính cho mình (đó là 3 anh chàng ngốc mà đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa)

Dẫn chứng về con người là “Trung tâm luân hồi” đức Phật dạy:
“Tính của con người có 16 thứ: Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Danh, Sắc, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ái, Kiến, Sợ. Chính 16 thứ này mà nó dẫn con người đi trong 6 nẻo luân hồi và 1 đường làm thực vật.
Một là Thọ: Con người có cái thọ, nên nghe ai nói gì cũng Thọ nhận, mà không cần biết đó là đúng hay sai, đem chứa vào trong Tàng thức của tính người, rồi đi dạy lại người khác.
Hai là Tưởng: Con người có cái tưởng, cũng vì cái tưởng này, mà nó tưởng tượng ra đủ chuyện trên đời cũng để dạy người khác như:

- Tưởng mình cầu xin và lạy ai đó để giúp mình giải thoát.
- Tưởng mình cầu xin ai đó ban phước và lộc cho mình.
- Tưởng mình nương tựa ai đó, để người này cứu khổ mình.

Ba là Hành: Nhờ cái hanh này mà làm theo cái tưởng của chính mình. Nhưng cái dở của con người là không biết cái nào là chân thật, nên hành đại.

Bốn là Tham: Con người có cái tham, nên nghe ai nói đúng lòng tham của mình là nghe và làm theo, dù cho có dâng hết tài sản của mình cũng không màng.

Năm là Sợ: Con người có cái sợ, cũng vì cái sợ này, mà ai hù dọa cũng sợ.

Năm phần nói trên là căn bản dẫn con người đi luân hồi nơi trái đất này, trong một tam giới cũng như làm thực vật không ngày cùng.”
 
Để giúp loài người thấu hiểu sự sống nơi trái đất này cũng như một tam giới, theo danh từ giáo lý đức Phật gọi là “Giác ngộ”. Hai là, giúp cho loài người biết công thức vượt ra ngoài sức hút vật lý điện từ âm dương nơi trái đất này, cũng theo danh từ giáo lý có 2 cách gọi đó là, Giải thoát: tức vẫy vùng để vượt ra ngoài sự cuốn hút của vật lý âm dương, hay gọi là trở về bản tính thanh tịnh mười phương chư Phật sống.
 
Theo Huyền ký, chúng ta đang sống ở thời kỳ mà đức Phật và Tổ, thầy dạy: Ma cường Pháp nhược, vậy nên, trong Huyền ký truyền theo dòng Thanh tịnh thiền tông, đức Phật dạy Tỳ kheo Ca Chiên Diên:

“Loài người sống vào thời kỳ này, hoàn toàn lệ thuộc vào vật chất, xem vật chất là trên hết, còn giác ngộ giải thoát, chỉ là phần phụ, nên họ không cần.
- Điểm quan trọng nhất các ông có biết gì không? Đức Phật hỏi mà không ai biết là gì, nên đức Phật nhắc lại lời nguyền của Ma Vương, khi Ma Vương phá Như Lai không được.
Ma Vương có nói:
- Này ông Cồ Đàm: Hiện nay Ta không làm gì được ông. Ông nên nhớ rằng: khi ông về Phật giới, những người tu theo ông, chứ sự thật họ làm theo lời dạy bảo của Ta, càng cách xa ông càng lâu, thì đệ tử của ông hoàn toàn làm theo lời dạy bảo của Ta cả”.

Cũng đề cập về nội dung Bảo vệ và giữ gìn ngôi nhà chính pháp của Như Lai. Trong pháp hội này, thị giả của đức Phật là ông A Nan Đà (vị thứ 17 là người cuối cùng trong pháp hội) ra trước đức Phật đầy đủ lễ nghi, trình thưa hỏi 5 câu. Trong đó câu thứ 5 thị giả A Nan hỏi đức Phật:
Trước khi nhập Niết Bàn, đức Thế Tôn có dạy gì cho chúng con nữa không? (xin trích nguyên văn lời dạy của đức Phật về câu hỏi này, trong cuốn sách nói trên của Soạn giả Nguyễn Nhân).

Đức Phật dạy:
“Lời sau cùng Như Lai dạy ông có 4 phần, ông ghi vào tập Huyền ký này, để các ông cũng như loài người vào các đời sau biết:

Một: Giác ngộ, tức hiểu biết rõ ràng quy luật luân hồi nơi trái đất này cũng như trong một tam giới.

Hai: Biết rõ công thức Giải thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật lý điện Từ Âm Dương nơi trái đất này.
Ba: Nơi trái đất này có 5 loài sống chung:
- Loài Thần: Có nhiệm vụ là lập ra đạo để làm thỏa mãn cái Tưởng và ham muốn của con người, tức đưa cái tưởng và ham muốn của con người vào an trú trong đạo.
- Loài Người: Có nhiệm vụ là Tưởng tượng ra để dẫn con người đi trong 6 nẻo luân hồi và 1 con đường làm thực vật (tức Hoa báo)

Bốn: Thờ phượng ở trái đất này các ông phải hiểu như sau:
- Hiện tại trái đất này có các nơi cất: Nhà thờ, Đình, Miếu, để thờ Thần nơi trái đất này. Con người có các nơi thờ phượng như vậy, yên lòng đem cái Tưởng và ham muốn của mình vào cho Thần giữ, nên cái Tưởng và ham muốn của con người có nơi an trú nên được dịu lại.

- Sau nay, Như Lai nhập Niết Bàn, các ông lập chùa Như lai, là để nhớ lời dạy của Như Lai là Giác ngộ và giải thoát, biết quy luật luân hồi cũng như công thức trở về Phật giới. Nhưng những người đời sau họ làm sai lời dạy này. Họ lợi dụng đạo của Như Lai và bịa ra như sau:
1- Như Lai ban phước,
2- Như Lai có thần thông
3- Như Lai rất linh thiêng
Vào các đời sau, hàng ngàn người tu theo đạo của Như Lai, chỉ có 1 hay 2 người tu đúng đạo mà thôi. Còn những số người còn lại, họ lợi dụng đạo của Như Lai để kiếm danh và lợi. Họ mặc áo tu, làm bình phong, để dụ những người ngu khờ đến lạy và cúng tiền. Những người này, là những người làm đúng lời nguyền của Ma Vương đó.

Các ông hãy nghe rõ lời quan trọng sau cùng của Như Lai:

1- Trái đất này là nơi 5 loài sống chung:
• Loài Thần:
- Có nhiệm vụ làm hiện tượng lạ, để cho loài người tin là có Thần linh, không dám làm sai trái.
- “Mượn xác” người có sắc diện đẹp và ăn nói lưu loát lập ra đạo để cho loài người ai thích đạo mà đem cái Tưởng và Tham vào đó an trú.
- Như Lai không đến thế giới này được, vì nơi thế giới này không chịu nổi số lớn điện từ Quang. Duy nhất Như Lai chỉ phân thân, ứng thân, hay hóa thân đến chùa Thiền tông để trợ giúp pháp môn này truyền theo dòng Thiền tông mà thôi.
Đức Phật tiếp tục dạy ông A Nan Đà:

- Này ông A Nan Đà, một lần nữa, ông hãy ghi rõ ràng lời Như Lai dạy trong tập Huyền ký này có 3 phần chính yếu, để cho các người đời sau hiểu:
Một: Người nào tu theo đạo của Như Lai, mà tu để Giác ngộ và giải thoát, người đó tu đúng với đạo của Như Lai dạy.

Hai: Chùa nào lập ra dạy tu hành, người tổ chức đó, dạy đúng với lời dạy của Như Lai với những pháp môn tu (dụng công) mà không phải là pháp môn Thanh tịnh thiền hay còn gọi là Như Lai thiền, thì chỉ đạt được kết quả thành tựu trong Vật lý vẫn còn đi trong luân hồi.

Ba: Chùa nào lập ra dạy tu: Tụng, cúng, xin xăm, bói quẻ…tức là chùa đó dạy tu để vui với Thần, kết thân với Cô Hồn và các Vong linh.

Ông A Nan Đà, nghe đức Phật dạy xong những lời cuối cùng, ông khóc và bạch cùng đức Phật:
- Con xin vâng lời đức Thế Tôn dạy. Ông bạch xong lạy tạ đức Phật rồi lui ra.”
 
Qua lời dạy của đức Phật với Tôn giả A Nan trong đoạn Huyền ký trên, càng làm cho chúng ta hiểu sâu sắc thêm thế nào là chính pháp và phi pháp. Và khi tà pháp xâm nhập vào đời sống xã hội: sẽ làm lụn bại tâm hồn con người, theo Phật dạy, chúng ta có 4 cái mất:

1-Tự đánh mất chính mình.
2-Mất sự sáng suốt.
3-Gia đình bất hòa mất hạnh phúc.
4-Quốc gia mất hùng cường.
Nhờ Huyền ký của Như Lai mà chúng ta càng thấu hiểu hơn về chính pháp, không bị lầm lẫn với pháp ngoại đạo và tín ngưỡng dân gian. Từ thực tế này, qua lịch sử chúng ta thấy, ngay từ khi dẹp xong nạn giặc phương Bắc xâm phạm bờ cõi Đại Việt, sau nghìn năm đô hộ và ảnh hưởng văn hóa Hán. Sơ tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông là Tổ thứ 34 nối dòng Thanh tịnh thiền Thích Ca Văn đã thấm nhuần Huyền ký của đức Phật, kiên quyết bài trừ tệ nạn mê tín, dị đoan đưa vào Ngôi nhà Như Lai, đồng thời dẹp bỏ các đền, miếu thờ dâm thần, tà thần, lấy lại hào khí chính pháp cho dân tộc.
Đạo Phật là đạo trí tuệ minh triết có tầm ảnh hưởng toàn cầu, trong đó có không ít các học giả, các nhà khoa học hàng đầu thế giới quan tâm đến giáo lý vi diệu của đạo Phật, bởi tính khoa học của giáo lý đem lại. Theo bước chân Phật, là phật tử của Ngài, hơn ai hết chúng ta phải cùng nhau tinh tấn bảo vệ và giữ gìn Ngôi nhà chính pháp của Như Lai, coi chính pháp là mạng sống của mình. Như vậy, cũng chưa đủ để đền đáp thâm ân đức Phật, huống hồ lại dửng dưng và làm trái với lời dạy trong Huyền ký của Như Lai.
Cư sĩ Nguyễn Đức Sinh
-
Tài liệu tham khảo:
- Huyền ký của đức Phật truyền theo dòng thiền tông - Soạn giả Nguyễn Nhân (NXB TG ấn hành 2017).
- Thiền học đời Trần (Nhiều tác giả - NXB TG năm 2003)
 
Lời biên tập viên:
Cuốn "Huyền ký của đức Phật" đang có nhiều ý kiến khác nhau về tính chính xác của các sự kiện, dữ liệu. Theo báo Giác Ngộ, "với loạt ấn phẩm của soạn giả Nguyễn Nhân được cho là “Huyền ký của Đức Phật” liên quan tới Thiền tông đã và đang làm nhiều người quan tâm, phê bình gay gắt. “Ai sẽ chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào, trước việc cấp phép truyền bá một loạt ấn phẩm thiếu chuẩn xác và xuyên tạc Phật giáo như vậy?”.
 
"Theo đó, loạt ấn phẩm khiến dư luận hồ nghi và bức xúc trước công tác thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành xuất bản hiện nay, là 10 tập về “Giải đáp bí mật Thiền tông” và “Huyền ký” do Nguyễn Nhân biên soạn. Với nội dung hết sức “lạ lẫm”, nếu không muốn nói là sai lệch với các giáo lý Phật giáo. Song, loạt ấn phẩm này vẫn được NXB Tôn Giáo (thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ) và NXB Hồng Đức (thuộc Hội Luật gia Việt Nam) cấp phép, được in ấn và phổ biến. Không những thế, một số kênh truyền hình thuộc Đài Truyền hình quốc gia (VTV1, VTV2, VTV4) đã quảng bá, làm nhiễu loạn thông tin về các giá trị tôn giáo tại nước ta hiện nay". (Đọc bài đầy đủ trên báo Giác Ngộ tại đây).
 
Bài viết trên đây của cư sỹ Nguyễn Đức Sinh trên đây trích dẫn một số tư liệu trong cuốn sách này như một hướng tham khảo. Trong bài viết, tác giả cư sỹ Nguyễn Đức Sinh cũng trích dẫn và tham khảo cuốn "Thiền học đời Trần" nhằm đưa ra một quan điểm Phật học mà trong bài đã nhấn mạnh. Sự tham khảo đó được trích dẫn trong mục lục tài liệu tham khảo mà tác giả dẫn dưới bài viết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm