Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/05/2020, 08:17 AM

Tri ân Ma Da Thánh Mẫu - Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

Mẫu thân của Đức Phật, Ma Da Thánh Mẫu, trong một kiếp quá khứ khi còn là một thiên nữ ở cung trời Đâu Suất, đã cầu nguyện tha thiết rằng nguyện bà sẽ được tái sinh nơi cõi Người và trở thành người mẹ sinh hạ ra một vị Phật.

8 nhân duyên đặc biệt hội tụ để Đức Phật đản sinh

Sức mạnh của lời khẩn nguyện tha thiết đã đưa bà sinh ra trong dòng tộc hoàng gia và lên ngôi hoàng hậu, vương hậu của đức vua Tịnh Phạn. Ngay sau khi Đức Phật chào đời, bà đã băng hà và tái sinh trở về cung trời Đâu Suất. Ma Da Thánh Mẫu là người mẹ vĩ đại nhất với lời nguyện cầu tha thiết trong tiền kiếp đã sinh ra thái tử Tất Đạt Đa. Bà là người phụ nữ cao quý nhất đã có công sinh ra một bậc vĩ nhân kiệt xuất của nhân loại, để chúng ta có được đạo Phật mà nương theo, có được Chính pháp mà tu tập, hướng đến sự giác ngộ và thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.

Sức mạnh của lời khẩn nguyện tha thiết đã đưa bà sinh ra trong dòng tộc hoàng gia và lên ngôi hoàng hậu, vương hậu của đức vua Tịnh Phạn.

Sức mạnh của lời khẩn nguyện tha thiết đã đưa bà sinh ra trong dòng tộc hoàng gia và lên ngôi hoàng hậu, vương hậu của đức vua Tịnh Phạn.

Chuyện kể rằng:

Phía nam duới chân núi Tuyết Sơn có rừng cây tươi tốt rậm rạp, nơi ấy ngày xưa gọi là nước Ca-tỳ-la-vệ, vị vua cai trị nước này rất khôi ngô tuấn tú, dũng cảm, tài trí, đức độ hơn người - đó là vua Tịnh Phạn. Trong dòng tộc Thích Ca, vua Tịnh Phạn là người đứng đầu gia tộc và cũng là người đứng đầu trị vì đất nước.

Ở phương bắc có dòng tộc Câu Lợi, vua nước này là Thiện Giác, có người em gái là Ma Da đã trưởng thành, rất đoan trang, hiền thục. Cô là người thùy mỵ, nết na, nhã nhặn, trầm tĩnh, tiếng đồn về cô vang rộng khắp thành ai ai cũng biết. Danh tiếng này đến tai vua Tịnh Phạn, Ngài liền cùng các đại thần sang phương bắc diện kiến vua Thiện Giác để xin cầu hôn công chúa Ma Da.

Từ hiện sinh đến đản sinh

Vua Tịnh Phạn kết hôn cùng công chúa Ma Da

Vua Tịnh Phạn kết hôn cùng công chúa Ma Da

Từ khi vua Tịnh Phạn kết hôn cùng công chúa Ma Da, trải qua hai mươi năm vẫn chưa có thái tử để nối ngôi thiên tử. Hoàng hậu Ma Da trong lòng luôn mang nỗi ưu tư, lo nghĩ sợ mai sau không người nối dõi, không người kế vị. Vì thế, hoàng hậu thường khuyên vua làm nhiều điều hiền thiện, tạo phúc cho muôn dân. Bản thân hoàng hậu cũng thường làm việc bố thí và cứu giúp những người nghèo khổ ở khắp nơi, khiến cho người dân trong nước ai ai cũng đều mến phục đức hạnh của bà.

Hoàng hậu Ma Da là bậc mẫu nghi của nước Ca- tỳ-la-vệ, dung mạo tuy không phải là tuyệt thế, nhưng tâm hồn bà trong sáng như hoa sen. Do trên gương mặt của bà lúc này mang nét u buồn là bởi hoàng hậu đã hơn bốn mươi tuổi rồi mà vẫn chưa có được thái tử.

Cho đến vào một đêm vắng lặng, lúc thiếp đi, trong một giấc mơ, bà thấy có con voi trắng sáu ngà từ không trung bay đến, chui vào hông bên phải của bà.

Cho đến vào một đêm vắng lặng, lúc thiếp đi, trong một giấc mơ, bà thấy có con voi trắng sáu ngà từ không trung bay đến, chui vào hông bên phải của bà.

Hạnh phúc thay đức Phật đản sinh

Thế rồi, cho đến vào một đêm vắng lặng, lúc thiếp đi, trong một giấc mơ, bà thấy có con voi trắng sáu ngà từ không trung bay đến, chui vào hông bên phải của bà. Hoàng hậu giật mình tỉnh giấc, kể lại giấc mộng. Các quan đại thần đều đoán rằng đây là điềm lành, chắc chắn hoàng tộc sắp có tin vui. Quả nhiên, từ đó hoàng hậu mang thai Thái tử. Vua Tịnh Phạn rất vui mừng cùng thần dân mơ tiệc ăn mừng.

Thái tử ra đời tại vương Lâm Tỳ Ni

Mang thai đã được mười tháng, nay đã đến ngày sinh, hoàng hậu Ma Da xin với vua cho phép bà về nhà mẹ đẻ để sinh con  theo phong tục thời bấy giờ. Không đành để Hoàng hậu đi một mình, đích thân vua dẫn đoàn tùy tùng đi hộ tống Hoàng hậu về nhà mẹ đẻ.

Hôm đó là ngày mồng tám, gió tháng tư hiu hiu thổi, khí trời ấm áp. Khi đoàn đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni, cảnh vật nơi đây tuyệt đẹp, mọi người ai cũng thấy dễ chịu. Hoàng hậu cho dừng kiệu đế vào vườn nghỉ ngơi một chút. Lúc này xuân hạ giao mùa, trong vườn Lâm Tỳ Ni thì hoa đang nở rộ, muôn chim đua hót. Hoàng hậu ngồi cạnh hồ nước chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên, rồi bà đứng dậy dạo quanh vườn hoa, đến cội vô ưu có cành lá sum suê nở rộ. Hoàng hậu đưa tay lên định ngắt lấy một nhành hoa, bỗng ngay lúc ấy Thái tử chào đời.

Sau khi sinh thái tử được bảy ngày thì hoàng hậu băng hà.

Sau khi sinh thái tử được bảy ngày thì hoàng hậu băng hà.

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

Bấy giờ ánh sáng tỏa chiếu khắp thế gian, nhạc trời trỗi khắp, từ đấy nhân loại có được bậc giác ngộ ra đời để dẫn dắt muôn loài. Hoàng hậu Ma Da - người mẹ vĩ đại đã cho đời một vị Phật tương lai. Thật đáng kính trọng, thật đáng tán thán!

Sau khi sinh thái tử được bảy ngày thì hoàng hậu băng hà. Sau khi thác, bà được sinh về cung trời Đâu Suất, sống đời an vui tịnh hạnh. Trên cung trời Đâu Suất, nhà cửa toàn bằng pha lê, vàng bạc của báu chất đầy như núi, vật dùng đều quý giá bằng vàng. Trong cảnh an nhàn như thế nhưng hoàng hậu vẫn mong ước được gặp Phật.

Đức Phật thuyết pháp trên cung trời đâu suất

Đức Phật thị hiện xuống cõi Ta bà này là đế giáo hóa chúng sinh, Ngài muốn chúng sinh cũng được giác ngộ, thoát khổ như Ngài. Cũng giống như bao nhiêu người con hiếu khác, Ngài nhớ đến công ơn sinh thành của từ mẫu nên đã rời khỏi Tăng đoàn một thời gian, lên cung trời Đâu Suất để thuyết pháp cho mẫu thân và đã thuyết kinh nói về hiếu hạnh, gọi là kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức.

Đức Phật thị hiện xuống cõi Ta bà này là đế giáo hóa chúng sinh, Ngài muốn chúng sinh cũng được giác ngộ, thoát khổ như Ngài.

Đức Phật thị hiện xuống cõi Ta bà này là đế giáo hóa chúng sinh, Ngài muốn chúng sinh cũng được giác ngộ, thoát khổ như Ngài.

Hoàng hậu Ma Da là người mẹ vĩ đại nhất với lời nguyện cầu tha thiết trong tiền kiếp đã sinh ra thái tử Tất Đạt Đa. Bà là người phụ nữ cao quý nhất đã có công sinh ra một bậc vĩ nhân kiệt xuất của nhân loại, để chúng ta có được đạo Phật mà nương theo, có được Chính pháp mà tu tập, hướng đến sự giác ngộ và thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.

> Xem thêm video Vong linh trong quan niệm Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Nhân vật Phật giáo 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Gương hiếu hạnh của Hòa thượng Cua, một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 19:20 22/01/2024

Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

Xem thêm