Hạnh phúc thay, Đức Phật Đản Sinh
Đối với người Phật tử, tháng tư là một tháng đặc biệt, ai ai cũng trông chờ, cũng mong muốn, cũng rạo rực chuẩn bị tâm thành cung đón. Tháng tư, ngày mà cách đây 2564 năm nhân loại đã vô cùng hạnh phúc đón sự ra đời của Thái tử Tất Đạt Đa-là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đức Phật đản sinh vào ngày nào?
Kinh Phật Bản Hạnh Tập kể rằng theo thông lệ xứ Ấn độ cổ đại, người phụ nữ mang thai phải về nhà cha mẹ; nên vào ngày 8 tháng 4, Hoàng hậu Ma-ya trên đường về quê ngoại để chờ ngày khai hoan ở nhụy. Lúc đó, trời trong sáng, nắng ấm chan hòa và muôn hoa đua nở. Hoàng hậu cùng các thị nữ vào nghỉ chân nơi vườn thượng uyển Lâm-tì-ni. Ngay khi Hoàng hậu vịn cành hoa vô ưu đang tỏa hương thơm ngạt ngào, Bồ tát Sĩ Đạt Đa thị hiện đản sanh ra đời. Ngài tươi sáng, nhẹ nhàng, thanh thoát đi bảy bước trên mặt đất ấmáp. Lạ thay! Dưới mỗi bước chân ngài đềucó những hoa sen đỡ gót chân hồng. Rồi ngài ngẩng nhìn bốn phương và cất tiếng sư tử hống vang khắp trời người: “Trên trời dưới đất chỉ có cái Ta chân thật là đáng quý.”
Trời quang mây tạnh thoang thoảng có mưa nước tám công đức. Đại địa sáu cách chấn động. Ngay khi ấy tự nhiên muôn loài không tham, sân, si. Những bịnh hoạn đói khát như được quên đi. Hôn mê sực tỉnh, điên dại trở về chân chánh. Ai nấy sáu căn cảm thấy thoải mái. Địa ngục tối tăm đau khổ như được nghỉ ngơi. Bàng sanh nhút nhát như thoát khỏi sợ hãi. Ngạ quỷ đói khát tự thấy no đủ mát vui. Tất cả như được hưởng sự an lạc, hạnh phúc từ ngài tỏa ra.
Sau đó, vua Tịnh Phạn mời Tiên A-Tư-Đà vào xem tướng Bồ Tát. Tiên thưa rằng: Bồ tát trưởng thành sẽ xuất gia học đạo, quyết định thành Phật, chuyển đại pháp luân, độ trời người vô số kể. Bởi vì Bồ tát có 80 tùy hình hảo và 32 đại hảo tướng. Những tướng như thế không phải của Chuyển Luân Thánh Vương mà là tướng của Phật. Tôi tự buồn và thương cho mình không được sống đến lúc đó để được nghe Phật thuyết pháp. Tiên A-Tư-Đà đã vật mình xuống đất và khóc nức nở.
Vua Tịnh Phạn nghe xong, liền phóng thích các tù nhân, phóng sinh các cầm thú, cúng dường các Bà-la-môn, tháp miếu, làm đủ phước thiện và bố thí người nghèo để ghi nhớ ngày 8 tháng 4, cõi ta bà có được phúc báo - bậc thánh nhân giáng thế.
Bồ tát đã ra đời vì mục đích trọng đại chỉ “cái Ta chân thật” tức chân tâm kiến tánh, bồ đề Niết bàn, diệu chân như tánh màtrong các kinh đại thừa như Pháp Hoa, Lăng Nghiêm đã đề cập. Nếu cõi đời không có đau khổ, tham dục, ganh ghét, chiến tranh, hận thù, tai biến tối tăm thì ngài đã không xuất hiện ra đời. Hạnh phúc thay, đức Phật đã giáng sinh thế giới này để mang đuốc bồ đề soi đường giác ngộ cho chúng ta trở về “cái Ta chân thật”.
Hạnh phúc thay, Tam tạng kinh điển của ngài vẫn còn đó dưới nhiều phương tiện truyền bá (the communicationby mass media) nhanh chóng, hiện đại và đầy hiệu quả. Hạnh phúc thay, chư tăng xuất thế giữ chí nguyện dòng Thích Tử cao thượng. Hạnh phúc thay, Phật tử bốn giới cùng nhau tu học, ngược dòng tự ngã trở về “cái Ta chân ngã”. Hạnh phúc thay, xuất gia tại gia một lòng kính thờ Tam Bảo, nguyện dâng cho đời nhiều đóa sen hồng thanh khiết.
Mừng mùng tám tháng tư Ngày Phật Đản, chúng con nguyện sẽ trân quý những điều hy hữu, thắng duyên mà chúng con đang hưởng và có được:
“Hạnh phúc thay, đức Phật giáng sinh!
Hạnh phúc thay, giáo pháp cao minh!
Hạnh phúc thay, chúng Tăng hòa hợp!
Hạnh phúc thay, tứ chúng đồng tu!”
Nam Mô Cam Giá Nguyên Lưu, Ứng Thân
Hiện Thoại, Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca.
