Trang nghiêm lễ giỗ Tổ chùa Trích Sài
Sáng nay, 11- 02- 2023, tại chùa Trích Sài tọa lạc góc phố Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội, chư Tôn đức Tăng và nhân dân Phật tử đã trang nghiêm tổ chức lễ giỗ Tổ.
Chùa Trích Sài nằm bên bờ hồ Tây, thuộc địa bàn phường Bưởi (quận Tây Hồ), tên chữ là Thiên Niên tự, là một trong những ngôi chùa có lịch sử hình thành lâu đời của Thăng Long - Hà Nội.
Tại buổi lễ, chư Tôn đức Tăng đã ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp chư vị Tổ sư tiền bối chùa Trích Sài. Nhờ đó, chư Tôn đức Tăng và nhân dân Phật tử rõ biết công hạnh lớn lao của chư vị Tổ sư tiền bối.
Với tấm lòng thành kính trang nghiêm, chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử đã hướng về Đức Phật, về chư vị Tổ sư, dâng lời phát nguyện tinh tấn tu học theo công hạnh của ngài. Buổi lễ được thực hiện theo nghi lễ truyền thống: Niệm hương, bạch Phật, khai kinh, cúng ngọ, tiến Giác linh Tổ, tiến linh tùng tự ký tự công đức tiên linh, thí thực cô hồn, cầu nguyện cửu huyền thất tổ siêu thăng, cầu âm siêu, dương thái.
Chùa Trích Sài hay chùa Sài (tên chữ Thiên Niên tự) là một ngôi chùa làng có ít nhất từ đầu thế kỷ 18 và được công nhận là di tích quốc gia vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Chùa Trích Sài là một trong những công trình kiến trúc đẹp, gồm các hạng mục: Tam quan, sân vườn, nhà Mẫu, nhà Tổ, tang phòng, bếp và vườn tháp. Tam quan chùa có hai tầng mái, với lối kiến trúc kiểu cổng thành, gồm 3 cửa. Đề tài trang trí chủ yếu là các hoa văn hình rồng, lá cúc, vân triện hóa hổ phù... Chùa chính có kết cấu theo kiểu chữ Đinh, gồm tiền đường và thượng điện. Tiền đường được xây trên nền cao hơn 60cm so với sân vườn, 4 mái lợp ngói ta, bờ nóc thẳng, giữa đắp nổi 3 chữ: “Thiên Niên tự”. Thượng điện gồm 4 gian dọc nối với tiền đường theo kiểu giá chiêng chồng rường. Từ ngoài vào có xây các bệ gạch, hai bên là các bệ đặt tượng 10 vị Thập điện. Trên tam bảo là hệ thống tượng Phật Niết bàn, bộ tượng Cửu Long, Quan Âm tọa sơn, A Di Đà... Cuối cùng là gian nhà Tổ, nhà Mẫu nối dọc với thượng điện nhìn ra hồ Tây.
Trong chùa Thiên Niên hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như 34 pho tượng tròn có niên đại từ thế kỷ XVIII - XX; 7 bia đá, trong đó tấm cổ nhất có niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ năm (1709), và một tấm bia soạn khắc vào năm 1901...
Năm 1992, chùa Trích Sài được xếp hạng là Di tích nghệ thuật quốc gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm