Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 23/02/2020, 19:34 PM

Trí tuệ thiền của các vua Trần

Trí tuệ thiền của các vua Trần thật sâu sắc, đem tâm thức này để hiểu, quả là không thể hiểu hết. Chỗ thấy đó không khác các thiền sư Trung Hoa.

 > Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật

1. Đọc Khóa Hư Lục

Chúng ta thấy rõ, trí tuệ thiền của Vua Trần Thái Tông thật sâu sắc, đem tâm thức này để hiểu, quả là không thể hiểu hết. Chỗ thấy đó không khác các thiền sư Trung Hoa. Như Tổ Lâm Tế có đoạn nhân duyên nói về vô vị chân nhân:

“Sư thượng đường bảo:

– Trên cục thịt đỏ có vị chân nhân không ngôi thứ, thường ra vào ngay trên mặt các

ông, người chưa chứng cứ hãy xem! Xem!

Lúc đó có vị tăng bước ra hỏi:

– Thế nào là vị chân nhân không ngôi thứ?

Sư bước xuống giường thiền, nắm đứng vị ấy bảo:

– Nói! Nói!

Vị tăng ấy nghĩ ngợi. Sư gạt tay bảo:

– Vị chân nhân không ngôi thứ là cái gì? Que cứt khô!

Sư liền trở về phương trượng.”

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vua trần Thái Tông trong bài kệ tóm kết phần “Nói Rộng Về Sắc Thân” đã hiển bày:

Vô vị chân nhân thịt đỏ au,

Hồng hồng trắng trắng chớ lầm nhau.

Ai hay mây cuốn trời trong vắt,

Ven trời sương biếc núi một màu.

(Vô vị chân nhân xích nhục đoàn,

Hồng hồng bạch bạch mạc tương man.

Thùy tri vận quyện trường không tịch,

Thủy lộ thiên biên nhất dạng san).

Ngài đã thấy rõ ngay trong cục thịt đỏ au, tức sắc thân bốn đại này, có một con người chân thật không thuộc thứ lớp giai cấp. Song con người này mắt ai thấy được? Chớ vội nghe mà lầm nhận nó với tướng hồng hồng của máu me, tướng trắng trắng của da thịt thì vẫn bị hai tròng mắt này dòm thấy rồi. Như vậy nó vẫn thuộc tướng sanh diệt vô thường có gì đặc biệt? Cho nên “Ai hay mây cuốn trời trong vắt,” tức là có người nào sạch hết mây mờ vô minh vọng tưởng, còn lại một trời tâm trong vắt không vết mây, thì mới rõ “Ven trời sương biếc núi một màu,” tức trước mắt hiện bày một thể như như, tâm cảnh không hai, không còn chia cách đây kia: Toàn thể chân thật hiện tiền! Với cái thấy như vậy, mấy ai đã thấu được?

Đoạn khác, có vị tăng tên Đức Thành ở chùa Chân Giáo hỏi Vua:

– Bệ hạ có nhận riêng Thế Tôn đắc đạo chăng?

Vua đáp:

– Mưa xuân không cao thấp, cành hoa có ngắn dài.

Trí tuệ thiền của các vua Trần thật sâu sắc, đem tâm thức này để hiểu, quả là không thể hiểu hết. Chỗ thấy đó không khác các thiền sư Trung Hoa.

Trí tuệ thiền của các vua Trần thật sâu sắc, đem tâm thức này để hiểu, quả là không thể hiểu hết. Chỗ thấy đó không khác các thiền sư Trung Hoa.

Mưa xuân chỉ là mưa thôi, không có tâm cao thấp phân biệt, nhưng nơi cành hoa tiếp nhận thì có ngắn dài. Ngắn dài là tự ở cành hoa, không phải tự mưa có phân chia. Cũng vậy, chính Thế Tôn là Thế Tôn thôi, không nói đắc đạo chẳng đắc đạo; không nhận có hay không có, chỉ do tâm người phân biệt mà thành hoặc có hoặc không. Vậy thì làm sao nói cố định là thực có hay không để hiểu? Đó là dứt trừ cái thấy đối đãi phân biệt, bặt niệm “ có không” hai bên, ngoài con mắt tuệ làm sao thấy tột?

2. Đến Vua Trần Thánh Tông, đọc Lời dạy Chúng Nói Rộng

Vua nói: “Xưa nay nói: một câu rốt sau mới đến lao quan. Ba đời chư Phật bốn mắt nhìn nhau, sáu đời Tổ Sư có phần thối thân. Những người tham học hiện nay trọn nhằm trong câu tham lấy, lại hỏi các ông, trong câu làm sao tham? Nếu chẳng tham lấy thì luống phí thì giờ, một đời qua suông. Nếu cũng tham lấy, tức nuôi miệng méo lệch, sọ não nát vỡ..”

Bấy nhiêu thôi, mọi người thử đem tình thức của mình để xem hiểu thấu được chăng? Ba đời chư Phật bốn mắt nhìn nhau là nhìn cái gì? Chỗ đó làm sao hai tròng mắt đầy ghèn này dòm thấu được? Phật Phật bao đời chỉ là như thế, thấy được thấu chỗ đó thì gặp chư Phật ba đời ngay trong mắt mình. Sáu đời Tổ Sư chỉ phải lùi bước lại thôi. Lùi bước lại đâu? Lùi bước lại chính mình! Nhưng chính mình làm sao lùi bước? Tham cứu lấy cũng chết, mà không tham cứu lấy cũng chết, mọi người phải làm sao? Nếu còn mắc kẹt hai đầu thì bao giờ thấu qua được cửa Tổ? Trí tuệ này dễ so sánh được chăng?

Kế đến Vua Nhân Tông thuật lại: “Khi Thái Hậu qua đời, đức Thánh Tông làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, đức Thánh Tông thỉnh những vị danh đức các nơi về, theo thứ lớp mỗi vị thuật một vài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình, ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Đức Thánh Tông lấy quyển tập đưa cho Thượng Sĩ. Thượng Sĩ viết một mạch bài Tự Thuật:

Kiến giải trình kiến giải,

Tợ ấn mắt thành quái.

Ấn mắt thành quái rồi,

Rõ ràng thường tự tại.

Nghĩa là đem kiến giải để trình ra cho người thì có khác gì ấn mắt nhìn thấy hoa đốm lăng xăng, có gì là phải? Nếu cái ấn mắt thành hoa đốm lăng xăng đã qua rồi, mới rõ ràng thường tự tại sáng ngời, có gì phải nhọc trình khoe?

“Đức Thánh Tông đọc xong, liền phê tiếp:

 Rõ ràng thường tự tại,

Cũng ấn mắt thành quái.

Thấy quái chẳng thấy quái,

Quái ấy ắt tự hoại.”

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dù nói rõ ràng thường tự tại, cũng là ấn mắt thành quái lăng xăng thôi. Vì sao? Vì cũng là ngôn ngữ văn tự. Nếu người thật mắt sáng, thì thấy quái lăng xăng, mà chẳng lầm theo, chẳng bị quái làm mờ, liền đó quái ấy tự hoại, tự mất, không làm gì được. Đó mới là chỗ chân thật. Chỗ đó làm sao trình ra cho người hiểu? Nếu trình cho người hiểu được, tức cũng thành quái nữa rồi!

Đây cho thấy, trí tuệ thiền của Vua Thánh Tông quả là sâu sắc, ánh sáng thiền vẫn sáng ngời ngay cung cấm, có phải tìm ở đâu?

3. Qua Vua Trần Nhân Tông thì trí tuệ thiền thực là siêu tuyệt

Có vị tăng hỏi Ngài:

– Khi muôn dặm mây tan thì thế nào?

Ngài đáp:

– Mưa tầm tã.

Sao lạ vậy? Đem tình thức để hiểu, hiểu được chăng? Kìa, đã muôn dặm mây tan sao còn chẳng sáng tỏ mà đi hỏi, không phải là vẫn mưa tầm tã hay sao? Câu trả lời đánh thẳng vào ông tăng đang có mặt đó là tự mê. Thực là ý đã vượt ngoài lời!

Ông tăng lại hỏi tiếp:

– Khi muôn dặm mây phủ kín thì thế nào?

Ngài đáp:

– Trăng sáng ngời.

Dễ hiểu được chăng? Đây này, đã là muôn dặm mây phủ kín, thì còn ai đang hỏi đó? Một câu đáp đã xuyên thẳng vào thực thể hiện tiền mà ông tăng đang ngủ mớ. Bấy nhiêu đủ thấy trí tuệ thiền của Ngài vượt xa chúng ta rồi.

Ông tăng hỏi tiếp:

– Rốt ráo là thế nào?

Ngài đáp:

– Chớ động đến, động đến ăn ba mươi gậy.

Trí tuệ Ngài vượt qua ý niệm có không, chẳng dừng trong đối đãi. Nếu có không có con mắt thiền đâu dễ thấu được.

Trí tuệ Ngài vượt qua ý niệm có không, chẳng dừng trong đối đãi. Nếu có không có con mắt thiền đâu dễ thấu được.

Đã nói rõ ràng như thế rồi, còn hỏi rốt ráo thế nào nữa, tức muốn giải nghĩa sao? Nếu hiểu đến được là tự trái rồi, nên động đến là ăn gậy liền. Đó là trả lời cho người nguyên vẹn là người, không cho thêm bớt gì nữa trong đó!

Và Ngài có bài kệ:

Câu có câu không

Bìm khô cây ngã

Bao kẻ nạp tăng

Đụng đầu chạm não…

Cho thấy trí tuệ Ngài vượt qua ý niệm có không, chẳng dừng trong đối đãi. Nếu có không có con mắt thiền đâu dễ thấu được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm