Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

81 kiếp nạn không giống ai của Đường Tăng trong Tây Du Ký

Trong Tây Du Ký, nhiều người thắc mắc tại sao Đường Tăng từ bi như vậy, đã thoát được tham, sân, si vẫn phải đối diện với 81 kiếp nạn khó khăn gian khổ mới trở về được Linh Sơn cõi Phật. Câu chuyện này liệu có liên quan đến luật Nhân quả, báng bổ Phật Pháp và chữ Tri của cuộc đời không?

Tây Du Ký là tác phẩm kể về hành trình của bốn thầy trò Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh cầu Phật Pháp.

Tây Du Ký là tác phẩm kể về hành trình của bốn thầy trò Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh cầu Phật Pháp.

Nguyên nhân Đường Tăng phải chịu hình phạt trong Tây Du Ký

Thực chất cuộc phiêu lưu qua 81 kiếp nạn của Đường Tăng cùng các đồ đệ chính là báo ứng mà Đường Tăng phải trả cho tội không nghe giảng Pháp và khinh thường Phật Pháp trước đó của mình. 

Ai đã đọc thiên truyện Tây Du Ký chú ý hồi thứ 100 “Kính hồi Đông Thổ, Ngũ thánh thành chân” có đoạn viết về bốn thầy trò Đường Tăng được Phật Như Lai thụ chức. Kim Thiền Tử (tức Đường Tăng) do không nghe giảng Pháp và khinh thường Phật Pháp nên bị Phật Như Lai đánh hạ xuống trần gian làm người thường ở Đông Thổ Đại Đường và cũng chính từ đây, Kim Thiền Tử liền bắt đầu trải qua rất nhiều kiếp nạn. Chi tiết này truyền tải một triết lý nhân sinh về sự công bình trong Phật pháp. Mỗi người đều là bình đẳng trước Phật Pháp, ai không kính trọng Phật Pháp thì sẽ đều có kết quả như nhau. Phật Như Lai không vì Kim Thiền Tử là đồ đệ thứ hai của mình mà thiên vị.

Bài liên quan

Kim Thiền Tử đã trải qua một cuộc đời khó khăn, ngay từ khi sinh ra bị truy sát. Đến lúc đầy tháng, mẹ ông đã phải thả ông lên bè trôi sông, suýt chút nữa thì bị chết đuối. Lớn lên, ông đi tìm họ hàng báo oan thì cũng không hề dễ dàng gì. Sau đó, vì biết ăn năn trước cái tâm từng phỉ báng Phật Pháp của mình và nhận chân con đường tu luyện về Linh Sơn cõi Phật, bốn thầy trò Đường Tăng kiên định trải qua 81 nạn muôn ngàn sóng gió, hết khổ nạn này đến khổ nạn khác.

Mỗi lần gặp khó nạn, chỉ cần trong tâm Đường Tăng thoáng có một chút hơi thiếu kiên định và ý nghĩ không ngay chính khi cầu Pháp thì tất cả đều trở thành phí công vô ích, thậm chí tính mạng hiểm nguy. Qua đó, chúng ta có thể thấy muốn tiêu trừ nghiệp ác gây ra do tội coi thường Phật Pháp là vô cùng gian khổ.

Ý nghĩa hành trình Đường Tăng vượt 81 kiếp nạn

Đường Tăng rời nhà Đường đi thỉnh kinh với hành trang là một tấm lòng tư bi và một lòng hướng Phật. Những tình cảm con người: lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ luôn hiện diện trong con người Đường Tăng. Tuy nhiên, ông còn có nhược điểm là tính phàm, u mê, nhu nhược, ba phải và cũng thường bị tình cảm nhất thời chi phối, không nghe theo lí trí dẫn đến những sai lầm trong quá trình thỉnh kinh.

Bài liên quan

Chính vì lí do này nên ông cần trải qua 81 kiếp nạn để ông trải nghiệm bản thân, vượt qua sự u mê, tăm tối. Như vậy Trải nghiệm của Đường Tăng chính là chữ “Tri”. Hiểu rõ hơn về chính mình, vượt qua con người bản năng thì mới có thể hướng đến Phật Pháp.

Khi bốn thầy trò trải qua 80 kiếp nạn sang được Tây Thiên thỉnh được Kinh Phật. Nhưng kinh phật chỉ mới nằm ở dạng kiến thức, Đường Tăng vẫn chưa Ngộ ra được chân lí và chưa thành Phật thực sự. Do đó, Bồ Tát mới tạo ra kiếp nạn thứ 81 như thử thách cuối cùng của bốn thầy trò.

Và kiếp nạn thứ 81 này giống như trong triết học đã nói “Tích dần về lượng sẽ biến đổi về chất”. Chỉ đến kiếp nạn thứ 81 này Đường tăng và các học trò mới Ngộ ra được chân lí, kiếp nạn này đã tích đủ lượng để biến đổi về chất. Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng đều thành Phật. Chỉ có Trư Bát Giới còn quá nhiều ham muốn nên chỉ được phong “Tịnh đàn sứ giả” tuy nhiên đó là cũng là thành quả đáng kể của Thiên Bồng Nguyên Soái năm nào.

Thầy trò năm người, đồng tâm hiệp lực, vượt qua muôn vàn khó khăn nguy hiểm, trải qua hết thảy 81 nạn, cuối cùng công đức viên mãn.

Thầy trò năm người, đồng tâm hiệp lực, vượt qua muôn vàn khó khăn nguy hiểm, trải qua hết thảy 81 nạn, cuối cùng công đức viên mãn.

Có thể nói, hành trình mỗi người trong chúng ta đến với Phật Pháp cũng chính là nguyên nhân và ý nghĩa của Luật Nhân quả. Kiếp trước đã có quan hệ với cõi Phật, đã báng bổ Phật Pháp, hoặc đã trân quý thì dù qua bao nhiêu luân hồi những kiếp nạn, những cơ duyên với đạo Phật vẫn mãi theo ta. Trong việc học làm người, học làm việc, mỗi lần chúng ta trải qua khó khăn và ngộ được một điều gì đó nghĩa là chúng ta đang trưởng thành hơn, hạnh phúc hơn và vươn tới giới hạn cao nhất của mình. Hãy tu thiện, tu theo Phật để làm nên những điều tốt đẹp và kỳ diệu.

Danh sách 81 kiếp nạn thử thách thầy trò Đường Tăng

Nạn thứ nhất: Phải đọa đầu thai

Nạn thứ hai: Mới lọt lòng, gần bị giết

Nạn thứ ba: Bị thả trôi sông

Nạn thứ tư: Tìm mẹ trả thù cha

Nạn thứ năm: Mới ra khỏi thành gặp cọp 

Nạn thứ sáu: Sa hầm, chết kẻ theo 

Nạn thứ bảy: Qua núi Song Xa

Nạn thứ tám: Tại núi Lưỡng Giái

Nạn thứ chín: Bị rồng nuốt ngựa

Nạn thứ mười: Bị thiêu ban đêm

Nạn thứ mười một: Mất áo cà sa 

Nạn thứ mười hai: Bắt đặng Bát Giới

Nạn thứ mười ba: Bị quái Hùynh Phong

Nạn thứ mười bốn: Ði cầu ông Linh Kiết

Nạn thứ mười lăm: Khó qua sông Lưu Sa 

Nạn thứ mười sáu: Thâu đặng Sa Tăng

Nạn thứ mười bảy: Bốn thánh giả gái tốt

Nạn thứ mười tám: Bị quán Ngủ trang

Nạn thứ mười chín: Khó cứu cây nhơn sâm

Nạn thứ hai mươi: Ðuổi Tôn Hành Giả

Nạn thứ hai mươi mốt: Bị tại núi Hắc Tòng

Nạn thứ hai mươi hai: Ðem thơ nước Bữu Tượng

Nạn thứ hai mươi ba: Hóa ra hình cọp

Nạn thứ hai mươi bốn: Gặp yêu núi Bình Đảnh

Nạn thứ hai mươi lăm: Bị treo tại ông Liên Hoa

Nạn thứ hai mươi sáu: Cứu vua nước Ô Kê

Nạn thứ hai mươi bảy: Bị yêu giả hình

Nạn thứ hai mươi tám: Gặp yêu núi Hiệu Sơn

Nạn thứ hai mươi chín: Bị yêu bắt về động 

Nạn thứ ba mươi: Tôn Hành Giả bị đốt

Nạn thứ ba mươi mốt: Thỉnh Phật bắt yêu

Nạn thứ ba mươi hai: Chìm sông Bắc Hà 

Nạn thứ ba mươi ba: Tới nước Xa Trì

Nạn thứ ba mươi bốn: Ðàng cuộc với yêu quái

Nạn thứ ba mươi lăm: Cứu vớt thầy chùa

Nạn thứ ba mươi sáu: Ði gặp sông lớn

Nạn thứ ba mươi bảy: Té xuống sông Thông Thiên

Nạn thứ ba mươi tám: Quan Âm hiện hình ngư lâm 

Nạn thứ ba mươi chín: Gặp yêu núi Kim Đâu 

Nạn thứ bốn mươi: Các thiên thần khó cứu

Nạn thứ bốn mươi mốt: Di Lạc trói yêu

Nạn thứ bốn mươi hai: Uống nước lớn bụng

Nạn thứ bốn mươi ba: Bị nữ vương bắt

Nạn thứ bốn mươi bốn: Bị bắt về động Tì Bà

Nạn thứ bốn mươi lăm: Ðuổi Hành Giả lần thứ nhì

Nạn thứ bốn mươi sáu: Bị Lục Nhỉ Hầu

Nạn thứ bốn mươi bảy: Gặp Hỏa Diệm Sơn

Nạn thứ bốn mươi tám: Cầu mượn quạt ba tiêu

Nạn thứ bốn mươi chín: Trói Ngưu Ma Vương

Nạn thứ năm mươi: Quét tháp trước Tế Thái

Nạn thứ năm mươi mốt: Lấy báu cứu thầy chùa

Nạn thứ năm mươi hai: Bị mộc tiên bắt

Nạn thứ năm mươi ba: Bị nạn Tiểu Lôi Âm

Nạn thứ năm mươi bốn: Các thiên thần bị khối

Nạn thứ năm mươi lăm: Bị đường truông núi Thất Yệt

Nạn thứ năm mươi sáu: Cứu xóm Ðà la

Nạn thứ năm mươi bảy: Làm thuốc cứu vua Chung Tử

Nạn thứ năm mươi tám: Ðánh yêu cứu Kim Thác Cung

Nạn thứ năm mươi chín: Bị bảy con tinh gái

Nạn thứ sáu mươi: Bị đạo sĩ Ngô Công Thuốc

Nạn thứ sáu mươi mốt: Bị núi Sư đà

Nạn thứ sáu mươi hai: Ba yêu dụng kế

Nạn thứ sáu mươi ba: Bị giam cầm trong thành

Nạn thứ sáu mươi bốn: Thỉnh Phật Tổ bắt đại bàng

Nạn thứ sáu mươi lăm: Cứu trẻ nhỏ nước Tì Khưu

Nạn thứ sáu mươi sáu: Quốc Trượng mổ tim

Nạn thứ sáu mươi bảy: Cứu con gái rừng tòng

Nạn thứ sáu mươi tám: Bệnh nặng tại chùa

Nạn thứ sáu mươi chín: Bị bắt về động Vô Để

Nạn thứ bảy mươi: Khó qua nước Diệt Pháp

Nạn thứ bảy mươi mốt: Gặp yêu núi Ẩn Vụ

Nạn thứ bảy mươi hai: Ðào võ quận Phụng Tiên

Nạn thứ bảy mươi ba: Bị mất binh khí

Nạn thứ bảy mươi bốn: Yêu lầm hội Ðinh Ba

Nạn thứ bảy mươi lăm: Mắc nạn núi Trước Tiết

Nạn thứ bảy mươi sáu: Bị khổ động Huyền Anh

Nạn thứ bảy mươi bảy: Bắt lũ trâu nước 

Nạn thứ bảy mươi tám: Vua Thiên Trúc kén Phò Mã

Nạn thứ bảy mươi chín: Giam cầm tại phủ Ðồng Ðài

Nạn thứ tám mươi: Bỏ xác tại bến đò Lăng Vân

Nạn thứ tám mươi mốt: Gặp nạn nơi Thông Thiên Hà

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đi chùa sám hối?

Phật pháp và cuộc sống 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:11 14/11/2024

Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.

Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất

Phật pháp và cuộc sống 13:50 14/11/2024

Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.

Mẹ là chính một kỳ quan

Phật pháp và cuộc sống 16:30 13/11/2024

Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...

Xem thêm