Hương hoa không ngược gió,
Gỗ trầm và mộc hương,
Hoa lài cũng không thể
Chỉ có hương đức hạnh
Mới bay ngược chiều gió.
Bậc hiền nhân tỏa khắp
Vang danh bốn phương trời.
(Trích Pháp Cú số 54- Việt dịch Tỳ khưu Trí Siêu).
Đối với người Phật tử, tháng tư là một tháng đặc biệt, ai ai cũng trông chờ, cũng mong muốn, cũng rạo rực chuẩn bị tâm thành cung đón. Tháng tư, những ngày trọng đại nhất của Phật giáo, ngày mà cách đây 2564 năm nhân loại đã vô cùng hạnh phúc đón sự ra đời của Thái tử Tất Đạt Đa-là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Nhưng năm nay, năm 2020, có lẽ là một mùa Phật đản vô cùng đặc biệt, để lại dấu ấn trong chuỗi lịch sử Phật giáo, vì diễn ra trong biến cố đại dịch Covid-19. Một mùa Phật đản ít vui hơn một chút, nói chính xác là người con Phật nén cái niềm vui đó lại, để chung tay chia sẻ một nỗi buồn lớn hơn cùng với nhân loại. Người Phật tử đã luôn đứng vững trên đôi chân của mình bằng tinh thần giáo lý Phật đà, đã sống thiết tha với tâm đại bi, đã quy y thệ nguyện, vậy thì hà cớ gì hôm nay ta không trải lòng, sẻ chia một chút bi sự trong cộng đồng năm châu.
Người Phật tử chúng ta chờ đón ngày đấng Thích Ca từ phụ ra đời, là một ngày vui - một ngày hân hoan nhất và từ đó cho đến nay, Phật giáo được truyền thừa mãi tận. Là đường đi cho bao nhân sinh, Phật giáo ngày nay đã phủ rộng khắp nhiều nước trên thế giới, trên tinh thần đó, ngày Phật đản của Phật giáo đồ càng được nhân lên gấp bội phần, niềm hân hoan nối tiếp hân hoan. Bao niềm tin được người con Phật gởi gắm và duy trì đạo nghiệp hàng ngàn năm qua của chư Phật chư Tổ để lại, bao nhiêu tình cảm được gắn liền giữa tình thầy trò và bạn đạo.
Thế nhưng, thời cuộc đôi khi cũng phải thuận theo lẽ vô thường, chiến tranh - dịch bệnh là một trong những vấn đề không tránh khỏi của loài người, và nay chúng ta phải chịu chung hoàn cảnh của xã hội, của đất nước. Bao đau thương, hụt hẫng và loâu của đồng bào cả nước, cũng như sự tang thương chết chóc mà các nước trên thế giới đang gánh chịu.
Thì chúng ta, là người con Phật, giữ hạnh từ bi, có thể lấy niềm hân hoan ngày Phật đản này, đổi thay bằng tấm lòng của mỗi người, chuyển tải năng lượng tốt, để chung tay cầu nguyện cho quê hương đất nước, cho bao người dân khắp nơi trên thế giới sớm vượt qua khổ ải của dịch bệnh, của nghèo đói và tang tóc. Đó là hạnh nguyện cao đẹp nhất của chư Phật và Bồ tát đã thực hiện.
Chúng ta có thể tạm ngưng trang hoàng những xe hoa, thuyền hoa hay những thứ tương tự, để dành chút kinh phí nhỏ nhoi đó, góp thành túi gạo, bó rau nhằm cứu tế giúp đỡ những gia đình khó khăn hay những trẻ thơ cơ nhỡ. Chúng ta có thể ngưng hát một khúc ca mà để lời cầu nguyện cho cơn dịch bệnh được tiêu trừ, đánh thức, kêu gọi những con tim thức tỉnh để biết yêu thương loài người tha thiết hơn.
Hy vọng, tiếng kêu cứu đó vọng tới mười phương chư Phật, chư Bồ Tát để hầu mong được gia hộ cho biến cố đại nạn của loài người sớm sớm qua mau. Đó ắt cũng là dịp cho chúng ta, những người mang danh là con Phật, được có thêm cơ hội để gieo duyên lành, thực hiện các hạnh nguyện vô úy thí, xem như đây là cơ hội để góp phần chung tay với xã hội, để hầu mong nghiệp chướng báo chướng của con người cũng sẽ được bớt đi, thân tâm thanh tịnh hơn, nghiệp lực nhẹ nhàng hơn.
Nghĩ như thế, để chúng ta thấy biết yêu thương loài người nhiều hơn, và có nhiều động lực để hành thiện. “Phật pháp bất ly thế gian pháp” là như thế. Nên mùa Phật đản năm nay, chúng ta đơm hoa trái cúng Phật, treo cờ đèn, đốt nhang trầm... Và chắp tay cầu nguyện cho hạnh phúc của nhân loại được lấp đầy nhiều hơn, cho mưa Pháp được lan tỏa rộng khắp nơi trên hành tinh này, để loài người giảm bớt đau thương, để cho giáo lý Phật đà được thấm nhuần khắp thế gian có nhiều nghịch cảnh. Thế nhé, chúng ta cùng chung tay cầu nguyện!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm