Trở lại vấn đề có nên khôi hài trong khi thuyết pháp?
Mới đây, trên trang phatgiao.org.vn có đăng tải bài viết của cư sĩ Thiện Quả- Đào Văn Bình đề cập về vấn đề có nên khôi hài trong khi thuyết pháp khiến người viết cũng như nhiều người quan tâm. Dưới đây là bài trao đổi của cư sĩ Nguyễn Đức Sinh (Quảng Ninh) về vấn đề này.
Khôi hài nghĩa là gì?
Chưa có thời gian bằng cứ cụ thể là “khôi hài” thâm nhập - giao thoa vào việc thuyết pháp từ bao giờ, nhưng theo thiển nghĩ của người viết thì sự xâm nhập này là chưa lâu. Dưới đây người viết chỉ đề cập đến “phạm vi hài” trong thuyết pháp, nếu có quá sang sự hài hước… thì rất mong các danh hài cũng như diễn viên bộ môn này lượng thứ.
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: Hài là vui vẻ, hòa thuận. Nếu chỉ dừng lại ở hai từ trung tính này thì không có gì phải bàn khi đưa yếu tố “hài” vào nói pháp, giảng đạo hay thuyết pháp. Chữ hài theo tư duy của số đông là vui cười, giải trí, quá xá, vượt độ. Vậy ở thể loại này dụng ý lấy tà (tán dóc) để chỉ chánh. Với sự qua lại của ngữ nghĩa, lời nói (phải trái) và cách diễn đạt mục đích là để gây cười, rồi điểm xuyết một vấn đề xã hội (tích cực hay tiêu cực nào đó). Với nội hàm của chữ “hài” thiết nghĩ chẳng cần nói nhiều, chắc chúng ta ai cũng ngầm hiểu là khôi hài, vui vẻ, đùa cợt, giải trí (không đưa đến hệ lụy thưởng phạt- vô tư trung tính).
Vậy có nên khôi hài trong khi thuyết pháp không? Đây là câu hỏi mở mà cư sĩ Đào Văn Bình đưa ra vừa có tính thăm dò và vừa có ý uốn nắn “sợ” lệch chuẩn. Với câu hỏi này, người viết bài xin có ý kiến ngay- không nên sử dụng yếu tố “khôi hài” trong khi thuyết pháp.
Tại sao vậy?
Theo nghĩa Hán Nôm: (hài khôi là trò vè), mà đã là trò vè thì đối nghĩa với chân chánh, chân thật. Vậy đưa khôi hài trong khi thuyết pháp (giáo lý của đạo Phật) dĩ nhiên là không ổn (vấn đề này xin nói tới phần sau).
Còn bây giờ xin được dẫn ngay ý kiến của cư sĩ Thiện Quả - Đào văn Bình: “Giáo hóa chúng sinh từ phàm phu biến thành hiền thánh. Từ con người hung dữ biến thành thiện lương. Từ đưa con ngỗ nghịch biến thành hiền thảo; từ người vợ hung dữ trở thành hiền thục, từ người chồng hư thân, mất nết chở thành chồng tốt. Đạo Phật còn có khả năng chuyển hóa một xã hội tăm tối, đầy hận thù thành xã hội biết yêu thương nhau. Xa hơn đạo Phật có thể đem lại hòa bình cho thế giới này. Giảng pháp, thuyết pháp hay giảng đạo có mục tiêu cao cả như thế cho nên không thể coi thường mà phải hết sức thận trọng”
“Quan trọng hơn hết tức là ngộ nhập tri kiến chúng sinh, tức giúp chúng sinh nhìn thấy, hiểu thế nào là Phật và giáo lý của Phật cho chúng sinh thấy tất cả những gì tốt đẹp thánh thiện nhất đều có trong con người của chúng sinh- đó là Phật tánh”
Qua giáo lý và lời Phật dạy, chúng ta thấy bản chất của con người từ vô thủy là vô minh phiền não, bước vào kiếp người đem theo bao kiếp trược nhiễm ô. Phật giáo lấy pháp môn Thiền để “rửa” ô nhiễm, dính mắc, nhằm thanh lọc trần cấu lần lần giúp chúng sinh nhận ra diện mục bản lai của mình… nghiêm trang suy niệm về Phật pháp mà còn chả thấy đường, thấy đạo; nao xao vui vẻ (trò vè) bên ngoài thì sao thấy đươc đạo đây?
Sự thật, càng học Phật pháp ta càng thấy giản dị (giản dị ở đây là sự đầy đủ thanh sạch khác thiếu thốn). Tổ thầy (cả cuộc đời dày vò) mới có được sự giản dị nên dạy: “thực ra tu hành rốt cuộc không phải là trở thành vị Thần nào cả… mà luôn phát hiện ra cái xấu, sự bất thiện trong tâm mình. Nhìn vào nó, quan sát nó… và phải nói cho thật chữ tu đó là chữa bệnh, chúng ta chỉ là những con bệnh: tham, sân, si, ích kỷ, ngã mạn, tà kiến. Vậy khi nghe giảng sư nói về tham, về sân, về si (qua phân tích kiến giải giáo lý) để thấy và nỗ lực sửa! Ngược lại nếu nói (tham thì ai chả tham) thêm yếu tố “hài” cười, thì đây có phải là câu cổ ngữ thường nói nước đổ lá khoai sao?
Nhân đây, xin được mạo muội dẫn lời Tổ Minh Đăng Quang nói về lễ nghi và sự học đạo đối với học trò để chúng ta suy ngẫm:
Trò hỏi: Lễ bái do đâu mà có?
Thầy: Ác trược.
Trò: Ác trược mà thành lễ?
Thầy: Đúng vậy, vì ác trược, mà phải biết tiết chế phóng dật, ngăn xằng bậy!
Trò: Kẻ ác trược cũng lễ sao?
Thầy: Ban đầu không có lễ,
Tạo nghiệp ác trùng trùng,
Qua khổ nạn hồi suy,
Phản dội giác ngộ,
Lần lần biết lễ,
Có lễ giáo con người mới có thứ tự, có lòng nhân.
Thoạt kỳ thủy là lễ người sống,
Sau mới lễ người chết.
Lễ cầu là xin người đừng làm ác.
Không lễ giáo là đám rừng loạn…
Tu có nghĩa là học, hay nói ngắn là sửa lại cho đúng. Thuyết pháp là nói lại lời Phật, Bồ tát được ghi trong sách, kinh điển (đúng tam pháp ấn- lời vàng sâu mầu). Võ đoán nói “xạo” về lời sâu mầu huyền nhiệm sao được! Giảng sư tế hạnh, đương nhiên rồi. Ngồi nghe pháp (phật tử) phải đoan chánh ngay ngắn.
“Lặng im để lòng nghe” (Diệu âm là pháp âm); âm dương phải bình hòa; khôi hài là phóng đãng, phóng dật (động) thuộc dương khí tán loạn khó tập trung. (Phật bảo khí trược của chúng sinh (mồ hôi) bốc cao tới 10 do tuần thì ai dám lại gần).
Người viết rất thống nhất và tán đồng với tác giả Đào văn Bình khi đưa ra nhận định: “Đức Phật luôn luôn ở trong chánh định cho nên thái độ, cử chỉ của Phật rất ôn tĩnh. Do đó giảng sư cũng phải vậy. Tâm ý phải ổn định, không nên bị kích động…
Đặt mình dưới góc nhìn của người nghe pháp dưới đạo tràng, người viết thấy rất cần Giảng sư phải tránh những lời thừa thãi làm tan loãng nội dung và làm Phật tử mất tập trung. Giảng sư phải cẩn thận từng chữ, từng lời, từng ý không được buông lung, phóng túng; “Trong khi thuyết pháp, đầu óc tư duy của giảng sư phải làm việc còn hơn cả cái máy”.
Phật nói ra là kinh. Lời Phật không thừa, không thiếu. Chính vì thế mà giảng sư phải tránh những từ ngữ phụ họa xa thực tế với thời cảnh ra đời của câu trong kinh. Điều đó đã khiến ta lo sợ rồi, nói chi lại khôi hài (trò vè).
Thuyết pháp là một hình thức của hoằng dương chánh pháp, dạy người ta học và tạo ảnh hưởng rất lớn đến tín đồ. Người viết nhắc lại lời bài viết của cư sĩ Bình có đoạn đại thể: Để trở thành một giảng sư lớn không phải dễ. Phải có căn cơ, phải có lời hoằng thệ nguyện. Từng phút, từng giờ phải giữ gìn chánh niệm, thấu rõ lời Phật dạy và truyền đạt tới đại chúng bằng tấm lòng thành kính và tâm ý không nên coi mình là trên hết, khiến cho việc thuyết pháp sai chạy nội dung lời Phật dạy.
Khả dĩ có thể khôi hài
Giảng sư thuyết pháp có thể vận dụng nhiếu cách diễn đạt để thể hiện khác nhau nhằm đem đến mục đích truyền pháp hữu ích đến công chúng. Có người lấy thái độ trang nghiêm, mực thước khi giảng kinh, dụ pháp để giúp người nghe cảm thụ được giáo lý Phật Đà. Có vị căn cứ theo ngôn ngữ kinh điển chuẩn (văn bản) sau đó giảng giải theo từng trường đoạn. Cũng có giảng sư thâm nhập kinh điển sâu sắc, rồi diệu hóa lời Phật, Bồ tát dạy để thổi vào đó sức mạnh tâm linh của giáo lý sâu mầu. Và cũng không ít giảng sư dùng phương pháp diễn đạt dung dị nhưng toát lên được nghĩa lý của kinh với mục đích là dễ hiểu, dễ thấy để người nghe nắm bắt được pháp. Nhìn chung mỗi giảng sư đều đưa ra cho mình một “thủ pháp” thuyết giảng.
Trở lại vấn đề có nên khôi hài trong khi thuyết pháp?
Ở đây theo người viết, không thể vận dụng được câu “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”. Bởi hài, xin nhắc lại là (trò vè) loại thể này sức mạnh của nó là thao tác “cù-diễn” người nghe theo kịch bản chủ đích hướng dẫn dư luận xấu tốt mang tính xã hội cộng đồng. Thuyết pháp khác diễn, bởi không thể điều chỉnh duy thức học của kinh điển để thỏa mãn tâm lý thế trí. Theo người viết là bám chặt nội dung kinh điển có thể khả dĩ khôi hài (chút chút) để điểm đạo. Nếu điểm dúng sẽ cho hiệu quả nhớ lâu. Ngược lại, non tay tầm phào, tan loãng vô ích.
Tóm lại, giảng sư thuyết pháp phải là người có năng lực dồi dào về kinh điển (tức chuyên môn Pháp) cùng một số năng lực cần thiết khác. Làm chủ được bố cục bài thuyết của mình ví như ta “nạp” phần mềm trong máy tính. Lời dụ phải dựa trên nội dung “đường linh” của kinh điển để dẫn dắt truyền đạt pháp tới người nghe. Bởi giáo lý đạo Phật chúng ta thấy dẫu đi từ thô đến tế vi, nhưng hầu như nôi dung hàm chứa duy thức học. (tư duy luận lý, tư duy hình tượng, tư duy xả bỏ, vô ngã, vô ký)
Với tâm khải thị Phật pháp như bao người dưới đạo tràng, người viết mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét chủ quan có thể là chưa đúng với bản chất của vấn đề, bởi vai trò của giảng sư thuyết pháp đòi hỏi là rất lớn. Nhưng vì nhiệm vụ hoằng dương Phật pháp vốn từ ngàn xưa là mô phạm, nên lòng thành sẻ chia những mong muốn của mình hướng tới mọi sự tốt đẹp hơn.
Vai trò giảng sư thật tôn kính, bởi chúng ta đang sống ở thời kỳ Phật giáo phát triển hội nhập toàn cầu. Sự lan tỏa của giáo lý đạo Phật sẽ giúp cho nhiều người giác ngộ vượt thoát được hoàn cảnh khổ đau (đó là bản hoài của Phật); ngược lại trong hội nhập nếu chúng ta không cẩn trọng thì chánh pháp cũng dễ bị tổn thương, điều này hẳn nhiều người đã rõ trong thời gian gần đây.
Theo dấu chân Phật trước hết người phật tử chúng ta phải hiểu: Đạo Phật minh triết vi diệu luôn hướng con người vượt thoát khỏi sự tầm thường của đời sống, nên con người thường khó nhận, khó tin, (bởi không phải ai cũng có (tuệ tri) để nhận được giáo lý bất khả luân của Phật pháp). Đứng trước sự ô trược. Lòng từ không thể thay thế trí tuệ. Nhiều khi đau đời nhưng đã cứu được đời đâu, bằng mọi cách nếu là người Phật tử, chúng ta phải giữ cho được Ngôi nhà chánh pháp của Như Lai. Đó là đền ơn thâm ân tới Tổ thầy đã vì pháp vong thân để chúng ta có được ngày hôm nay.
Kính chúc các giảng sư tinh tấn – Nhân Vesak Đản sinh đức Từ Phụ toàn cầu.
------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
-Bài viết: Có nên khôi hài trong khi thuyết pháp không? Cư sĩ Thiện Quả-Đào Văn Bình Caniponha –phatgiao.org.vn (19/4/2019)
-Chân lý – Tổ Minh Đăng Quang (Nxb –TpHCM 1987)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm